370 câu trắc nghiệm Lịch Sử Thế giới lớp 12 có đáp án (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.

B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.

C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.

D. Mĩ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

Câu 2:

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

B. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

D. tập trung sản xuất và tư bản cao.

Câu 3:

Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là sai?

A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động.

B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới như chất dẻo pôlime.

C. Mĩ là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu.

D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái Đất.

Câu 4:

Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?

A. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu.

B. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Nhật Bản.

C. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

D. Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 5:

Tên các vị Tổng thống nước Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 là

A. Truman, Aixenhao, Kennơdi, Giônxom, Níchxon.

B. Rugioven, Aixenhao, Kennơđi, Giônxon, Níchxom.

C. Truman, Rigân, Giônxon, Níchxon, Pho.

D. Truman, Aixenhao, Giônxon, Níchxon, Pho.

Câu 6:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian

A. những năm đầu thế kỉ XX.

B. giữa những năm 40 của thế kỉ XX.

C. sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918).

D. sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).

Câu 7:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng:

A. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.

B. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á - Thái Bình Dương.

C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu.

D. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu.

Câu 8:

Mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

C. truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố và chế độ phân biệt chủng tộc.

D. khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu 9:

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành

A. cường quốc công nghiệp nặng.

B. cường quốc về buôn bán vũ khí.

C. trung tâm kinh tế thế giới.

D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 10:

Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?

A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

C. Kêu gọi các nước tư bản đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.

D. Phát động các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước.

Câu 11:

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 12:

Nét nổi bật của tình hình xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. phúc lợi xã hội được nâng cao, khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn.

B. mâu thuẫn giai cấp được điều hoà, tuy nhiên vấn đề sắc tộc lại trở thành một vấn nạn cho chính quyền Mĩ.

C. dân chủ dân quyền được đề cao, pháp luật nghiêm minh, công bằng.

D. mức sống người dân được nâng cao nhưng xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.

Câu 13:

Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.

C. kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

D. sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 14:

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là

A. kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.

B. khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

C. Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.

D. Mĩ thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật nhằm chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

Câu 15:

Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là

A. cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.

B. phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.

C. Liên Xô và Mỹ cần ổn định, củng cố vị thế của mình.

D. chủ nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu.

Câu 16:

Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 - 1973 là một trong nhũng dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp?

A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản.

Câu 17:

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tồng thống Mĩ là

A. chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".

B. thực hiện "Chiến lược toàn cầu hoá".

C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. thực hiện "chủ nghĩa lấp chỗ trống".

Câu 18:

Một trong những nội dung của "Chiến lược toàn cầu hoá" của Mĩ là

A. ngăn chặn, đấy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước đồng minh.

B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.

C. thiết lập sự thống trị ở châu Âu.

D. thiết lập khối quân sự NATO.

Câu 19:

Một trong những thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?

A. Thực hĩện nhiều chiến lược toàn cầu.

B. Lập được khối quân sự NATO.

C. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

D. Lôi kéo được các nước Tây Âu trở thành đồng minh của Mĩ.

Câu 20:

Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, đó là

A. thủ đoạn của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. mục tiêu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. một trong những nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. phương thức kinh doanh của Mĩ.

Câu 21:

Thành tựu chinh phục vũ trụ của Mĩ năm 1969 làm cho thế giới kinh ngạc là

A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. đưa nhà du hành vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất.

C. đưa người lên Mặt Trăng.

D. đưa người lên Sao Hỏa.

Câu 22:

Một trong các thủ đoạn của chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.    

 B. thực hiện chiến lược toàn cầu.

C. thành lập khối quân sự NATO.          

D. đưa ra Học thuyết Truman.

Câu 23:

Chính sách đối ngoại qua các đời Tổng thống với mục tiêu bao trùm là

A. thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”. 

B. tiêu diệt các nước lớn.

C. khống chế toàn thế giới.                  

D. đưa thế giới vào quỹ đạo của Mĩ.

Câu 24:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới, nguyên nhân dưới đây gắn với chiến tranh

A. lãnh thổ Mĩ rộng lớn nên không bị ảnh hưởng của chiến tranh.

B. có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nên các nước sợ Mĩ.

C. thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

D. nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới nên sản xuất được nhiều vũ khí hiện đại.

Câu 25:

Những thành tựu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển, và có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới là

A. nước đi đầu trong chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí; chinh phục vũ trụ và cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.

