368 Câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm từ đề thi Đại Học có lời giải chi tiết (đề số 3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình = acos20πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là
A. 2,5 cm
B. 2 cm
C. 5 cm
D. 1,25 cm
Chọn nhận xét sai về quá trình truyền sóng
A. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian
B. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền trạng thái dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian
D. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian
Người có thể nghe được âm có tần số
A. từ 16 Hz đến 20000 Hz
B. Từ thấp đến cao
C. dưới 16 Hz
D. Trên 20000 Hz
Âm sắc phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Độ đàn hồi của nguồn âm.
B. Biên độ dao động của nguồn âm
C. Tần số của nguồn âm
D. Đồ thị dao động của nguồn âm
Sóng cơ truyền được trong các môi trường
A. rắn, lỏng và khí.
B. chân không, rắn và lỏng
C. lỏng, khí và chân không
D. khí, chân không và rắn.
Một sóng cơ có chu kỳ T, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng là v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là
A.
B.
C.
D.
Đơn vị của cường độ âm là:
A. Oát trên mét vuông .
B. Ben (B).
C. Jun trên mét vuông
D. Oát trên mét (W/m)
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt một chất lỏng với hai nguồn , có cùng phương trình dao động . Biết bước sóng là λ. Khoảng cách giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn bằng:
A. k.λ/2(với k = 1, 2, 3... )
B. λ/2 (với k = 1, 2, 3... )
C. kλ(với k = 1, 2, 3... )
D. (2k+1)λ/2 (với k = 1, 2, 3... )
Ta có thể phân biệt được âm thanh của các nhạc cụ khác nhau phát ra là do các âm thanh này khác nhau về
A. độ cao
B. độ to
C. âm sắc.
D. cường độ âm.
Con người có thể nghe được âm có tần số
A. trên Hz
B. từ 16 Hz đến Hz
C. dưới 16 Hz
D. từ thấp đến cao
Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào trong nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Tốc độ truyền sóng
B. Bước sóng
C. Biên độ sóng
D. Tần số sóng
Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền từ mặt nước có bước sóng λ . Cực tiêu giao thoa nằm tại những điêm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. (2k + 1)λ với k = 0, ±1, ±2....
B. 2kλ với k = 0, ±1, ±2....
C. kλ với k = 0, ±1, ±2
D. (k + 0,5)λ với k = 0, ±1, ±2
Một sợi dây căng ngang dang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ . Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A.
B.
C.
D. 2λ
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý âm gắn liền với
A. tần số âm.
B. độ to của âm
C. năng lượng của âm
D. Mức cường độ âm
Khi một sóng âm truyền từ nước ra không khí thì
A. tần số không đổi, bước sóng tăng.
B. tần số không đổi, bước sóng giảm
C. tần số giảm, bước sóng không đổi
D. tần số tăng, bước sóng không đổi
Một dây đàn chiều dài ℓ , biết tốc độ truyền sóng ngang trên dây đàn bằng v . Tần số của âm cơ bản do dây dàn phát ra bằng:
A.
B.
C.
D.
Sóng truyền trên một sợi dây. Ở đầu dây cố định pha của sóng tới và của sóng phản xạ chênh nhau một lượng bằng bao nhiêu?
A.
B.
C.
D.
Đơn vị đo của mức cường độ âm là:
A. Oát trên mét W/m
B. Jun trên mét vuông
C. Oát trên mét vuông .
D. Ben B
Trong hiện tượng giao thoa sóng với hai nguồn đồng pha, những điểm trong vùng giao thoa dao động với biên độ cực đại khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn là:
A.
B.
C.
D.
Một sợi dây đàn hồi, chiều dài ℓ, một đầu cố định, một đầu để tự do. Điều kiện để có sóng dừng trên dây là
A.
B.
C.
D.
Chọn câu phát biểu đúng ?
A. Sóng ngang có phương dao động trùng với phương truyền sóng
B. Sóng dọc có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
C. Sóng cơ học truyền được trong chân không.
D. Sóng trên mặt nước là sóng ngang.
Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ
A. cùng pha với sóng tới nếu vật cản cố định.
B. ngược pha sóng tới nếu vật cản cố định.
C. ngược pha sóng tới nếu vật cản tự do
D. luôn ngược pha sóng tới
Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương có
A. cùng tần số
B. cùng pha ban đầu
C. cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
D. cùng biên độ
Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acos(ωt) . Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu sẽ có hiệu
A. một số lẻ lần nửa bước sóng
B. một số nguyên lần bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng
D. một số lẻ lần bước sóng
Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý gắn liền với
A. năng lượng của âm
B. biên độ dao động của âm
C. chu kỳ dao động của âm
D. tốc độ truyền sóng âm
Hai nguồn cùng tần số, độ lệch pha không đổi, nằm sâu trong một bể nước. M và N là hai điểm trong bể nước có hiệu khoảng cách tới và bằng một số lẻ lần nửa bước sóng. M nằm trên đường thẳng nối và , N nằm ngoài đường thẳng đó. Khi đó phần tử nước
A. Tại M dao động, tại N đứng yên
B. tại M và N đều dao động
C. tại M đứng yên, tại N dao động
D. tại M và N đều đứng yên
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà hai điểm đó dao động cùng pha.
B. trên cùng phương truyền sóng mà hai điểm đó dao động ngược pha
C. trên cùng một phương truyền sóng mà hai điểm đó dao động cùng pha
D. gần nhất trên cùng một phương truyền sóng mà hai điểm đó dao động ngược pha
Phần tử trong môi trường truyền sóng dọc có phương dao động
A. trùng với phương truyền sóng
B. thẳng đứng
C. vuông góc với phương truyền sóng B. thẳng đứng
D. nằm ngang
Sóng dừng là
A. kết quả của sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ trên cùng một phương truyền
B. kết quả của sự giao thoa của hai sóng kết hợp
C. kết quả của sự giao thoa của một sóng ngang và một sóng dọc
D. kết quả của sự giao thoa của hai sóng kết hợp cùng truyền trên một phương
Sóng âm không truyền được trong môi trường
A. rắn
B. lỏng
C. khí
D. chân không
Bước sóng là
A. quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ
B. quãng đường sóng truyền được trong nguyên lần chu kỳ
C. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha
D. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha
Sóng dừng xảy ra trên một dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do, chiều dài L. Để có sóng dừng thì tần số dao động của dây nhỏ nhất phải bằng động sẽ
A.
B.
C.
D.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?
A. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ
B. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang
C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
D. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc
Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ
B. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
Chọn câu đúng? Đặc trưng vật lý của âm bao gồm
A. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm.
B. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, độ to của âm.
C. cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và độ cao của âm.
D. tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm
Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây với vận tốc v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là
A.
B.
C.
D.
Các đặc trưng sinh lý của âm gồm
A. độ to, độ cao và cường độ âm
B. độ to, âm sắc và mức cường độ âm
C. độ cao, âm sắc và mức cường độ âm
D. độ cao, độ to và âm sắc
Đơn vị đo của mức cường độ âm là
A. Ben (B).
B. Oát trên mét (W/m).
C. Jun trên mét vuông
D. Oát trên mét vuông
Bước sóng là
A. quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ
B. quãng đường sóng truyền được trong nguyên lần chu kỳ
C. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha
D. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
A. tần số âm.
B. cường độ âm
C. mức cường độ âm
D. đồ thị dao động âm