410 Bài trắc nghiệm Điện xoay chiều cực hay có lời giải chi tiết (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đặt vào hai đầu một cuộn cảm thuần L một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi. Khi f = 60 Hz thì cường độ hiệu dụng qua L là 2,4 A. Để cường độ hiệu dụng qua L bằng 3,6 A thì tần số của dòng điện phải bằng

A. 75 Hz

B. 40 Hz

C. 25 Hz

D. 502 Hz

Câu 2:

Một tụ điện phẳng không khí có hai bản song song cách nhau một khoảng d được nối vào nguồn điện xoay chiều thì cường độ hiệu dụng qua mạch là 6,8 A. Đặt vào trong tụ điện và sát vào một bản tụ một tấm điện môi dày 0,3d có hằng số điện môi ε=2 thì cường độ hiệu dụng qua tụ là

A. 2,7 A

B. 8,0 A

C. 10,8 A

D. 7,2 A

Câu 3:

Một tụ điện khi mắc vào nguồn u=U2cos(100πt+π)(V) thì cường độ hiệu dụng qua mạch là 2A. Nếu mắc tụ vào nguồn u=Ucos(120πt+0,5π) thì cường độ hiệu dụng qua mạch là bao nhiêu?

A. 1,22V

B. 1,2V

C. 2V

D. 3,5V

Câu 4:

Đoạn mạch điện xoay chiều tần số f1=60Hz chỉ có một tụ điện. Nếu tần số là f2 thì dung kháng của tụ điện tăng thêm 20%. Tần số

A. f2=72Hz

B. f2=50Hz

C. f2=10Hz

D. f2=250Hz

Câu 5:

Đặt điện áp u=U2cosωt vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là

A. u2U2+i2I2=14

B. u2U2+i2I2=1

C. u2U2+i2I2=2

D. u2U2+i2I2=12

Câu 6:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần một điện áp xoay chiều u=U0cos100πt(V). Biết giá trị điện áp và cường độ dòng điện tại thời điểm t1 là u1=502(V), i1=2(A)và tại thời điểm t2 là u2=50(V), i2=3(A). Giá trị U0 là

A. 50 V

B. 100 V

C. 503V

D. 1002V

Câu 7:

Đặt vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,3πH một điện áp xoay chiều. Biết điện áp có giá trị tức thời 606V thì dòng điện có giá trị tức thời 2A và khi điện áp có giá trị tức thời 602V thì dòng điện có giá trị tức thời 6A. Hãy tính tần số của dòng điện.

A. 120 (Hz)

B. 50 (Hz)

C. 100 (Hz)

D. 60 (Hz)

Câu 8:

Một hộp X chỉ chứa một trong 3 phần tử là điện trở thuần hoặc tụ điện hoặc cuộn cảm thuần. Đặt vào hai đầu hộp X một điện áp xoay chiều chỉ có tần số f thay đổi. Khi f=50Hz thì điện áp trên X và dòng điện trong mạch ở thời điểm t1 có giá trị lần lượt là: i1=1(A),u1=1003(V), ở thời điểm t2 thì: i2=3(A), u2=100(V). Khi f=100Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,52A. Hộp X chứa

A. điện trở thuần R=100Ω

B. cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1π(H)

C. tụ điện có điện dung C=104π(F)

D. tụ điện có điện dung C=103π(F)

Câu 9:

Đặt điện áp u=U0cosωt(V) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A. i=U0ωLcos(ωt+π2)

B. i=U0ωL2cos(ωt+π2)

C. i=U0ωLcos(ωt-π2)

D. i=U0ωL2cos(ωt-π2)

Câu 10:

Đặt điện áp  u=U0cos(120πtπ4)(V)  vào hai đầu một tụ điện thì vôn kế nhiệt (có điện trở rất lớn) mắc song song với tụ điện chỉ 1202(V), ampe kế nhiệt (có điện trở bằng 0) mắc nối tiếp với tụ điện chỉ 22(A). Chọn kết luận đúng

A. Dòng điện tức thời qua tụ điện i=4cos(100πt+π4)(A)

B. Dung kháng của tụ điện là 60Ω, pha ban dầu của dòng điện qua tụ điện là ϕ=π2

C. Điện dung của tụ điện là 17,2π(mF), pha ban đầu của dòng điện qua tụ điện là π4.

D. Điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện là 1202, dòng điện cực đại qua tụ điện là 22(A)

Câu 11:

Đồ thị biểu diễn cường độ tức thời của dòng điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL=50Ω ở hình vẽ bên.

Viết biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm

A. u=60cos(50πt3+5π6)(A)

B. u=60sin(100πt3+π3)(A)

C. u=60cos(50πt3+π6)(A)

D. u=30cos(50πt3+π3)(A)

Câu 12:

Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm: tụ điện có dung kháng ZC và cuộn cảm thuần có cảm kháng  ZL=0,5ZC. Điện áp giữa hai đầu tụ: uC=100cos(100πt+π6)V. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. u=200cos(100πt5π6)V

B. u=200cos(100πtπ3)V

C. u=100cos(100πt5π6)V

D. u=50cos(100πt+π6)V

Câu 13:

Đặt điện áp u=U0cos(100πtπ3)(V) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 0,2π(mF). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 4 A. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

A. i=42cos100πt+π6(A)

B. i=5cos100πt+π6(A)

C. i=5cos100πt -π6(A)

D. i=42cos100πt-π6(A)

Câu 14:

Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung 13π(mF) một điện áp xoay chiều. Biết điện áp có giá trị tức thời 606(V) thì dòng điện có giá trị tức thời 2A và khi điện áp có giá trị tức thời 602(V) thì dòng điện có giá trị tức thời 6A. Ban đầu dòng điện tức thời bằng giá trị cực đại, biểu thức của dòng điện là

A. i=23cos(100πt+π2)(A)

B. i=22cos100πt(A)

C. i=22cos50πt(A)

D. i=23cos(50πt+π2)(A)

Câu 15:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4π(H) một điện áp xoay chiều u=U0cos100πt(V). Nếu tại thời điểm t1 điện áp là 60 (V) thì cường độ dòng điện tại thời điểm t1+0,035(s) có độ lớn là

A. 1,5A

B. 1,25A

C. 1,53A

D. 22A

Câu 16:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện có điện dung 0,1π(H)một điện áp xoay chiều u=U0cos100πt(V) Nếu tại thời điểm t1 điện áp là50 (V) thì cường độ dòng điện tại thời điểm t1+0,005(s)

A. - 0,5 A

B. 0,5 A

C. 1,5 A

D. - 1,5 A

Câu 17:

Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 120 V tần số 60 Hz vào hai đầu một bóng đèn huỳnh quang. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn 602V. Thời gian đèn sáng trong mỗi giây là:

A. 12(s)

B. 13(s)

C. 23(s)

D. 0,8(s)

Câu 18:

Một đèn ống sử dụng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V. Biết đèn sáng khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn 155 V. Tỷ số giữa khoảng thời gian đèn sáng và khoảng thời gian đèn tắt trong một chu kỳ là

A. 0,5 lần

B. 2 lần

C. 2 lần

D. 3 lần

Câu 19:

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i=I0sin100πt. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01 s cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm 

A. 1300s và 2300s

B. 1400s và 2400s

C. 1500s và 3500s

D. 1600s và 5600s

Câu 20:

Điện áp hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=200cos(100πt+5π6) (u đo bằng vôn, t đo bằng giây). Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01 s điện áp tức thời có giá trị bằng 100 V vào những thời điểm 

A. 3200s và5600s

B. 1400s và2400s

C. 1500s và3500s

D. 1200s và7600s

Câu 21:

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức: u=120sin100πt (u đo bằng vôn, t đo bằng giây). Hãy xác định các thời điểm mà điện áp u = 60 V và đang tăng (với k = 0, 1, 2…)

A. t=13+k(ms)

B. t=16+k(ms)

C. t=13+20k(ms)

D. t=53+20k(ms)

Câu 22:

Tại thời điểm t, điện áp u=2002cos(100πtπ2) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị 1002(V) và đang giảm. Sau thời điểm đó 1300(s), điện áp này có giá trị là 

A. -100V

B. 1003

C. -1002V

D. 200V

Câu 23:

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u=U0cos(2πtT). Tính từ thời điểm t = 0 s, thì thời điểm lần thứ 2014 mà u=0,5U0 và đang tăng là

