300 Bài tập Hạt nhân nguyên tử cơ bản, nâng cao cực hay có lời giải (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hạt nhân Th90232 sau nhiều lần phóng xạ αβ cùng loại biến đổi thành hạt nhân Pb82208. Xác định số lần phóng xạ αβ?

A. 6 lần phóng xạ α và 4 lần phóng xạ β

B. 5 lần phóng xạ α và 6 lần phóng x

C. 3 lần phóng xạ α và 5 lần phóng xạ β

D. 2 lần phóng xạ α và 8 lần phóng xạ β

Câu 2:

Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nhôm Al đứng yên thu được hạt X và hạt notron. Cho khối lượng nghỉ của các hạt lần lượt là. mα = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mX = 29,97005u, mn = 1,00867u. Năng lượng của phản ứng này tỏa ra hoặc thu vào là.

A. thu vào 2,673405.10-19J

B. tỏa ra 2,673405 MeV.

 C. tỏa ra 4,277.10-13 MeV

D. thu vào 4,287448.10-13 J

Câu 3:

Urani U92238 là một chất phóng xạ có chu kì bán rã 4,5.109 năm. Khi phóng xạ α sẽ biến thành Thori Th90234. Ban đầu có 23,8g U92238. Hỏi sau 9.109 năm có bao nhiêu gam T90234h được tạo thành. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng.

A. 12,07 g

B. 15,75 g

C. 10,27 g

D. 6,854 g

Câu 4:

Các tia không bị lệch trong điện trường là.

A. Tia α và tia β

B. Tia γ và tia β

C. Tia γ và tia X

D. Tia α, tia γ và tia β

Câu 5:

Có thể tăng hằng số phóng xạ λ của một mẫu đồng vị phóng xạ bằng cách.

A. Đốt nóng mẫu phóng xạ đó.

B. Đặt mẫu phóng xạ đó vào từ trường mạnh.

C. Hiện nay chưa có cách nào thay đổi hằng số phóng xạ.

D. Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp vào mẫu phóng xạ đó

Câu 6:

Hạt nhân XZ1A1 bền hơn hạt nhân YZ2A2. Gọi m1, m2 lần lượt là độ hụt khối của X và Y. Biểu thức nào sau đây ĐÚNG?

Câu 7:

Sự phân hạch và hiện tượng phóng xạ giống nhau ở những điểm nào sau đây?

(1). tổng khối lượng các hạt sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt ban đầu.

(2). biến đổi hạt nhân.

(3). bảo toàn nguyên tử.

A. (1) và (3).

B. (1) và (2).

C. (1), (2) và (3).

D. (2) và (3)

Câu 8:

Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân L37i đứng yên gây ra phản ứng. p+ Li372α. Biết phản ứng tỏa năng lượng và hai hạt α có cùng động năng. Lấy gần đúng khối lượng các hạt theo số khối của chúng. Góc φ  tạo bởi hướng của các hạt α có thể là.

A. 90°

B. 60°

C. 150°

D. 120°

Câu 9:

Hạt nhân nào sau đây bền vững nhất so với các hạt còn lại?

A. Cs55137

B. He24

C. U92235

D. Fe2356

Câu 10:

Cho khối lượng các hạt proton, notron và hạt nhân He24 lần lượt là 1,0073u; 1,0087u; 4,0015u. Biết 1u = 931,5MeV/c2. Năng luợng liên kết riêng của hạt nhân He24 xấp xỉ bằng.

A. 4,1175 MeV/nuclon

B. 8,9475 MeV/nuclon

C. 5,48 MeV/nuclon

D. 7,1025 MeV/nuclon

Câu 11:

Một mẫu chất phóng xạ nguyên chất sau thời gian t có số hạt nhân đã phân rã gấp 15 lần số hạt nhân chưa bị phân rã. Khoảng thời gian từ lúc số hạt nhân còn lại trong mẫu chất này giảm 2 lần đến lúc giảm 4 lần là.

