30 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 có lời giải (Đề 18)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Công thức của triolein là

A. (C17H31COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 2:
Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. KOH.
B. NaOH.
C. HCl.
D. NaCl.
Câu 3:
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được C2H5OH?
A. CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOC3H7.
D. HCOOC2H3.
Câu 4:
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là
A. 18,0.
B. 9,0.
C. 8,10.
D. 14,4.
Câu 5:
Số nhóm cacboxyl và số nhóm amino có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 2 và 2.
B. 1 và 2.
C. 1 và 1.
D. 2 và 1.
Câu 6:
Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là
A. 12.
B. 6.
C. 22.
D. 11.
Câu 7:
Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 loãng, thu được khí X không màu, hóa nâu trong không khí. Khí X là
A. NO2.
B. NO.
C. N2O.
D. N2.
Câu 8:
Metylamin có công thức là
A. C2H5NH2.
B. CH3NH2.
C. (C2H5)2NH.
D. (CH3)2NH.
Câu 9:
Cho kim loại Zn dư vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khối lượng Ag là
A. 1,30 gam.
B. 1,08 gam.
C. 0,65 gam.
D. 2,16 gam.
Câu 10:
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Na.
Câu 11:
Đun nóng hỗn hợp gồm 2,3 gam C2H5OH với 4,8 gam CH3COOH có H2SO4 đặc làm chất xúc tác, thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là
A. 5,63.
B. 3,52.
C. 4,40.
D. 7,04.
Câu 12:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol metyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,2.
B. 3,2.
C. 6,7.
D. 4,6.
Câu 13:
Cho 1 ml dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch AlCl3, thấy xuất hiện

A. kết tủa màu trắng.

B. kết tủa màu đen.

C. kết tủa màu vàng.
D. bọt khí thoát ra.
Câu 14:

Chất nào sau đây thuộc loại axit cacboxylic?

A. CH3COOH.
B. CH3NH2.
C. CH3CHO.
D. C2H5OH.
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở nhiệt độ thường, các amin đều là chất khí.

B. Amino axit có tính chất lưỡng tính.

C. Dung dịch glyxin làm quỳ tím hóa xanh.

D. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa vàng.
Câu 16:
Chất nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?
A. Poli butadien.
B. Xenlulozơ. 
C. Cao su thiên nhiên.
D. Tơ tằm.
Câu 17:
Este CH3COOC2H5 có tên gọi là
A. etyl axetat.
B. metyl fomat.
C. metyl axetat.
D. etyl fomat.
Câu 18:
Nhiệt phân muối nào sau đây thu được kim loại?
A. Fe(NO3)2.
B. Cu(NO3)2.
C. KNO3.
D. AgNO3.
Câu 19:
Cho m gam anilin (C6H5NH2) tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 12,95 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 8,90 gam.

B. 9,18 gam.
C. 9,30 gam.
D. 11,16 gam.
Câu 20:

Thủy phân chất X thu được glucozơ và fructozơ. Trong công nghiệp, chất X là nguyên liệu dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích. Chất X là

A. glucozơ.
B. xenlulozơ.
C. tinh bột.
D. saccarozơ.
Câu 21:

Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

A. Cho lá nhôm vào dung dịch NaOH.

B. Cho lá đồng vào dung dịch gồm Fe2(SO4)3 và H2SO4.

C. Cho lá nhôm vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4.

D. Đốt dây sắt trong khí clo.
Câu 22:
Polietien được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2=CHCl.
B. CH3-CH3.
C. CH≡CH.
D. CH2=CH2.
Câu 23:
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Tinh bột.
D. Fructozơ.
Câu 24:
Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có HCOONa. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 25:

Trong các ion sau, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Cu2+.
B. Fe2+.
C. Mg2+.
D. Zn2+.
Câu 26:
Trong phân tử chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn?
A. Benzen.
B. Etilen.
C. Axetilen.
D. Etan.
Câu 27:
Số liên kết peptit trong tetrapeptit mạch hở là

A. 2.

B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 28:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. Hg.

B. W.
C. Na.
D. Cr.
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại W được dùng làm dây tóc bóng đèn sợi đốt là do W có độ cứng lớn nhất.

B. Trong các phản ứng hóa học, kim loại chỉ thể hiện tính khử.

C. Các nguyên tử có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là nguyên tố kim loại.

D. Cho kim loại Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3, thu được muối Fe(NO3)2.
Câu 30:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô 4-5 gam hỗn hợp bột mịn được trộn đều gồm CH3COONa, NaOH, CaO.

Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm tại vị trí hỗn hợp bột phản ứng bằng đèn cồn.

Cho các phát biểu sau:

(a) Thí nghiệm trên là thí nghiệm điều chế etan.

(b) Nếu thay CH3COONa bằng HCOONa thì sản phẩm phản ứng vẫn thu được hyđrocacbon.

(c) Dẫn khí thoát ra vào dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4 thì các dung dịch này bị mất màu.

(d) Nên lắp ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng sao cho miệng ống nghiệm hơi dốc xuống.

(e) Muốn thu khí thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn 27,28 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic cân vừa đủ 1,62 mol O2, thu được H2O, N2 và 1,24 mol CO2. Mặt khác, nếu cho 27,28 gam X vào 200 ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn cẩn thận dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 32,56.
B. 48,70.
C. 43,28.
D. 38,96.
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm CuO và MO (M là kim loại có hóa trị không đổi) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho khí CO dư đi qua 2,4 gam X nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong 100 ml dung dịch HNO3 1M, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chỉ chứa muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của CuO trong X là
A. 54,17%.
B. 60,00%.
C. 50,00%.
D. 41,67%.
Câu 33:

Cho E, Y, Z là các chất hữu cơ thỏa mãn các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

E + 2NaOH → X + 2Y

X + 2HCI → Z + 2NaCl

Biết E có công thức phân tử là C4H6O4 và chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho các phát biểu:

(a) Dung dịch chất Z tác dụng được với Cu(OH)2.

(b) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.

(c) Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 170°C, thu được anken.

(d) Nhiệt độ sôi của HCOOH cao hơn nhiệt độ sôi của Y.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 34:
Chất X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử C7H6O2, tác dụng được với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 35:
Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,29 mol O2, thu được CO2 và 1,56 mol H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol KOH và 0,04 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic. Giá trị của a là

A. 29,06.

B. 28,75. 
C. 27,76.
D. 27,22.
Câu 36:
Một loại supephotphat kép được sản xuất từ H2SO4 đặc và nguyên liệu là quặng photphorit (chứa 50% Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất không chứa photpho). Để sản xuất được 159,75 tấn phân lân supephotphat kép có độ dinh dưỡng 40% thì cần dùng ít nhất m tấn quặng photphorit trên. Biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của m là
A. 211,63
B. 279,00
C. 348,75
D. 139,50
Câu 37:
Hỗn hợp A gồm một amin X (no, hai chức, mạch hở) và hai hiđrocacbon mạch hở Y, Z (đồng đăng kế tiếp, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp A cần vừa đủ 1,825 mol O2, thu được CO2, H2O và 2,24 lít N2 (ở đktc). Mặt khác, 19,3 gam A phản ứng cộng được tối đa với 0,1 mol brom trong dung dịch. Biết trong A có hai chất cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của Y trong A là

A. 21,76%.

B. 18,13%.
C. 17,62%.
D. 21,24%.
Câu 38:

Cho các phát biểu sau:

(a) Poli(metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt.

(b) Dầu mỡ động thực vật sau khi rán, có thể được tái chế thành nhiên liệu.

(c) Saccarozơ có phản ứng tráng bạc nên được dùng làm nguyên liệu trong kĩ thuật tráng gương.

(d) Để rửa sạch anilin bám trong ống nghiệm ta dùng dung dịch HCl loãng.

(e) 1 mol peptit Glu-Ala-Gly phản ứng được tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 39:
Đốt cháy 8,84 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X, Y (đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol; MX < MY) cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 8,84 gam E tác dụng với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Z. Cô cạn Z thu được các ancol cùng dãy đông đẳng và hỗn hợp chất rắn T. Đốt cháy T, thu được sản phẩm gồm CO2; 0,27 gam H2O và 0,075 mol Na2CO3. Biết các chất trong T đều có phân tử khối nhỏ hơn 180 và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Y trong 8,84 gam E là
A. 7,10.
B. 1,74.
C. 1,46.
D. 8,70.
Câu 40:

Hỗn hợp E gồm một ancol no, đơn chức, mạch hở X và hai hiđrocacbon Y, Z (đều là chất lỏng ở điều kiện thường, cùng dãy đồng đẳng, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn E cần vừa đủ 1,425 mol O2, thu được H2O và 0,9 mol CO2. Công thức phân tử của Y là

A. C6H14.
B. C5H10.
C. C5H12.
D. C6H12.