B. nước đi đầu trong chế tạo vũ khí hạt nhân.

C. nước đi đầu trong việc thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

D. nước đi đầu trong các lĩnh vực khoa học vũ trụ.

Câu 26:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới dựa vào

A. trong Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ không bị thiệt hại.

B. trong Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ không bị thiệt hại mà còn thu lợi nhuận.

C. tiềm lực về kinh tế, và quân sự to lớn sau chiến tranh.

D. nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nên các nước sợ Mĩ.

Câu 27:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng

A. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

B. đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới

C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

D. làm bá chủ thế giới.

Câu 28:

Chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu, mục tiêu gắn với sự đối đầu trực tiếp của cuộc Chiến tranh lạnh là

A. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

B. đàn áp phong trào dhống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới

C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

D. tất cả các mục tiêu trên.

Câu 29:

Sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), khoa học - kĩ thuật Mĩ tiếp tục phát triển, nhưng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi

A. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Tây Âu, Nhật Bản.

C. Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Tây Âu, Nhật Bản và các con rồng ở châu Á.

Câu 30:

Sau khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục

A. triển khai “Chiến lược toàn cầu” và theo đuổi "Chiến tranh lạnh".

B. tăng cường thành lập các khu phi quân sự ở các nước

C. chính thức tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh".

D. thực hiện chính sách “Cam kết và mở rộng”.

Câu 31:

Thập niên 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược

A. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.

B. "Cam kết và mở rộng".

C. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.

D. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.

Câu 32:

Chiến lược "Cam kết và mở rộng" với ba trụ cột chính, trụ cột thể hiện tính xâm lược là

A. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.

B. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.

C. sử dụng khẩu hiệu "dân chủ" ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

D. can thiệp vào nội bộ các nước.

Câu 33:

Tháng 3-1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Truman đã công khai nêu

A. "sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản".

B. chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu.

C. cần sớm ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

D. khẩn trương đàn áp phong trào vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.

Câu 34:

Khi Mĩ và Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế diễn ra

A. xu hướng đối ngoại và hoà hoãn được hình thành trên thế giới.

B. xu hướng đối ngoại và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới

C. xu hướng đối đầu ngày càng giảm bớt trên thế giới.

D. xu hướng hoà hoãn đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới.

Câu 35:

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành

A. nước giàu thứ hai trên thế giới.

B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. nước có tiềm lực quốc phòng mạnh nhất thế giới.

D. thu lợi nhuận nhiều nhất thế giới.

Câu 36:

Một trong những chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

B. ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

D. tiêu diệt phong trào dân chủ và thực hiện chính sách bá quyền.

Câu 37:

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất và bán được nhiều vũ khí.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 38:

Từ giữa những năm 80 đến cuối thế kỉ XX, Mĩ và Liên Xô đã điều chỉnh chiến lược là

A. chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

B. chuyển từ đối thoại sang hợp tác.

C. chuyển từ đối lập sang đối đầu.         

D. không can thiệp vào nội bộ các nước.

Câu 39:

Nhìn chung chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 là

A. thực hiện Chiến tranh lạnh.                 

B. luôn tranh chấp quốc tế.

C. luôn chạy đua vũ trang.                      

D. thực hiện Chiến lược toàn cầu.

Câu 40:

Một trong ba trụ cột của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ từ thập niên 90 thế kỉ XX là

A. sử dụng có hiệu quả vũ khí ở nước ngoài.

B. sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” ở nước ngoài để can thiệp vào nội bộ các nước.

C. thiết lập các đồng minh mới.

D. tăng cường xâm lược các nước nhỏ.