400 Bài trắc nghiệm Dao động cơ hay nhất có lời giải chi tiết (Phần 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong một mạch dao động điều hòa, khi điện tích của tụ có độ lớn cực đại thì điều nào sau đây là không đúng

A. Từ trường trong lòng cuộn cảm bằng 0

B. Cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại

C. Năng lượng điện trong tụ đạt giá trị cực đại

D. Năng lượng điện trường trong tụ bằng năng lượng điện từ của mạch

Câu 2:

Vật dao động điều hoà với chu kì 0,9 (s). Tại một thời điểm vật có động năng bằng thế năng thì sau thời điểm đó 0,0375 (s ) động năng của vật

A. bằng ba lần thế năng hoặc một phần ba thế năng

B. bằng hai lần thế năng

C. bằng bốn lần thế năng hoặc một phần tư thế năng

D. bằng một nửa thế năngĐ

Câu 3:

Vật dao động điều hòa với tần số 2,5 Hz. Tại một thời điểm vật có động năng bằng một nửa cơ năng thì sau thời điểm đó 0,05s động năng của vật

A. có thế năng bằng không hoặc bằng cơ năng

B. bằng hai lần thế năng

C. bằng thế năng

D. bằng một nửa thế năng

Câu 4:

Vật đang dao động điều hòa với biên độ A dọc theo đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật, tại thời điểm t thì vật xa điểm M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là Δt thì vật gần điểm M nhất. Vật cách vị trí cân bằng một khoảng 0,5A vào thời điểm gần nhất là

A. t+t3

B. t+t6

C. 0,5(t+t)

D. 0,5t+0,25t

Câu 5:

Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi

A. Li độ có độ lớn cực đại

B. Gia tốc có độ lớn cực đại

C. Li độ bằng không

D. Pha cực đại

Câu 6:

Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi

A. gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại

B. gia tốc có độ lớn cực đại

C. chất điểm đi qua vị trí cân bằng

D. lực kéo về có độ lớn cực đại

Câu 7:

Biết gia tốc trọng trường là g. Một đồng hồ quả lắc treo trên trần của một chiếc thang máy, khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a thì chu kì dao động của con lắc đơn là

A. T=2πlg-a2

B. T=2πlg+a

C. T=2πlg-a

D. T=2πl(g-a)g2

Câu 8:

Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kì dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kì của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản

A. Chu kì tăng hoặc giảm còn tuỳ thuộc quả nặng đi theo chiều nào

B. Chu kì giảm

C. Chu kì không đổi

D. Chu kì tăng

Câu 9:

Con lắc đơn treo ở trần một thang máy, đang dao động điều hòa. Khi con lắc về đúng tới vị trí cân bằng thì thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều lên trên thì

A. biên độ dao động giảm

B. biên độ dao động không thay đổi

C. lực căng dây giảm

D. biên độ dao động tăng

Câu 10:

Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kì và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản

A. Chu kì tăng; biên độ giảm

B. Chu kì giảm biên độ giảm

C. Chu kì giảm; biên độ tăng

D. Chu kì tăng; biên độ tăng

Câu 11:

Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kì và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản

A. Chu kì tăng; biên độ giảm

B. Chu kì giảm biên độ giảm

C. Chu kì giảm; biên độ tăng

D. Chu kì tăng; biên độ tăng

Câu 12:

Con lắc đơn được treo trong điện trường đều có cường độ không đổi và hướng thẳng đứng. Cho vật tích điện Q thì thấy tỉ số giữa chu kì dao động nhỏ khi điện trường hướng lên hoặc hướng xuống là T1/T2=7/6. Điện tích Q là điện tích

A. dương

B. âm

C. dương hoặc âm

D. có dấu không thể xác định được

Câu 13:

Con lắc đơn được treo trong điện trường đều có cường độ không đổi và hướng thẳng đứng. Cho vật tích điện Q thì thấy tỉ số giữa chu kì dao động nhỏ khi điện trường hướng lên và khi hướng xuống là T1/T2=9/11. Điện tích Q là điện tích

A. dương

B. âm

C. dương hoặc âm

D. có dấu không thể xác định được

Câu 14:

Con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc a=g/2 thì con lắc dao động với chu kì T’ bằng

