393 Câu trắc nghiệm Sóng cơ cực hay có lời giải chi tiết (Phần 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là

A. 1600

B. 625

C. 800

D. 1000

Câu 2:

Mạch dao động dùng để chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song song với tụ điện C0 của mạch dao động với một tụ điện có điện dung

A. C = 2C0

B. C = C0

C. C = 8C0

D. C = 4C0

Câu 3:

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuận có độ tự cảm L và tụ đện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm t = 0, hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị cực đại là U0. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Năng lượng từ trường cực đại trong cuộn cảm là CU022

B. Năng lượng từ trường của mạch ở thời điểm t = π2LC là CU024

C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện bằng 0 lần thứ nhất ở thời điểm t = π2LC

D. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị cực đại là U0LC

Câu 4:

Tia tử ngoại được dùng

A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

Câu 5:

Quang phổ vạch phát xạ

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.

B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu 6:

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần

B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học

C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ

D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt

Câu 7:

Tia X

A. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường

B. cùng bản chất với sóng âm

C. có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại

D. cùng bản chất với tia tử ngoại

Câu 8:

Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng

A. phản xạ toàn phần

B. phản xạ ánh sáng

C. tán sắc ánh sáng

D. giao thoa ánh sáng

Câu 9:

Gọi nd, nt, nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. nd< nv< nt

B. nv> nd> nt

C. nd> nt> nv

D. nt> nd> nv

Câu 10:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m.
Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng

A. 0,2 mm

B. 0,9 mm

C. 0,5 mm

D. 0,6 mm

Câu 11:

Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là

A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.

B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.

C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến

D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến

Câu 12:

Trong chân không, bước sóng ánh sáng lục bằng

A. 546 mm

B. 546 μm

C. 546 pm

D. 546 nm

Câu 13:

Khi nói vê tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.

B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

Câu 14:

Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng L là F thì khi êlectron chuyển động trên quỹ đao dừng N, lực này sẽ là

A. F/16

B. F/9

C. F/4

D. F/25

Câu 15:

Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 μm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng

A. 4,07 eV

B. 5,14 eV

C. 3,34 eV

D. 2,07 eV

Câu 16:

Công thoát êlectron của một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là

A. 0,6 μm

B. 0,3 μm

C. 0,4 μm

D. 0,2 μm

Câu 17:

Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng

A. trong truyền tin bằng cáp quang

B. làm dao mổ trong y học

C. làm nguồn phát siêu âm

D. trong đầu đọc đĩa CD

Câu 18:

Số nuclôn của hạt nhân T90230h nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân P84210o là

A. 6

B. 126

C. 20

D. 14

Câu 19:

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số

A. prôtôn nhưng khác số nuclôn.

B. nuclôn nhưng khác số nơtron

C. nuclôn nhưng khác số prôtôn

D. nơtron nhưng khác số prôtôn

Câu 20:

Trong các hạt nhân nguyên tử: H24e, F2656e, U92238 và T90230h , hạt nhân bền vững nhất là

A. H24e

B. T90230h

C. F2656e

D. U92238

Câu 21:

Tia α

A. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không.

B. là dòng các hạt nhân H24e

C. không bị lêch khi đi qua điện trường và từ trường

D. là dòng các hạt nhân nguyên tử hiđrô

Câu 22:

Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn

A. năng lượng toàn phần

B. số nuclôn

C. đông lượng

D. số nơtron

Câu 23:

Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng L là F thì khi
êlectron chuyển động trên quỹ đao dừng N, lực này sẽ là

A. F/16

B. F/9

C. F/4

D. F/25