400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải (P6)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương
B. Là một biển nhỏ trong các biển ở Thái Bình Dương
C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.
Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, với
A. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C
B. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C (trừ vùng núi Đông Bắc).
C. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C (trừ vùng núi Tây Bắc).
D. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20°C (trừ vùng núi cao).
Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
A. vùng tiếp giáp lãnh hải
B. lãnh hải
C. vùng đặc quyền kinh tế
D. nội thủy
Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là
A. trình độ đô thị hóa thấp
B. Tỉ lệ dân thành thị giảm
C. phân bố đô thị đều giữa các vùng
D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
Về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp
A. cận nhiệt đới
B. nhiệt đới
C. cận xích đạo
D. ôn đới
Tuyến đường được coi là "xương sống" của hệ thống đường bộ nước ta là
A. quốc lộ 5
B. quốc lộ 6
C. quốc lộ 1
D. quốc lộ 2
Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước
B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước
C. Có sự phân hoá thành hai tiểu vùng
D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào
Vấn đề tiêu biểu nhất trong phát
triển kinh tế của vùng Đông Nam
Bộ so với các vùng khác trong cả
nước là
A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
B. phát triển nghề cá
C. hình thành các vùng chuyên canh
D. thu hút đầu tư
Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là
A. Cao su
B. cà phê
C. điều
D. dừa
Khu vực Đông Nam Á có
A. 10 quốc gia
B. 11 quốc gia
C. 12 quốc gia
D. 21 quốc gia
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị là
A. Quảng Trị
B. Đồng Hới
C. Đông Hà
D. Hội An
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, đỉnh núi cao nhất vùng núi Trường Sơn Nam là
A. Vọng Phu
B. Chư Yang Sin
C. Ngọc Linh
D. Kon Ka Kinh
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, người Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru sống tập trung ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi phía Bắc
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là:
A. Hà Nội,Đà Nẵng,Thanh Hóa,Nha Trang
B. Hà Nội,Thanh Hóa,Đà Nẵng,Nha Trang
C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa
D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,Thanh Hóa
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 29, các khu kinh tế ven
biển của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long là
A. Định An, Bạc Liêu, Rạch Giá
B. Định An, Năm Căn, Phú Quốc
C. Năm Căn, Rạch Giá, Phú Quốc
D. Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở
A. dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia
B. dải ven biển
C. dải ven sông Tiền, sông Hậu
D. vùng bán đảo Cà Mau
Căn cứ vào bản đồ Khí hậu
chung ở Atlat Địa lí Việt Nam
trang 9, các trạm khí hậu có chế
độ mưa vào thu - đông tiêu biểu
ở nước ta là
A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội
B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn
C. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang
D. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Căn cứ vào bản đồ Ngoại thưong (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước mà Việt Nam xuất siêu là:
A. Liên bang Nga, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Nhật Bản
B. Xingapo, Nam Phi, Ẩn Độ, Malaixia
C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
D. Hoa Kì, Braxin, Anh, Ôxtrâylia
Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh tế của
các vùng ở Atlat Địa lí
ViệtNam trang 26, nhận xét nào
sau đây đúng về tỉ trọng các khu
vực kinh tế trong cơ cấu
GDP của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng
sông Hồng (năm 2007)?
A. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là khu vực có tỉ trọng cao nhất
B. Công nghiệp và xây dựng là khu vực có tỉ trọng cao nhất
C. Dịch vụ là khu vực có tỉ trọng cao nhất
D. Tỉ trọng các khu vực trong cơ cấu GDP của hai vùng giống nhau
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 23, tuyến quốc lộ nào sau
đây không kết nối vùng Tây
Nguyên với vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ?
A. Quốc lộ 19
B. Quốc lộ 20
C. Quốc lộ 24
D. Quốc lộ 25
Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn do
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc
B. tổng lượng nước sồng lớn
C. chế độ nước sông thay đổi theo mùa
D. quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi
Trong các biện pháp dưới đây,
biện pháp nào là cấp bách để
nâng cao chất lượng nguồn lao
động của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động
C. Nâng cao thể trạng người lao động
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí
Năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phải đi trước một bước là do
A. ngành này có nhiều lợi thế và là động lực để thúc đẩy các ngành khác
B. sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ
C. thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
D. trình độ công nghệ sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường
Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là:
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Các đảo và quần đảo của nước ta
A. hầu hết là có cư dân sinh sống
B. tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam
C. có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước
D. có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản
Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. triều cường, xâm nhập mặn
B. rét đậm, rét hại
C. cát bay, cát lấn
D. sóng thần
Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. giảm tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả; tăng tỉ trọng cây thực phẩm
B. giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả
C. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả
D. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây thực phẩm, cây công nghiệp
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA CAMPUCHIA,
GIAI ĐOẠN 2010-2016
(Đơn vị: tỉ USD)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình ngoại thương của Campuchia, giai đoạn 2010-2016?
A. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục
B. Giá trị nhập khẩu tăng liên tục
C. Campuchia là nước nhập siêu
D. Cán cân xuất nhập khẩu cân bằng
Cho biểu đồ
Biểu đồ thể hiện nội dung này sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2016
B. Quy mô và cơ cấu sản lượng than và điện của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016
C. Sản lượng than và sản lượng điện của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2016
D. Sản lượng than và sản lượng điện của Trung Quốc, năm 2016
Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, nguyên nhân là do
A. có độ cao lớn nhất cả nước
B. nằm xa biển nhất cả nước
C. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc
D. nằm xa Xích đạo nhất trong cả nước.
Nhân tố quan trọng nhất khiến
cho kim ngạch xuất khẩu của
nước ta liên tục tăng trong những
năm gần đây là
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi
B. mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm
C. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao
D. cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt
Ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong phát triển công nghiệp hiện nay?
A. Nguồn guyên liệu nhập rất đa dạng
B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ
C. Nguồn vốn đầu tư lớn
D. Thị trường tiêu thụ lớn từ Lào và Campuchia
Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ là do
A. khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn
B. có nguồn lao động dồi dào
C. khí hậu thuận lợi
D. nhu cầu của thị trường tăng cao
Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do
A. thềm lục địa nông, độ mặn lớn
B. nước biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi
C. có nhiều vũng vịnh, đàm phá
D. có các dòng hải lưu
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II
B. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
C. tăng tỉ trọng khu vực I và III, giảm tỉ trọng khu vực II
D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
Cho bảng số liệu:
TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA DÂN SỐ NUỚC ta,
GIAI ĐOẠN 1979-2016
(Đơn vị: %)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, giai đoạn 1979-2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền
B. Kết hợp (cột và đường)
C. Tròn
D. Đường
Cho biểu đồ
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016.
A. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu tăng
B. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm
C. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu
D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu
Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do đây là
A. vùng nuôi bò sữa lớn
B. nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển
C. nơi có thị trường tiêu thụ lớn
D. nơi có nhiều lao động có trình độ
Phương châm "sống chung với lũ" ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm
A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại
B. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu
C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông
D. giảm bớt các thiệt hại do lũ gây ra