A. T2

B. T3

C. T/2

D. T/2

Câu 15:

Con lắc đơn được treo ở trần một ô tô. Khi ô tô đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi ô tô chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang với gia tốc có độ lớn a=g/2 thì con lắc dao động với chu kì bằng

A. T/2

B. T3

C. T/2

D. 0,95T

Câu 16:

Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc đơn không phụ thuộc vào

A. khối lượng quả nặng

B. gia tốc trọng trường

C. chiều dài dây treo

D. vĩ độ địa lý

Câu 17:

Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc

A. Khối lượng của con lắc

B. Trọng lượng của con lắc

C. Tỉ số của trọng lượng và khối lượng của con lắc

D. Khối lượng riêng của con lắc

Câu 18:

Đồng hồ quả lắc đặt trên mặt đất chạy đúng với chu kì T0, nếu đưa đồng hồ xuống độ sâu h’ so với mặt đất và giữ cho nhiệt độ không đổi thì đồng hồ chạy nhanh hay chậm một lượng bao nhiêu sau khoảng thời gian t

A. Chạy nhanh thR

B. Chạy chậm thR

C. Chạy nhanh th2R

D. Chạy chậm th2R

Câu 19:

Hai con lắc làm bằng hai hòn bi có cùng chất liệu, kích thước và hình dạng bên ngoài, có khối lượng m1 = 2m2 treo vào hai sợi dây có chiều dài bằng nhau. Hai con lắc cùng dao động trong một môi trường với li độ góc ban đầu nhỏ và như nhau, vận tốc ban đầu bằng không

A. thời gian dao động tắt dần của hai con lăc là như nhau do cơ năng ban đầu bằng nhau

B. thời gian dao động tắt dần của m1 nhỏ hơn m2 là 2 lần

C. thời gian dao động tắt dần của hai con lắc là không như nhau do cơ năng ban đầu khác nhau

D. thời gian dao động tắt dần của m2 nhỏ hơn m1 là 2 lần

Câu 20:

Hai con lắc đơn có cùng độ dài, cùng biên độ dao động nhưng khối lượng lần lượt m1, m2. Nếu m1 = 2m2 thì chu kì và cơ năng dao động của chúng liên hệ như sau

A. T1=2T2; W1=W2

B. T2=2T1; W1=W2

C. T2=T1; W1>W2

D. T2=T1; W1<W2

Câu 21:

Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao

B. tăng vì chu kì dao động điều hoà của nó giảm

C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường

D. không đổi vì chu kì dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

Câu 22:

Kết luận nào sau đây sai? Một con lắc đơn đang dao động xung quanh một điểm treo cố định, khi chuyển động qua vị trí cân bằng

A. tốc độ cực đại

B. li độ bằng 0

C. gia tốc bằng không

D. lực căng dây lớn nhất

Câu 23:

Khi con lắc đơn dao động điều hòa qua vị trí cân bằng thì

A. lực căng dây có độ lớn cực đại và lớn hơn trọng lượng của vật

B. lực căng dây có độ lớn cực tiểu và nhỏ hơn trọng lượng của vật

C. lực căng dây có độ lớn cực đại và bằng trọng lượng của vật

D. lực căng dây có độ lớn cực tiểu và bằng trọng lượng của vật

Câu 24:

Khi đưa một con lắc đơn từ xích đạo đến địa cực (lạnh đi và gia tốc trọng trường tăng lên) thì chu kì dao động của con lắc đơn sẽ

A. tăng lên khi g tăng theo tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ giảm nhiệt độ và ngược lại

B. tăng lên

C. giảm đi khi g tăng theo tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ giảm nhiệt độ và ngược lại

D. giảm đi

Câu 25:

Lực phục hồi để tạo ra dao động của con lắc đơn là

A. sức căng của dây treo

B. hợp của trọng lực và sức căng của dây treo vật nặngc căng của dây treo

C. thành phần của trọng lực vuông góc với dây treo

D. hợp của sức căng dây treo và thành phần trọng lực theo phương dây treo

Câu 26:

Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc α0. Con lắc có thế năng bằng động năng của nó khi vật ở vị trí có li độ góc là

A. α=±122α0

B. α=±12α0

C. α=±14α0

D. α=±12α0

Câu 27:

Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc α0 tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Khi đi qua vị trí thấp nhất, gia tốc của vật có độ lớn

A. g

B. g(α0)2

C. gα0

D. α0

Câu 28:

Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì T0. Cho quả cầu con lắc tích điện dương và dao động nhỏ trong điện trường có đường sức hướng xuống thẳng đứng, chu kì con lắc khi đó so với T0 như thế nào

A. Nhỏ hơn T0

B. Lớn hơn T0

C. Không xác định được

D. Bằng T0

Câu 29:

Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hoà tại một nơi có gia tốc rơi tự do g, với biên độ góc αmax. Khi vật đi qua vị trí có li độ dài s, nó có vận tốc là v. Khi đó, ta có biểu thức

A. gα2maxl2-v2l-gs2=0

B. gα2maxl2-v2l+gs2=0

C. gα2maxl2+v2l-gs2=0

D. gα2maxl2-v2l+gs2=0

Câu 30:

Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hoà tại một nơi có gia tốc rơi tự do g với biên độ góc α0. Lúc vật đi qua vị trí có li độ góc α, nó có vận tốc là v. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. v2gl=α2-α2

B. α2=α20-glv2

C. α20=α2+v2ω

D. α20=α2+v2gl

Câu 31:

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ dài A. Khi nó đi qua vị trí cân bằng thì điểm I của sợi dây được giữ lại và sau đó nó tiếp tục dao động điều hòa với chiều dài sợi dây chỉ bằng 1/3 lúc đầu. Biên độ dao động sau đó là

A. 0,5A

B. A2

C. A/3

D. 0,25A

Câu 32:

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ dài A. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm với vật nhỏ có khối lượng bằng nó đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa với biên độ dài A'. Chọn kết luận đúng

A. A'=A2

B. A'=A/2

C. A'=2A

D. A'=0,5A

Câu 33:

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với cơ năng W. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm với vật nhỏ có khối lượng bằng nó đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa với cơ năng W'. Chọn kết luận đúng

A. W'=W2

B. W=W/2

C. W'=2W

D. W'=0,5W

Câu 34:

Một con lắc đơn dao động điều hòa tại một nơi nhất định với chu kì T. Nếu tại đó có thêm ngoại lực có hướng thẳng đứng từ trên xuống, có độ lớn bằng 3 lần trọng lực thì chu kì dao động nhỏ của con lắc là

A. 2T

B. T/2

C. T/3

D. 3T

Câu 35:

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích dương q dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hoà với chu kì T0. Nếu cho con lắc dao động điều hoà trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có véc tơ cường độ điện trường E (qE << mg) nằm ngang thì chu kì dao động của con lắc là

A. T=T0(1+qE/mg)

B. T=T0(1+0,5qE/mg)

C. T=T0(1-0,5qE/mg)

D. T=T0(1-qE/mg)

Câu 36:

Một con lắc đơn dao động tại một nơi nhất định (bỏ qua lực cản). Lực căng của sợi dây có giá trị lớn nhất khi vật nặng qua vị trí

A. mà tại đó thế năng bằng động năng

B. vận tốc của nó bằng 0

C. cân bằng

D. mà lực kéo về có độ lớn cực đại

Câu 37:

Một con lắc đơn dao động điều hoà với chu kì dao động T. Nếu tại điểm A là trung điểm của đoạn OB người ta đóng một cái đinh để chặn một bên của dây thì chu kì dao động T' mới của con lắc là

A. T'=T

B. T'=T(2+1)22

C. T'=T/2

D. T'=T/2

Câu 38:

Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài l và viên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là

A. mgl(1-cosα)

B. mgl(1-sinα)

C. mgl(3-2sinα)

D. mgl(1+cosα)

Câu 39:

Một sợi dây mảnh có chiều dài l đang treo một vật có khối lượng m đã tích điện q (q < 0), trong một điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường E nằm ngang, hướng sang phải thì

A. khi cân bằng, dây treo lệch sang phải so với phương thẳng đứng

B. chu kì dao động bé của vật treo không phụ thuộc vào khối lượng vật treo

C. khi cân bằng, dây treo lệch sang trái so với phương thẳng đứng một góc α, tanα=mg/qeE

D. chu kì dao động bé của vật treo phụ thuộc vào khối lượng vật treo

Câu 40:

Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng 0,75 gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T' bằng

A. 2T

B. T/2

C. T/2

D. T2

Câu 41:

Một con lắc đơn treo vào trần một thang máy. Thang máy đứng yên và con lắc đang dao động điều hòa. Khi con lắc về đúng tới vị trí cân bằng thì thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần lên trên thì

A. lực căng dây giảm

B. biên độ dao động không thay đổi

C. biên độ dao động giảm

D. biên độ dao động tăng

Câu 42:

Một con lắc đơn treo vào một thang máy thẳng đứng, khi thang máy đứng yên thì con lắc dao động với chu kì 1s, khi thang máy chuyển động thì con lắc dao động với chu kỳ 0,96 s. Thang máy chuyển động

A. nhanh dần đều đi lên

B. nhanh dần đều đi xuống

C. chậm dần đều đi lên

D. thẳng đều

Câu 43:

Một con lắc đơn có chu kì dao động biên độ góc nhỏ T. Treo con lắc vào trần xe đang chuyển động theo phương ngang thì khi ở vị trí cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng góc α. Chu kì dao động nhỏ của con lắc trong xe là

A. Tcosα

B. Tsinα

C. Ttanα

D. Tcotα

Câu 44:

Một con lắc đơn treo vào trần toa xe, lúc xe đúng yên thì nó dao động nhỏ với chu kì T. Cho xe chuyển động thẳng đều lên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α thì nó dao động nhỏ với chu kì là

A. T'cosα

B. T'=T

C. T'=Tsinα

D. T'=Ttanα

Câu 45:

Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ và sợi dây nhẹ không dãn. Lúc đầu người ta giữ quả cầu ở độ cao so với vị trí cân bằng O là H rồi buông nhẹ cho nó dao động trong mặt phẳng thẳng đứng. Khi quả cầu đi lên đến vị trí có tốc độ bằng nửa tốc độ cực đại thì dây bị tuột ra rồi sau đó quả cầu chuyển đến độ cao cực đại so với O là h. Nếu bỏ qua mọi ma sát thì

A. h=H

B. h>H

C. h<H

D. H<h<2H

Câu 46:

Một con lắc đơn lí tưởng đang dao động điều hòa, khi đi qua vị trí cân bằng thì điểm I của sợi dây được giữ lại và sau đó nó tiếp tục dao động điều hòa với chiều dài sợi dây chỉ bằng một phần tư lúc đầu thì

A. biên độ góc dao động sau đó gấp đôi biên độ góc ban đầu

B. biên độ góc dao động sau đó gấp bốn biên độ góc ban đầu

C. biên độ dài dao động sau đó gấp đôi biên độ dài ban đầu

D. cơ năng dao động sau đó chỉ bằng một nửa cơ năng ban đầu

Câu 47:

Một con lắc đơn quả cầu có khối lượng m, đang dao động điều hòa trên Trái Đất trong vùng không gian có thêm lực F có hướng thẳng đứng từ trên xuống. Nếu khối lượng m tăng thì chu kì dao động nhỏ

A. không thay đổi

B. tăng

C. giảm

D. có thể tăng hoặc giảm

Câu 48:

Một con lắc đơn, quả cầu mang điện dương được đặt vào điện trường đều. Trong trường hợp nào sau đây chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn lớn hơn chu kì dao động nhỏ của nó khi không có điện trường?

A. Điện trường có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống

B. Điện trường có phương thẳng đứng, chiều hướng lên

C. Điện trường có phương ngang, chiều từ trái sang phải

D. Điện trường có phương ngang, chiều từ trái sang phải

Câu 49:

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong mặt phẳng thẳng đứng ở trong trường trọng lực thì

A. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây có độ lớn bằng nhau

B. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây cân bằng nhau

C. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây

D. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, lực căng của dây có độ lớn cực tiểu

Câu 50:

Một con lắc đơn đang thực hiện dao động nhỏ, thì

A. khi đi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây có độ lớn bằng trọng lượng của vật

B. gia tốc của vật luôn vuông góc với sợi dây

C. khi đi qua vị trí cân bằng gia tốc của vật triệt tiêu

D. tại hai vị trí biên, gia tốc của vật tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động