370 câu trắc nghiệm Lịch Sử Thế giới lớp 12 có đáp án (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự kiện mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là

A. cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952).

B. năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.

C. năm 1962, nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.

D. năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.

Câu 2:

Sở dĩ năm 1960 ở châu Phi được lịch sử gọi là "Năm châu Phi" vì

A. thắng lợi của nhân dân Môdămbích, về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.

B. có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ.

C. thắng lợi của nhân dân Ănggôla, cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.

D. nhân dân các thuộc địa ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

Câu 3:

Âm mưu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với khu vực Mĩ Latinh là

A. tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau" của mình.

B. xây dựng các chế độ quân phiệt ở Mĩ Latinh.

C. thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược ở khu vực này.

D. mở rộng vùng chiếm đóng ở khu vực này.

Câu 4:

Cách mạng Cu-ba năm 1959, dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô nhằm chống chính sách thực dân mới của Mĩ ở Cu-ba, đó là

A. chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Cu-ba.

B. chống chế độ độc tài Batixta thân Mĩ.

C. chống chính sách bành trướng của Mĩ.

D. chống chính sách thống trị của Mĩ ở Cu-ba.

Câu 5:

Đến năm 1975, thực dân Bồ Đào Nha đã phải tuyên bố trao trả độc lập cho các nước nào ở châu Phi?

A. Ănggôla, Marốc.     

B. Ănggôla và Môdămbích.

C. Ănggôla, Angiêri.     

D. Tuynidi, Marốc, Xuđăng.

Câu 6:

Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba (1959), phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh phát triển mạnh trở thành

A. “Lục địa mới trỗi dậy”.

B. “Lục địa thức tỉnh”

C. “Lục địa bùng cháy”.

D. “Lá cờ đầu” của phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh.

Câu 7:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là

A. giai cấp vô sản.

B. một nhóm mác xít.

C. các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản.

D. đảng của giai cấp vô sản.

Câu 8:

Kẻ thù của khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. thực dân cũ.      

B. thực dân mới.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.       

D. bọn phát xít.

Câu 9:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn biến khu vực Mĩ Latinh thành

A. căn cứ cách mạng của Mĩ.      

B. thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

C. “sân sau êm đềm” của Mĩ.                   

D. hậu phương của Mĩ.

Câu 10:

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ai Cập đã đánh đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của

A. thực dân Pháp.  

 B. thực dân Tây Ban Nha.

C. thực dân Bồ Đào Nha.                        

D. thực dân Anh.

Câu 11:

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là

(Hoặc: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng của người dân da đen ở Nam Phi là)

A. chủ nghĩa thực dân cũ.      

B. chủ nghĩa thực dân mới.

C. chủ nghĩa Apácthai.                          

D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Câu 12:

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chế độ phân biệt chủng tộc.

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

D. giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 13:

Cuộc cách mạng của nước nào ở khu vực Mĩ Latinh tạo nên “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh?

A. Áchentina.           

B. Braxin.             

C. Cu-ba.             

D. Mêhicô.

Câu 14:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Á có tác động đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau năm 1945?

A. Tất cả các nước ở châu Á.

B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Trung Quốc

C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam và Trung Quốc.

D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á.

Câu 15:

Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã

A. cơ bản hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ.

B. hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân mới.

C. hoàn thành việc đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

D. đánh bại chủ nghĩa thực dân mới khắp châu lục.

Câu 16:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được gọi là "Lục địa bùng cháy", một trong những lí do sau đây đúng

A. thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.

B. những hình thức bãi công của công nhân có vũ trang

C. những cuộc đấu tranh nghị trường mạnh mẽ.

D. những cuộc bạo động khắp châu lục.

Câu 17:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có hai nước được đánh giá là tiêu biểu nhất cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, đó là

A. Tuy nidi và Marốc.   

B. Angiêri và Nam Phi.

C. Ai Cập và Xuđăng.                            

 D. Môdămbích và Ănggôla.

Câu 18:

Từ nửa sau thập niên 50 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của thực dân châu Âu ở châu Phi nối tiếp nhau ran rã, bởi

A. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Môdămbích và Ănggôla.

B. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Ănggôla, Marốc.

C. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana, Ghinê.

D. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956).

Câu 19:

Tháng 4-1994, ông Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện lịch sử đó đã đánh dấu

A. sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở châu Phi.

B. chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi.

C. chấm dứt chế độ độc tài quân sự ở châu Phi.

D. bãi bỏ chính sách phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.

Câu 20:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh có nhiều thuận lợi, nêu thuận lợi nội tại ở các châu lục này.

A. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.

B. Các nước đế quốc có nhiều thuộc địa bị suy yếu.

C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Thế lực của chủ nghĩa đế quốc suy yếu.

Câu 21:

Điểm nào dưới đây là sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh?

A. Châu Á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

B. Châu Á, châu Phi đấu tranh để giải phóng dân tộc, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh để giải phóng giai cấp.

C. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lung lay tận gốc, khu vực Mĩ Latinh chưa làm được điều đó.

