370 câu trắc nghiệm Lịch Sử Thế giới lớp 12 có đáp án (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc có điểm mới về kinh tế so với trước
A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
D. lấy phát triến văn hoá làm trọng tâm.
Trước khi tiến hành cải cách đất nước, Trung Quốc bị chi phối bởi đường lối
A. công nghiệp hoá.
B. hiện đại hoá.
C. Ba ngọn cờ hồng.
D. Công xã nhân dân.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã diễn ra trong hoàn cảnh quốc tế như thế nào?
A. Mĩ gây ra chiến lược toàn cầu.
B. Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ đang ở thế đối đầu.
C. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng.
D. Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Điểm giống nhau giữa công cuộc cải cách ở Trung Quốc với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?
A. Lấy kinh tế làm trọng tâm.
B. Phát triển kinh tế gắn với chính trị.
C. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
D. Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
Khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách thì đất nước Liên Xô đang ở trạng thái
A. bị khủng hoảng trầm trọng.
B. đang rơi vào tình trạng trì trệ.
C. bị sụp đổ chủ nghĩa xã hội.
D. vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
Khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách đất nước, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Chiến tranh lạnh.
D. xu thế toàn cầu hoá.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của
A. Mĩ, Nhật.
B. Pháp, Nhật
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Các thực dân phương Tây
Ngày 17-8-1945, gắn với lịch sử Inđônêxia, đó là
A. Inđônêxia rơi vào tình trạng rối loạn.
B. Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà.
C. Inđônêxia bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục.
D. Hà Lan quay trở lại xâm lược Inđônêxia.
Khi Xuháctô lên làm Tổng thống, đất nước Inđônêxia bước vào giai đoạn
A. phát triển toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
B. khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
C. phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục.
D. khủng hoảng kinh tế - tài chính.
Với Hiệp định Giơnevơ (7-1954) về Đông Dương thực dân Pháp đã
A. rút quân khỏi đất nước Lào.
B. thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
C. tái chiếm Lào lần thứ hai.
D. nhân nhượng cho Lào hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào giành được thắng lợi to lớn trong năm 1973, buộc Mĩ phải
A. kí Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình ở Lào.
B. công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
C. kí Hiệp định Pari về lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào.
D. tuyên bố rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi Lào.
Ngày 2-12-1975, là sự kiện đi vào lịch sử đáng nhớ của nhân dân Lào, đó là
A. Mĩ ký Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình ở Lào.
B. Mĩ phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
C. nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập.
D. Lào kí Hiệp định hợp tác toàn diện với Việt Nam.
Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn với sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Đầu tháng 10-1945, Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia.
B. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp quay lại xâm lược Campuchia.
C. Tháng 8-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia.
D. Tháng 3-1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Campuchia.
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia, đến cuối năm 1953 đã buộc Pháp phải
A. rút quân Pháp và quân Đồng minh của Pháp ra khỏi Campuchia.
B. phải kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
C. kí hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia”.
D. tuyên bố chấm dứt chiến tranh ở Campuchia.
Từ tháng 3-1970, Campuchia bị kéo vào quỹ đạo của
A. cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ.
B. cuộc nội chiến tương tàn.
C. cuộc chiến tranh diệt chủng của phe Khơme đỏ.
D. cuộc chiến tranh chống bọn phản động Pôn Pốt - Iêngxêri.
Đế quốc nào kẻ thù lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đế quốc Mĩ.
B. Đế quốc Pháp.
C. Đế quốc Anh.
D. Đế quốc Hà Lan.
Trong những năm 1945 - 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của
A. nhóm vô sản cấp tiến.
B. tổ chức Mác-xít.
C. Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản.
D. Đảng Xã hội dân chủ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ nhất ở
A. Việt Nam, Thái Lan, Lào.
B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Inđônêxia, Brunây, Mianma.
Sau năm 1954, nhân dân Việt Nam và Lào phải trải qua một cuộc kháng chiến chống
A. thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. thực dân Pháp và thực dân Anh.
D. chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ.
Ý nghĩa quốc tế về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào là
A. kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
B. đưa Lào bước sang giai đoạn mới: xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân.
C. góp phần làm thất bại âm mưu quốc tế hoá chiến tranh của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
D. góp phần làm thất bại chiến tranh của Mĩ trên toàn thế giới.
Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, công nhận
A. Campuchia là một quốc gia tự trị.
B. Campuchia là một nước không có đất cho quân giải phóng đóng,
C. Campuchia là một nước trung lập.
D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
Sau khi giành được độc lập, các nước ASEAN tiến hành công nghiệp hoá, thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu
A. nhanh chóng xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. nhanh chóng làm cho dân giàu, nước mạnh.
D. tập trung phát triển kinh tế để xóa bỏ nghèo nàn.
Những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, ASEAN thực hiện
A. Chiến lược hướng nội.
B. Chiến lược hướng nội và hướng ngoại,
C. Chiến lược hướng ngoại.
D. Chiến lược trung hòa.
Ngày 8-8-1967, gắn với Hiệp hội các nước Đông Nam Á là
A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp phiên đầu tiên tại Ball.
