400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ý nào sau đây không đúng với lãnh hải của nước ta?

A. Có chiều rộng 12 hải lí, song song cách đều đường cơ sở.

B. Kéo dài đến độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa

C. Ranh giới ngoài được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

D. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

Câu 2:

Đồng bằng Amazôn nổi tiếng thế giới vì

A. trữ năng thủy điện lớn.

B. khoáng sản.

C. đồng cỏ.

D. rừng mưa nhiệt đới và đất đai màu mỡ.

Câu 3:

Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng:

A. vòng cung.

B. tây bắc – đông nam.

C. tây nam – đông bắc.

D. đông bắc – Tây nam.

Câu 4:

Khí hậu của Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mỹ thuộc đới khí hậu

A. ôn đới hải dương và nhiệt đới.

B. ôn đới và cận nhiệt.

C. ôn đới lục địa và ôn đới hải dương.

D. ôn đới lục địa và cận nhiệt

Câu 5:

Nước Anh gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm

A.1957.

B.1973.

C.1981

D.1986.

Câu 6:

Các đồng bằng duyên hải miền Trung của nước ta đất thường nghèo, nhiều cát ít phù sa là điều kiện thuận lợi để trồng :

A. cây lương thực.

B. cây công nghiệp lâu năm.

C. cây công nghiệp hàng năm.

D. cây thực phẩm và cây ăn quả.

Câu 7:

Trên thế giới và Việt Nam hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào thường phân bố gắn liền với các đô thị ?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 8:

Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược phẩm có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới là thế mạnh của vùng nào ?

A. Đồng Bằng sông Hồng

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Bắc Trung Bộ

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 9:

Sắp xếp các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo chiều từ Bắc vào Nam.

A. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế

C. Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Câu 10:

Dòng người nhập cư đầu tiên đến Ô-xtrây-lia từ

A. Châu Á

B. Châu Phi.

C. Châu Âu.

D. Châu Mĩ.

Câu 11:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 em hãy cho biết trong những đỉnh núi sau, đỉnh núi nào có độ cao lớn nhất ?

A. Tây Côn Lĩnh

B. Kiêu Liêu Ti

C. Pu Tha Ca

D. Pu Si Lung

Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Vũng Áng

B. Chân Mây – Lăng Cô

C. Nhơn Hội

D. Hòn La

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, em hãy cho biết nền địa chất của khu Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Gồm các đá biến chất của các trầm tích phun trào

B. Trầm tích lục địa màu đỏ, gồm cuội, cát bốt kết

C. Đá vôi dạng khối phân lớp

D. Gồm cuội, cát,sét kết và các thành tạo bở rời

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết khu vực nào ở nước ta có sự đan xen của nhiều dân tộc sinh sống?

A. Tây Nguyên

B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và mền núi Bắc Bộ

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 15:

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được thể hiện

A. đổi mới công nghệ áp dụng vào sản xuất.

B. đưa lực lượng sản xuất vào nền sản xuất đại cơ khí.

C. đưa lực lượng sản xuất vào quá trình cơ giới hóa, tự động hóa.

D. xuất hiện và phát triển bùng nổ các ngành công nghệ cao.

Câu 16:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho khu vực Đông Bắc Bộ có một mùa đông lạnh nhất cả nước

A. vị trí nằm trong vành đai nội chí tuyến

B. vị trí nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á

C. địa hình chủ yếu là đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp

D. các dãy núi hướng vòng cung, hút gió mùa đông bắc

Câu 17:

Nguyên nhân quan trọng dẫn tới quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây là do

A. mức sống của người dân không ngừng cải thiện.

B. quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng.

C. kinh tế phát triển nhanh.

D. quá trình di dân tự do từ nông thôn lên thành thị.

Câu 18:

Khác với Hoa Kì cộng đồng dân cư ở Mĩ la tinh có sự hòa hợp cao là do

A. tính chất thống nhất ngôn ngữ, tôn giáo.

B. quá trình hợp huyết lâu dài của cộng động người sinh sống tại đây.

C. chính sách đàn áp khắc nghiệt của thực dân Bồ Đào Nha trước đây.

D. do sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước

Câu 19:

Tuyến đường biển Bắc – Nam quan trọng nhất là tuyến:

A. Hải Phòng – Bà Rịa – Vũng Tàu.

B. Hải Phòng – Đà Nẵng.

C. Hải Phòng – Cửa Lò.

D. Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 20:

Phần lãnh thổ mới được sáp nhập vào Liên Bang Nga từ Ucaina có tên là

A. tỉnh Ca-li-nin-grat.

B. bán đảo Krym.

C. bán đảo Kamchatka.

D. eo biển Bering.

Câu 21:

Rừng chiếm phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt là đặc điềm của vùng kinh tế nào ở Nhật Bản?

A. Vùng kinh tế đảo Hô cai đô.

B. Vùng kinh tế đảo Xi - cô - cư.

C. Vùng kinh tế đảo Hôn su

D. Vùng kinh tế đảo Kiu - xiu

Câu 22:

Nhà máy nhiệt điện lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Trị An

B. Phú Mỹ

C. Thủ Đức

D. Bà Rịa

Câu 23:

Cho bảng số liệu sau đây:

Cơ cấu diện tích và sản lượng lúa phân theo vùng của nước ta

Đơn vị: %

Các vùng

2005

2014

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Cả nước

100,0

100,0

100,0

100,0

Đồng bằng sông Hồng

16,1

17,9

14,4

15,0

Đồng bằng sông Cửu Long

52,2

53,9

54,3

56,1

Các vùng khác

31,7

28,2

31,3

28,9

Dựa vào bảng số liệu trên em hãy cho biết trong giai đoạn 2005 – 2014 tỉ trọng diện tích lúa cả năm của hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước có sự thay đổi theo hướng?