D. Châu phi và châu Á đấu tranh bằng vũ trang, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh ôn hòa.

Câu 22:

Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở Á, Phi, Mĩ Latinh, làm cho

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị tiêu diệt tận gốc.

B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị lung lay tận gốc.

C. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị tan rã hoàn toàn.

D. chủ nghĩa thực dân phải trao trả độc lập ở Á, Phi, Mĩ Latinh.

Câu 23:

Cho các sự kiện:

1. Nước Gana giành được độc lập.

2. Nước Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành độc lập.

3. Nước Ghinê giành độc lập.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2, 3, 1.                

B. 2, 1, 3.             

C. 3, 2, 1.             

D. 1, 3, 2.

Câu 24:

Thắng lợi của nhân dân nước nào ở châu Phi đã căn bản chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu lục này?

A. Ănggôla, Marốc.   

B. Ănggôla và Môdămbích.

C. Ănggôla, Marốc.                 

D. Tuynidi, Marốc, Xuđăng.

Câu 25:

Cách mạng Cu-ba năm 1959 được đánh giá là một cuộc cách mạng

A. giải phóng dân tộc.       

B. nội chiến.

C. đấu tranh giai cấp.                            

  D. đảo chính cung đình.

Câu 26:

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?

A. Năm 1960, có 17 quốc gia châu Phi giành độc lập, gọi là "Năm châu Phi".

B. Năm 1962, Angiêri được công nhận độc lập.

C. Năm 1994, Nen-xorn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.

D. Tháng 11-1975, Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.

Câu 27:

Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?

A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.

B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.

C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Anggôla.

D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Câu 28:

Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ Latinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

A. Thực dân Anh.     

B. Đế quốc Mĩ.

C. Thực dân Pháp.      

D. Đế quốc Nhật.

Câu 29:

Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bãi công của công nhân.    

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh vũ trang.        

D. Sự nổi dậy của người dân.

Câu 30:

Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?

A. Cuộc đổ bộ của tàu "Granma" lên đất Cu-ba (1956).

B. Cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (26-7-1953).

C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).

D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô Lahabana (1-1-1959).

Câu 31:

Các quốc gia ở châu Phi giành được độc lập trong những năm 1952 -1958 là

A. Angiêri, Tuynidi, Marốc.

B. Xuđăng, Gana, Ghinê.

C. Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng. Gana, Ghinê.

D. Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng.

Câu 32:

Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi là

A. chính quyền Nam Phi trao trả độc lập cho Namibia.

B. thắng lợi của cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi năm 1994.

C. Nam Phi từ bỏ chế độ phân biệt chủng tộc năm 1990.

D. Nam Phi đã đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 33:

Năm 1975, nhân dân Ănggôla và Môdămbích giành độc lập từ kẻ thù nào?

A.Tây Ban Nha.        

B. Bồ Đào Nha.    

 C. Thực dân Anh.  

D. Thực dân Pháp.

Câu 34:

Một trong những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. hầu hết đều giành được độc lập.

B. hầu hết đều dùng vũ trang khởi nghĩa.

C. hầu hết đều giành được chính quyền bằng đấu tranh chính trị.

D. một số nước giành được độc lập.

Câu 35:

Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra dưới nhiều hình thức và phương pháp phong phú, chủ yếu là

A. đấu tranh chính trị.     

B. đấu tranh vũ trang,

C. thuyết phục.                                     

D. đấu tranh ngoại giao.

Câu 36:

Đên giữa những năm 70 của thế kỉ XX, các quốc gia nào ở châu Phi được đánh giá là điển hình của phong trào giải phóng dân tộc ở châu lục này?

A. Angiêri, Tuynidi, Marốc.       

B. Nam Phi, Tuynidi.

C. Môdămbích, Ănggôla.      

D. Côngô, Ănggôla.

Câu 37:

Góp phần trong việc cổ vũ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, đó là ý nghĩa phong trào đấu tranh của các nước nào ở châu Phi?

A. Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng.

B. Nam Phi, Tuynidi, Ăngôla.

C. Ghinê, Môdămbích, Ănggôla.

D. Cônggô, Ăngôla, Môdămbích.

Câu 38:

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã từ khi

A. cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri, Môdămbích giành thắng lợi.

B. cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi.

C. mười bảy nước ở châu Phi giành được độc lập, được gọi là “Năm châu Phi”.

D. Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.

Câu 39:

Đặc điểm nổi bật của tình hình khu vực Mĩ Latinh những năm đầu thế kỉ XX là

A. nhiều nước ở khu vực Mĩ Latinh giành độc lập.

B. khu vực Mĩ Latinh vẫn nằm trong “sân sau êm đềm” của Mĩ.

C. khu vực Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới giành được thắng lợi bước đầu.

Câu 40:

Những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ thực hiện chiêu bài gì để lôi kéo các nước ở khu vực Mĩ Latinh?

A. Đề xướng tư tưởng “châu Mĩ của người châu Mĩ’.

B. Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ”

C. Đề cao vấn đề nhân quyền và dân quyền.

D. Đề cao sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Mĩ.