A. t/2

B. t/8

C. t/4

D. 3t/4

Câu 12:

Hạt nhân Po84210 phóng xạ α và biến thành hạt nhân Pb82206 bền. Giả sử mẫu chất ban đầu chỉ có Po nguyên chất. Ở thời điểm t1, tỉ số khối lượng Pb và Po là 7/1. Ở thời điểm t2 sau t1 khoảng 414 ngày, tỉ số giữa Pb và Po là 63/1. Chu kì bán rã của Po là.

A. 69 ngày.

B. 138 ngày.

C. 207 ngày.

D. 276 ngày.

Câu 13:

Gọi khối lượng nghỉ của các hạt proton, notron, hạt nhân He23 lần lượt là mp, mn, mHe. Mối quan hệ giữa các khối lượng trên là.

Câu 14:

Số notron có trong 2 gam Co2760

A. 5,254.1023 hạt

B. 4,327.1023 hạt

C. 7,236.1023 hạt

D. 6,622.1023 hạt

Câu 15:

Xét phản ứng L36i+nT13+α. Biết khối lượng các hạt α, notron, triti và liti là. mα = 4,0015 u, mn = 1,0087 u ; mT = 3,0160 u ; mLi = 6,0140 u. Lấy 1uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng mà phản ứng tỏa ra bằng

A. 4,2362 MeV

B. 5,6512 MeV

C. 4,8438 MeV

D. 3,5645 MeV

Câu 16:

Hạt nhân X phóng xạ sinh ra hạt nhân con Y. Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Tại thời điểm t, tỉ lệ giữa số hạt nhân X và số hạt nhân Y trong mẫu là 3:4. Tại thời điểm sau đó 16 giờ thì tỉ lệ đó là 3:25. Chu kì bán rã của hạt nhân X bằng

A. 12 giờ

B. 6 giờ

C. 9 giờ

D. 8 giờ

Câu 17:

Hạt nhân XZ1A1 phóng xạ trở thành hạt nhân con YZ2A2. Tại thời điểm t, khối lượng chất X còn lại nhỏ hơn Δm so với khối lượng ban đầu m0 (lúc t = 0). Khối lượng chất Y thu được tại thời điểm 2t là

Câu 18:

Có thể tăng tốc độ quá trình phóng xạ của đồng vị phóng xạ bằng cách

A. Đốt nóng nguồn phóng xạ đó.

B. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong từ trường mạnh.

C. Hiện nay chưa có cách nào để thay đổi hằng số phóng xạ.

D. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong điện trường mạnh.

Câu 19:

Chất phóng xạ I53131 có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm. Ban đầu có 1,00 g chất này thì sau 1 ngày đêm chất phóng xạ này còn lại

A. 0,69 g.

B. 0,78 g.

C. 0,92 g.

D. 0,87 g.

Câu 20:

Hạt nhân đơteri D12 có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân D12 

A. 1,86 MeV.

B. 0,67 MeV.

C. 2,02 MeV.

D. 2,23 MeV.

Câu 21:

Cho phản ứng p + Li37X+α. Sau thời gian 2 chu kì bán rã, thể tích khí Hêli thu được ở điều kiện chuẩn là 100,8 lít. Khối lượng ban đầu của Liti là.

A. 42 g

B. 21 g

C. 108 g

D. 20,25 g

Câu 22:

Cho prôtôn có động năng KP = 2,25 MeV bắn phá hạt nhân Liti Li37 đứng yên. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau, có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn góc φ như nhau. Cho biết mp = 1,0073u; mLi = 7,0142u; mX = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c2. Coi phản ứng không kèm theo phóng xạ gamma giá trị của góc φ

A. 82,7°.

B. 39,45°.

C. 41,35°.

D. 78,9°

Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ

A. Hiện tượng phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân (phản ứng hạt nhân tự phát).

B. Hiện tượng phóng xạ phụ thuộc vào tác động bên ngoài.

C. Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ.

