368 Câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm từ đề thi Đại Học có lời giải chi tiết (đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng v, bước sóng λ, chu kì T và tần số f của sóng là

A. λ=vT=vf

B. λT=vf

C. λ=vT=vf

D. v=λT=λf

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?

A. Chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phần tử dao động

B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động  

C. Vận tốc của sóng chính bằng vận tốc của các phần tử dao động

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì

Câu 3:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sai là?

A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng

B. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường

C. Sóng cơ không truyền được trong chân không

D. Sóng cơ là đao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất

Câu 4:

Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng

A. một số lẻ lần nửa bước sóng.

B. một số nguyên lần nửa bước sóng.

C. một số nguyên lần bước sóng.

D. một số lẻ lần bước sóng.

Câu 5:

Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn

A. Chân không

B. không khí

C. sắt

D. nước

Câu 6:

Sóng điện từ 25 MHz gọi là

A. Sóng trung bình

B. Sóng ngắn  

C. Sóng cực ngắn 

D. Sóng dài

Câu 7:

Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng

A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng

B. độ dài của sợi dây

C. hai lần độ dài của dây

D. hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng kề nhau

Câu 8:

Trong máy thu thanh, loa có tác dụng

A. Khuếch đại âm thanh

B. Biến dao động điện thành dao động âm

C. Tách tín hiệu âm thanh ra khỏi dao động điện từ

D. Hòa trộn các loại âm thanh thành một bản nhạc

Câu 9:

Khi nói về siêu âm, phát biêt nào sau đây sai?

A. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản

B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 khz

C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không

D. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn

Câu 10:

Một sóng cơ có phương trình: u=5cos4πt+π4cm. Chu kì sóng bằng

A. 0.5 s

B. 1 s

C. 2 s 

D. 4 s

Câu 11:

Sóng điện từ có bước sóng 20m. Tần số của sóng là

A. 15MHz

B. 1,5MHz

C. 15kHz

D. 1,5kHz

Câu 12:

Hình bên là đồ thị dao động của hai âm tại cùng một vị trí.

Nhận xét đúng đó là

A. Hai âm có cùng cường độ nhưng khác nhau về độ cao

B. Hai âm có cùng cường độ và giống nhau về độ cao

C. Hai âm có cường độ âm khác nhau nhưng giống nhau về độ cao

D. Hai âm có cường độ âm khác nhau và độ cao cũng khác nhau

Câu 13:

Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng

A. 100dB   

B. 20dB      

C. 30dB      

D. 40dB

Câu 14:

Micro trong máy phát thanh vô tuyến có tác dụng:

A. Khuếch đại đao động âm từ nguồn phát

B. Trộn dao động âm tần với dao động điện cao tần

C. Biến dao động âm từ nguồn phát thành dao động điện từ cùng quy luật

D. Hút âm thanh do nguồn phát ra vào bên trong

Câu 15:

Chọn phát biểu đúng khi có sóng dừng trên sợi dây dài I.

A. Dây có một đầu cố định, một đầu tự do thì l=k+12λ2 với k = 0,1,2,3…

B. Hai nút hoặc hai bụng sóng cách nhau λ/2

C. Dao động ở các bụng sóng giống nhau về biên độ, tần số và pha

D. Dao động ở hai múi sóng dừng liền kề luôn ngược pha nhau

Câu 16:

Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O, dao động với tần số 40 Hz, lan truyền trên mặt nước. Người ta thấy 2 điểm gần nhau nhất trên mặt nước, nằm trên đường thẳng qua O, cùng phía đối với O và cách nhau 20 cm luôn luôn dao động đồng pha. Tốc độ lan truyền của sóng bằng

A. 0,8 m/s  

B. 1,6 m/s   

C. 8 m/s      

D. 16m/s

Câu 17:

Phương trình của một sóng cơ lan truyền dọc theo trục Ox có dạng u=Acos20πt0,5πx, trong đó t tính bằng giây. Chu kì sóng bằng

A. 10 s.      

B. 0,1 s.      

C. 20 s.       

D. 2 s.

Câu 18:

Hai vật M1M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian. Hai dao động của M2và M1lệch pha nhau 

A. 2π3

B. 5π6

C. π3

D. π6

Câu 19:

Trong chiếc điện thoại di động

A. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến

B. chi có máy thu sóng vô tuyến

C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến

D. chỉ có máy phát sóng vô tuyến

Câu 20:

Một nguồn phát sóng cơ động theo phương trình u=5cos4πtπ4x (cm), t tính bằng giây. Tần số của sóng này bằng

A. 4π Hz.  

B. 2 Hz.     

C. 2π Hz.   

D. 0,5 Hz.

Câu 21:

Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu đúng là

A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới

B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ

C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới

D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

Câu 22:

Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ A. Đúng lúc lò xo giãn nhiều nhất thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo khi đó con lắc dao động với biên độ A1. Tỉ số A1/A bằng

A. 12

B.  22

C. 32

D. 1

Câu 23:

Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u=4cos2πtπxcmvới x : cm ; t giây, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Bước sóng là 2cm  

B. Tần số của sóng là 10Hz

C. Bước sóng là 2m  

D. Biên độ của sóng là 4cm

Câu 24:

Sóng cơ truyền được trong các môi trường

A. rắn, lỏng và khí

B. chân không, rắn và lỏng

C. lỏng, khí và chân không

D. khí, chân không và rắn

Câu 25:

Khi sóng cơ và sóng điện từ truyền từ không khí vào nước phát biểu đúng là

A. Bước sóng của sóng cơ tăng, sóng điện từ giảm

B. Bước sóng của sóng cơ giảm, sóng điện từ tăng

C. Bước sóng của sóng cơ và sóng điện từ đều giảm

D. Bước sóng của sóng cơ và sóng điện từ đều tăng

Câu 26:

Cường độ âm chuẩn I0=1012W/m2. Mức cường độ âm L của một âm có cường độ âm I=1010W/m2

A. 200 dB  

B. 10 dB     

C. 12 dB     

D. 20 dB

Câu 27:

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch khuếch đại có tác dụng

A. tăng bước sóng của tín hiệu

B. tăng tần số của tín hiệu.

C. tăng chu kì của tín hiệu      

D. tăng cường độ của tín hiệu.

Câu 28:

Sóng cơ học không truyền được trong môi trường nào?

A.  chất khí

B. chất lỏng 

C. chất rắn  

D. chân không

Câu 29:

Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u=4cos2πtx5mm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây, Vận tốc truyền sóng là

A. v = 5 m/s

B. v = -5 m/s

C. v = 5 cm/s

D. v = -5 cm/s

Câu 30:

Một nguồn âm đặt tại điểm O phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong môi trường không hấp thủ và phản xạ âm. Một điểm M cách nguồn âm một khoảng d có cường độ âm là I, cho nguồn âm dịch chuyển xa điểm M một đoạn 50 m thì cường độ âm giảm đi 9 lần. Khoảng cách d ban đầu là

A. 20 m     

B. 25 m       

C. 30 m      

D. 40 m

Câu 31:

Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng

A. LdB=10lgII0

B. LdB=10lgI0I

C. LdB=lgII0

D. LdB=lgI0I

Câu 32:

Lượng năng lượng được sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi trong một đơn vị thời gian gọi là

A. cường độ âm.  

B. độ to của âm.   

C. mức cường độ âm.     

D. năng lượng âm.

Câu 33:

Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, ngược pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi. Trong quá trình truyền sóng, phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB

A. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn

B. dao động có biên độ gấp đôi biên độ của nguồn

C. dao động với biên độ bằng  biên độ dao động của mỗi nguồn

D. không dao động

Câu 34:

Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng

A. từ 0 dB đến 1000 dB.

B. từ 10 dB đến 100 dB.

C. từ 10 dB đến 1000 dB.

D. từ 0 dB đến 130 dB.

Câu 35:

Khi ở nhà đang nghe đài phát thanh mà có ai đó cắm rút bếp điện, bàn là thì thường nghe thấy có tiếng lẹt xẹt trong loa vì

A. Do thời tiết xấu nên sóng bị nhiễu

B. Do việc cắm, rút khỏi mạng điện tạo sóng điện từ gây nhiễu âm thanh

C. Do việc cắm, rút khỏi mạng điện tác động đến mạng điện trong nhà

D. Do bếp điện, bàn là là những vật trực tiếp làm nhiễu âm thanh

Câu 36:

Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm

A. có cùng biên độ được phát ra ở cùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau.

B. có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

C. có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

D. có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

Câu 37:

Trong giao thoa sóng cơ học, cho λ là bước sóng của dao động, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút sóng liên tiếp là

A. λ4

B. λ2

C. 2λ

D. λ

Câu 38:

Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kỳ T và tần số f của một sóng là

A. λ=vT=vf

B. f=1T=vλ

C. λ=Tv=fv

D. v=1f=Tλ

Câu 39:

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. biên độ dao động của sóng âm càng lớn thì âm càng cao

B. sóng âm là một sóng cơ

C. tốc độ truyền âm phụ thuốc vào bản chất của môi trường truyền âm

D. sóng âm không truyền được trong chân không

Câu 40:

Cánh con muỗi dao động với chu kỳ 80ms phát ra âm thuộc vùng:

A. âm thanh         

B. siêu âm   

C. tạp âm    

D. hạ âm