A. Tỉ trọng cả hai vùng đều tăng

B. Tỉ trọng cả hai vùng đều giảm

C. Tỉ trọng của Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng giảm

D. Tỉ trọng của Đồng bằng sông sông Hồng tăng, Đồng bằng Cửu Long giảm

Câu 24:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết thành phố Huế có lượng mưa lớn nhất cả nước trên 2800mm/năm là do:

A. Hướng địa hình song song với hướng gió.

B. Có dòng biển lạnh ven bờ.

C. Giáp biền, ảnh hưởng của sườn đón gió và dải hội tụ nhiệt đới.

D. Có vị trí giáp biển và ảnh hưởng của bão.

Câu 25:

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế các nước châu Phi là

A. nghèo tài nguyên khoáng sản.

B. hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân lâu dài.

C. dân số đông và đô thị hóa quá mức.

D. tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác hợp lí.

Câu 26:

Để hạn chế tình trạng xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi giải pháp hàng đầu cần phải làm là:

A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

B. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.

C. đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.

D. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, nông lâm kết hợp.

Câu 27:

Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng bắc nam ngăn ảnh hưởng của biển.

B. có diện tích lãnh thổ quá lớn.

C. có đường chí tuyến bắc chạy qua, ít mưa.

D. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Câu 28:

Việt Nam có bình quân đất canh tác theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do :

A. khả năng mở rộng còn nhiều hạn chế trong khi đó dân số lại không ngừng tăng.

B. do chinh sách giảm tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

C. đất chuyên dùng và đất thổ cư ngày càng mở rộng.

D. do đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 29:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm ngày càng bị thu hẹp là do

A. nhu cầu lớn của khu vực đông dân của châu Á

B. quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng

C. hậu quả của chiến tranh

D. khai thác không hợp lí và do cháy rừng

Câu 30:

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên trong việc xây dựng và phát triển các nhà máy thủy điện ở nước ta là:

A. sự phân mùa của khí hậu.

B. sông ngòi ngắn và dốc.

C. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

D. địa hình phân hóa sâu sắc.

Câu 31:

Giải pháp hàng đầu để phát triển ổn định cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là:

A. đưa các giống cây mới vào trồng trọt.

B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại.

C. xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Câu 32:

Thế mạnh nổi bất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

A. đất đỏ ba dan và đất xám.

B. thủy sản.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. dầu mỏ và khí đốt.

Câu 33:

Nghề nuôi chim yến lấy tổ yến xuất khẩu được phát triển mạnh trên các đảo đá thuộc vùng biển khu vực

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 34:

Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô và cơ cấu dấn số và diện tích của các vùng so với cả nước năm 2012.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số và diện tích của các vùng so với cả nước năm 2012.

C. Cơ cấu dân số và diện tích của các vùng so với cả nước năm 2012.

D. Diện tích và dân số của các vùng so với cả nước năm 2012.

Câu 35:

Cho biểu đồ

BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản ở nước ta giai đoạn 2005 -2010 ?

A. Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua các năm đều tăng.

B. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.

C. Năm 2005, sản lượng khai thác nhỏ hơn sản lượng nuôi trồng.

D. Từ năm 2007, sản lượng nuôi trồng đã vượt lên trên sản lượng khai thác.

Câu 36:

Cho bảng số liệu

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN NĂM 2010 (%)

 

Trung du miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Tổng số

100

100

Đất nông nghiệp

14,6

29,2

Đất lâm nghiệp

52,4

56,1

Đất chuyên dùng

2,4

2,3

Đất thổ cư

1,1

0,8

Đất chưa sử dụng

29,5

11,6

Nhận xét nào sau đây đúng về điểm giống nhau trong cơ cấu sử dụng đất giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

A. Cả hai vùng cỏ tỉ lệ đất chưa sử dụng tương đối thấp.

B. Cả hai vùng đều có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp nhất trong các loại đất

C. Cả hai vùng vốn đất đều được sử dụng vào các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng và thổ cư

D. Tỉ lệ diện tích nông nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ lớn hơn Tây Nguyên

Câu 37:

Ở nước ta hiện nay các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường phân bố gắn với:

A. vùng cung cấp nguyên nhiên liệu

B. thị trường tiêu thụ.

C. các nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp

D. các thành phố, đô thị lớn.

Câu 38:

Vì sao phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Do sức ép dân số lên sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường

B. Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú

C. Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế

D. Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng

Câu 39:

Vùng Trung tâm Hoa Kì, trên lục địa Bắc Mĩ thời tiết luôn diễn biến thất thường là do?

A. Nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt và ôn đới

B. Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

C. Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương

D. Lãnh thổ rộng lớn, địa hình có dạng lòng máng

Câu 40:

Cho bảng số liệu sau đây:

TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2014

Năm

Tỉ suất sinh

Tỉ suất tử

Năm

Tỉ suất sinh

Tỉ suất tử

1960

46

12

1989

31,3

8,4

1965

37,8

6,7

1999

23,6

7,3

1970

34,6

6,6

2006

19,0

5,0

1976

39,5

7,5

2014

17,0

7,1

1979

32,2

7,2

 

 

 

               

Để thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960-2014 Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền

B. Biểu kết hợp (đường với miền)

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ thanh ngang