D. Hiện tượng phóng xạ do các nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra

Câu 24:

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân

A. có thể dương hoặc âm.

B. như nhau với mọi hạt nhân.

C. càng lớn thì hạt nhân càng bền vững.

D. càng nhỏ thì hạt nhân càng bền vững.

Câu 25:

Trong phản ứng sau đây n + U92235Mo4295+La57139+2X+7β-. Hạt X là

A. electron.

B. nơtron.

C. proton.

D. heli.

Câu 26:

Hai hạt nhân T13He23 có cùng

A. số notron.

B. điện tích.

C. số proton.

D. số nuclon.

Câu 27:

Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào

A. khối lượng hạt nhân.

B. độ hụt khối.

C. năng lượng liên kết.

D. tỉ số giữa độ hụt khối và số khối

Câu 28:

Bắn hạt nhân a có động năng 18 MeV vào hạt nhân N714 đứng yên ta có phản ứng He24 + N714p+X817. Biết các hạt nhân sinh ra cùng vectơ vận tốc. Cho mα= 4,0015u; mp = 1,0072u; mN = 13,9992u; mO = 16,9947u; cho 1u = 931,5MeV/c2. Động năng của hạt proton sinh ra có giá trị là bao nhiêu?

A. 0,9394 MeV.

B. 12,486 MeV.

C. 15,938 MeV.

D. Đáp số khác.

Câu 29:

Dưới tác dụng của bức xạ gamma (y), hạt nhân của cacbon C612 tách thành các hạt nhân hạt He24 . Tần số của tia γ4.1021Hz. Các hạt Heli sinh ra có cùng động năng. Tính động năng của mỗi hạt Heli. Cho mc = 12u; mHe = 4,0015u; u = 1,66.10-27kg; c = 3.108m/s; h = 6,625.10-34J.s.

A. 4,56.10-13J

B. 7,56.10-13J

C. 5,56.10-13J

D. 6,56.10-13J

Câu 30:

Cho khối lượng của proton, notron và hạt nhân He24 lần lượt là: l,0073u; l,0087u và 4,0015u. Biết 1uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân He24 là

A. 28,41 MeV

B. 18,3 eV

C. 30,21 MeV

D. 14,21 MeV

Câu 31:

Trong hạt nhân nguyên tử Po84210 có

A. 126 proton và 84 notron.

B. 210 proton và 84 notron.

C. 84 proton và 210 notron.

D. 84 proton và 126 notron

Câu 32:

Các hạt nhân nặng (urani, plutôni...) và các hạt nhân nhẹ (hidro, Heli,...) có cùng tính chất nào sau đây

A. tham gia phản ứng nhiệt hạch.

B. có năng lượng liên kết lớn.

C. gây phản ứng dây chuyền.

D. dễ tham gia phản ứng hạt nhân.

Câu 33:

Dùng hạt proton có động năng Kp = 5,58 MeV bắn vào hạt nhân N1123a đứng yên, ta thu được hạt α và hạt X có động năng tương ứng là Kα = 6,6 MeV; KX = 6,64 MeV. Coi rằng phản ứng không kèm theo bức xạ gamma, lấy khối lượng hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó. Góc giữa vectơ vận tốc của hạt α và hạt X là:

A. 1700

B. 70o

C. 30o

D. 150o

Câu 34:

Một mẫu chất phóng xạ có chu kì bán rã T. Ở các thời điểm t1t2 (với t1<t2) kể từ thời điểm ban đầu thì độ phóng xạ của mẫu chất tương ứng là H1H2. Số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 bằng:

Câu 35:

Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là

A. 9.

B. 17.

C. 8.

D. 16.

Câu 36:

Đại lượng nào sau đây không bảo toàn trong các phản ứng hạt nhân?