B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập.
C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có sự tham gia của Thái Lan.
D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có sự tham gia của Inđônêxia.
Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, đó là
A. nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
B. tiêu chí hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
D. tôn chỉ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), vị thế của ASEAN trên trường quốc tế như thế nào?
A. Một khu vực phát triển hùng mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.
B. Còn non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn trong trạng thái khởi đầu, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
C. Đã đủ mạnh để có tiếng nói trên trường quốc tế.
D. Đã mạnh về chính trị, quân sự nhưng còn yếu về kinh tế.
Ý nghĩa nào dưới đây không phải là ý nghĩa của sự ra đời của ASEAN?
A. Tạo điều kiện cho các nước ở Đông Nam Á duy trì hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
B. Giúp các nước Đông Nam Á cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới
C. Tạo điều kiện đưa nền kinh tế các nước Đông Nam Á có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao, nhất là từ thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước trong khu vực.
Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển của ASEAN trong những năm 1976 đến năm 1999?
A. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ball (Inđônêxia) tháng 2-1976.
B. quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện.
C. hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các chuyên đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
D. Hội nghị cấp cao các nước ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan).
Một trong những lí do làm cho ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới là
A. các nước đã hợp tác để cùng phát triển.
B. "Vấn đề Campuchia" đã được Liên hợp quốc giải quyết
C. tình hình kinh tế khu vực đã phát triển.
D. nội bộ không còn mâu thuẫn.
Hiệp ước Bali (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là
A. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. không tranh chấp quyền lợi của nhau.
C. giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp phù hợp.
D. tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhau.
Các quốc gia ở Đông Nam Á giành độc lập trong tháng 8-1945: Inđônexia, Việt Nam và Lào. Hãy nêu điều kiện khách quan để ba nước này sớm giành độc lập.
A. Mỗi nước có sự lãnh đạo của một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
B. Có lực lượng quần chúng tham gia hăng hái.
C. Có sự đoàn kết và quyết tâm của cả dân tộc.
D. Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay lại xâm lược.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thành lập ASEAN là
A. để hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và phương Tây đối với khu vực.
B. đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
C. tạo điều kiện cho các nước ở Đông Nam Á duy trì được nền hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
D. thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
Ngày 22-7-1992, sự kiện nào gắn với quan hệ Việt Nam và Lào đối với ASEAN?
A. Việt Nam và Lào tham gia ASEAN.
B. Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của ASEAN
C. Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali.
D. Việt Nam và Lào trở thành đối tác của ASEAN.
Thời kì 1967 - 1975, Việt Nam và các nước ASEAN có quan hệ như thế nào?
A. Quan hệ láng giềng thân thiện và hợp tác mọi mặt.
B. Quan hệ còn có nhiều vấn đề phức tạp.
C. Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực.
D. Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN được thiết lập.
Từ năm 1995 đến năm 1999, các nước nào ở Đông Nam Á gia nhập ASEAN?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia.
C. Việt Nam, Lào, Mianma.
D. Việt Nam, Lào.
Năm 1976, Việt Nam đã đưa ra chính sách 4 điểm nhằm
A. muốn mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
B. cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực.
C. thiết lập quan hệ với các nước ASEAN về phát triển kinh tế.
D. khẳng định thế mạnh của Việt Nam.
Mục tiêu của chính sách hướng nội nhóm sáng lập ASEAN là
A. thực hiện công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. nhanh chóng đưa nền kinh tế hội nhập quốc tế.
C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
D. thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá
Sau khi giành độc lập, vị thế của Ấn Độ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế vì
A. Ấn Độ theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập tích cực.
B. Ấn Độ luôn luôn ủng hộ các nước phương Tây.
C. Ấn Độ là một trong những nước không muốn gây chiến tranh.
D. Ấn Độ có điều kiện phát triển đất nước.
Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
B. hầu hết các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN.
C. sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á tập trung xây dựng đất nước.
D. sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bị thực dân trở lại xâm lược.
Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ Việt Nam với ASEAN diễn ra như thế nào?
A. Quan hệ hợp tác song phương.
B. Quan hệ đối thoại và hợp tác toàn diện
C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về kinh tế.
D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia.