39 câu trắc nghiệm: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
A. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn.
B. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.
D. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
Mùa đông ở khu vực Đông Bắc nước ta thường
A. đến muộn và kết thúc sớm.
B. đến sớm và kết thúc muộn.
C. đến muộn và kết thúc muộn.
D. đến sớm và kết thúc sớm.
Đặc điểm nào sau đây đúng với chế độ mưa của vùng ven biển Trung Bộ?
A. Mưa tập trung nhất vào mùa hạ.
B. Mùa mưa dài nhất trong cả nước.
C. Mưa đều giữa các tháng trong năm.
D. Mưa nhiều vào thời là thu đông.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc điểm nào sau đây?
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
B. Địa hình núi ưu thế, có nhiều cao nguyên và lòng chảo giữa núi.
C. Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc giảm, tính nhiệt đới tăng dần.
D. Mùa hạ chịu tác động mạnh của Tín phong, có đủ ba đai cao.
Nguyên nhân nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ nước ta đến muộn hơn so với Bắc Bộ?
A. Vị trí Nam Bộ xa chí tuyến Bắc và gần xích đạo hơn.
B. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.
C. Gió tây nam từ Bắc Ẩn Độ Dương đến Nam Bộ sớm hơn.
D. Gió mùa Tây Nam kết thúc hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.
Sự khác nhau về thiên nhiên của sườn Đông Trường Sơn và vùng Tây Nguyên chủ yếu là do tác động của
A. Tín phong bán cầu Nam với độ cao của dãy Bạch Mã.
B. gió mùa với độ cao của dãy núi Trường Sơn.
C. Tín phong bán cầu Bắc với hướng của dãy Bạch Mã.
D. gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn.
Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động ở nước ta xuất phát từ áp cao
A. cận chí tuyến bán cầu Bắc.
B. cận chí tuyến bán cầu Nam.
C. Bắc Ấn Độ Dương.
D. Xibia.
Vào nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở nước ta có tính chất lạnh ẩm vì gió này di chuyển
A. qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.
B. xuống phía nam và mạnh lên.
C. về phía tây và qua vùng núi.
D. về phía đông qua biển.
Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ?
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. Gió phơn Tây Nam.
D. Gió mùa Đông Bắc.
Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. Tín phong bán cầu Bắc.
B. Gió phơn Tây Nam.
C. Gió mùa Tây Nam.
D. Gió mùa Đông Bắc.
Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc.
B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. Gió phơn Tây Nam.
D. Gió mùa Tây Nam.
Gió phơn Tây Nam làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có
A. Mưa nhiều vào thu đông.
B. Lượng bức xạ mặt trời lớn.
C. Thời tiết đầu hạ khô nóng.
D. Hai mùa khác nhau rõ rệt.
Gió mùa Đông Bắc làm cho khí hậu Bắc Bộ nước ta có
A. nhiệt độ đồng nhất khắp nơi.
B. nhiều thiên tai lũ quét, lở đất.
C. một mùa đông lạnh và ít mưa.
D. thời tiết lạnh ẩm, mưa nhiều.
Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên là
A. gió Phơn Tây Nam.
B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. gió mùa Đông Bắc.
D. gió mùa Tây Nam.
Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Nam Bộ nước ta là
A. gió mùa Tây Nam.
B. gió phơn Tây Nam.
C. gió mùa Đông Bắc.
D. Tín phong bán cầu Bắc.
Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng
A. Nam Bộ.
B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. phía Nam đèo Hải Vân.
D. trên cả nước.
Tại sao gió Tín phong chỉ có tác động rõ rệt ở nước ta vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió?
A. Hoạt động mạnh mẽ của các khối khí theo mùa.
B. Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt.
C. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
D. Gió mùa tây nam hoạt động thường xuyên.
Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ
A. lãnh thổ kéo dài từ 8034’B đến 23023’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì
A. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.
B. gió di chuyển về phía đông.
C. gió càng gần về phía nam.
D. gió thổi lệch về phía đông qua biển.
Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở đặc điểm là
A. sự phân mùa khí hậu.
B. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp.
C. tính mùa vụ của sản xuất.
D. lượng mưa theo mùa.
Tác động của gió Tây khô nóng đến khí hậu nước ta là
A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa.
B. mùa thu, đông có mưa phùn.
C. tạo kiểu thời tiết khô nóng vào đầu hè, hoạt động từng đợt.
D. tạo sự đối lập giữa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Nguyên nhân nào sau đây làm cho khí hậu nước ta có lượng mưa lớn trong mùa hạ?
A. Hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.
B. Hoạt động của gió mùa mùa hạ.
C. Gió mùa mùa đông qua biển.
D. Hoạt động của gió đất - gió biển.
Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông ở nước ta thực chất là
A. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
B. gió Tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
C. gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao lục địa châu Á.
D. gió mùa mùa đông nhưng đã bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
Nguyên nhân khiến đất feralit có màu sắc đỏ vàng là do
A. có sự tích tụ oxit nhôm .
B. có sự tích tụ oxit sắt .
C. các chất badơ dễ tan như bị rửa trôi mạnh.
D. có sự tích tụ đồng thời oxit sắt và oxit nhôm .
Địa hình đồi núi nước ta bị xói mòn, cắt xẻ rất mạnh do
A. nhiệt độ cao, mưa nhiều.
B. hoạt động sản xuất của con người.
C. vận động Tân kiến tạo.
D. lượng mưa lớn, tập trung theo mùa.
Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì
A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
C. đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.
Nhận định nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh của đai nhiệt đới gió mùa?
A. Hình thành ở những vùng cao ít mưa.
B. Động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
C. Rừng có nhiều tầng tán.
D. Phần lớn các loại cây nhiệt đới.
Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa là do
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
C. Trong năm có hai mùa mưa, khô đắp đổi nhau.
D. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.
Ở nước ta, những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3000 - 4000mm là
A. các vùng trực tiếp đón gió mùa Tây Nam.
B. những vùng có dải hội tụ nhiệt đới đi qua.
C. các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.
D. các đảo và quần đảo ngoài khơi.
Nước ta có điều kiện thuận lợi nào để phát triển nông nghiệp lúa nước, đẩy mạnh tăng vụ là do nguyên nhân nào?
A. Mạng lưới sông ngoài dày đặc.
B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
C. Khí hậu có nền nhiệt ẩm cao.
D. Có diện tích đất feralit rất lớn.
Dãy Hoàng Liên Sơn không có ảnh hưởng nào sau đây đến khí hậu vùng Tây Bắc?
A. Làm giảm hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
B. Suốt mùa đông duy trì một tình trạng khô hanh.
C. Tạo sự phân hóa lượng mưa giữa hai mùa rất sâu sắc.
D. Tạo nên hiệu ứng phơn về mùa hạ.
Mưa lớn ở Duyên hải Nam Trung Bộ và khô hạn ở Tây Nguyên, Nam Bộ là do
A. gió Tây khô nóng.
B. gió mùa Tây Nam.
C. gió mùa Đông Bắc.
D. gió tín phong Bắc bán cầu.
Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là
A. nóng và khô.
B. lạnh, trời âm u nhiều mây.
C. lạnh và ẩm.
D. lạnh, khô và trời quang mây.
Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
A. Gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.
B. Khối khí lạnh di chuyển qua biển vào nước ta.
C. Gió mùa mùa đông bị suy yếu.
D. Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.
Tính chất nhiệt đới của nước ta được quyết đinh bởi
A. ảnh hưởng của biển Đông.
B. hoạt động của hoàn lưu gió mùa.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. sự phân hóa của địa hình.
Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên trong mùa đông là
A. ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc Bán Cầu.
B. do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
C. do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Biểu hiện nào sau đây mang tính chất nhiệt đới?
A. Trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.
B. Càng vào Nam thì góc nhập xạ càng lớn.
C. Cân bằng ẩm luôn dương.
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương.
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ là do
A. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió Tây Nam cùng với bão.
C. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
D. gió Tây Nam cùng với Biển Đông.
Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho nước ta là do
A. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
B. địa hình và hoàn lưu khí quyển.
C. khối khí chí tuyến bắc Ấn Độ Dương.
D. hoạt động của bão và gió Tín phong.