A. năng lượng toàn phần.

B. khối lượng nghỉ.

C. điện tích.

D. số nuclon.

Câu 37:

Cho phản ứng hạt nhân:X + F919He24+O816. Hạt X là

A. đơteri.

B. anpha.

C. notron.

D. proton.

Câu 38:

Một khối chất phóng xạ hỗn hợp gồm hai đồng vị với số lượng hạt nhân ban đầu như nhau. Đồng vị thứ nhất có chu kỳ bán rã T1 = 2,4 ngày, đồng vị thứ 2 có chu kỳ bán rã T2 = 40 ngày. Kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân của hỗn hợp bị phân rã tại thời điểm t1t2 lần lượt là 87,5% và 75% so với số hạt ban đầu của hỗn hợp. Tính tỉ số t1t2

A. 5/2

B. 2/5

C. 3/2

D. 2/3

Câu 39:

Bắn một hạt proton với vận tốc 3.107 m/s đến va chạm với hạt nhân Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân. Sau phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau bay theo hai hướng tạo với nhau góc 160o. Coi khối lượng của các hạt gần đúng là số khối. Năng lượng tỏa ra là

A. 20,0 MeV.

B. 14,6 MeV.

C. 17,4 MeV.

D. 10,2 MeV.

Câu 40:

Phản ứng nhiệt hạch là

A. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.

B. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

C. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

D. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.

Câu 41:

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì

A. năng lượng liên kết lớn.

B. càng dễ phá vỡ.

C. năng lượng liên kết nhỏ.

D. càng bền vững.

Câu 42:

Trong phản ứng hạt nhân Be49+αX+n. Hạt nhân X là

A. O816

B. B512

C. C612

D. e01

Câu 43:

Đồng vị phóng xạ Po84210 phân rã α, biến đổi thành đồng vị bền Pb82206 với chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu Po84210 tinh khiết. Đến thời điểm t, tổng số hạt α và số hạt nhân Pb82206 (được tạo ra) gấp 14 lần số hạt nhân Po84210 còn lại. Giá trị của t bằng

A. 414 ngày.

B. 138 ngày.

C. 276 ngày.

D. 552 ngày.

Câu 44:

Do năng lượng của phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hidro thành Heli (α) trong lòng Mặt Trời nên Mặt Trời tỏa nhiệt, biết công suất bức xạ toàn phần của Mặt Trời là P = 3,9.1026W. Biết rằng lượng Heli tạo ra trong một ngày là 5,33.1016 kg. Năng lượng tỏa ra khi một hạt Heli được tạo thành là:

A. 18,75 MeV.

B. 26,245 MeV.

C. 22,50 MeV.

D. 13,6 MeV.

Câu 45:

Cặp tia nào sau đây không bị lệch trong điện trường và từ trường?

A. Tia β và tia Rơnghen

B. Tia α và tia β.

C. Tia γ và tia β.

D. Tia γ và tia Rơnghen.

Câu 46:

Cho phản ứng hạt nhân  XZA+pTe52138+3n+7β+. A và Z có giá trị

A. A = 138, Z = 58

B. A = 142, Z = 56

C. A = 140, Z = 58

D. A = 133, Z = 58

Câu 47:

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X lớn hơn số nudon của hạt nhân Y thì

A. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.

B. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.

C. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.

D. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.

Câu 48:

Trong phản ứng tổng hợp Heli: Li37+p2α+15,1MeV. Nếu tổng hợp Heli từ 1g Li thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước có nhiệt độ ban đầu là 0oC? Lấy nhiệt dung riêng của nước c = 4200 J/kg.K.

A. 1,95.105 kg.

B. 2,95.105 kg.

C. 3,95.105 kg.

D. 4,95.105 kg.

Câu 49:

Cho phản ứng hạt nhân: Be49+hf2He24+n. Lúc đầu có 27g Beri. Thể tích khí He tạo thành ở điều kiện tiêu chuẩn sau hai chu kì bán rã là:

A. 100,8 lít.

B. 67,2 lít.

C. 134,4 lít.

D. 50,4 lít.

Câu 50:

Poloni Po84210 phóng xạ theo phương trình: Po84210X+Pb82206. Hạt X là

A. He23

B. e-10

C. He24

D. e10