A. 12089.T6

B. 12055.T6

C. 12059.T6

D. 12083.T6

Câu 24:

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u=U0cos(2πtT). Tính từ thời t = 0 s, thì thời điểm lần thứ 2010 mà u=0,5U0 và đang giảm là

A. 6031.T6

B. 12055.T6

C. 12059.T6

D. 6025.T6

Câu 25:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u=U0cos100πtV. Trong chu kì thứ 3 của dòng điện, các thời điểm điện áp tức thời u có giá trị bằng điện áp hiệu dụng là

A. 0,0625 s và 0,0675 s

B. 0,0225 s và 0,0275 s

C. 0,0025 s và 0,0075 s

D. 0,0425 s và 0,0575 s

Câu 26:

Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i=I0cos100πt-π3(A) (t đo bằng giây). Thời điểm thứ 2013 giá trị tuyệt đối của cường độ dòng điện tức thời bằng cường độ dòng điện hiệu dụng là

A. t=1204312000(s)

B. t=96491200(s)

C. t=2411240(s)

D. t=1207312000(s)

Câu 27:

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i=4cos(120πt)(A), t đo bằng giây. Tại thời điểm t1 nào đó, dòng điện có cường độ 23A. Đến thời điểm t=t1+1240(s), cường độ dòng điện bằng 

A. 2 (A) hoc -2 (A)

B. -2 (A) hoc 2 (A)

C. -3 (A) hoc 2 (A)

D. 3 (A) hoc -2 (A)

Câu 28:

Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i=22cos(100πt+φ)(A), t tính bằng giây (s). Vào một thời điểm nào đó, i=2(A)và đang giảm thì sau đó ít nhất là bao lâu thì i=+6(A)?

A. 3200(s)

B. 5600(s)

C. 2300(s)

D. 1100(s)

Câu 29:

Vào cùng một thời điểm n|o đó hai dòng điện xoay chiều i1=I0cos(ωt+φ1)i2=I0cos(ωt+φ2) có cùng trị tức thời 0,53I0, nhưng một dòng điện đang tăng còn một dòng điện đang giảm. Hai dòng điện này lệch pha nhau 

A. π3

B. 2π3

C. π

D. π2

Câu 30:

Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn có biểu thức i=2cos(100πtπ6)(A) (t đo bằng giây). Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1300s kể từ lúc t = 0

A. 6,666 mC

B. 5,513 mC

C. 6,366 mC

D. 6,092 mC

Câu 31:

Mắc dây dẫn vào nguồn xoay chiều ổn định thì dòng điện chạy qua dây có biểu thức i=2cos(100πtπ3)(A). Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1300s kể từ lúc t = 0 và kể từ lúc i = 0 lần lượt là

A. 5,513 mC và 3,183 mC

B. 3,858 mC và 5,513 mC

C. 8,183 mC và 5,513 mC

D. 87 mC và 3,183 mC

Câu 32:

Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn có tần số góc ω. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1/6 chu kì dòng điện kể từ lúc dòng điện bằng không là Q1. Cường độ dòng điện cực đại là

A. 6Q1ω

B. 2Q1ω

C. Q1ω

D. 0,5Q1ω

Câu 33:

Cho dòng điện xoay chiều i=2πsin(100πt)A (t đo bằng giây) qua mạch. Tính độ lớn điện lượng qua mạch trong thời gian thời gian 5 phút.

A. 600 C

B. 1200 C

C. 1800 C

D. 2400 C

Câu 34:

Cho dòng điện xoay chiều i = πsin(100πt) (A) (t đo bằng giây) chạy qua bình điện phân chứa dung dịch H2SO4 với các điện cực trơ. Thể tích khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn thoát ra trong thời gian 16 phút 5 giây ở mỗi điện cực là

A. 0,168 lít

B. 0,224 lít

C. 0,112 lít

D. 0,056 lít

Câu 35:

Cho dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 2 A chạy qua bình điện phân chứa dung dịch H2SO4 với các điện cực trơ. Thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn thoát ra trong thời gian 5 phút ở mỗi điện cực là:

A. 0,168 lít

B. 0,0235 lít

C. 0,047 lít

D. 0,056 lít

Câu 36:

Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức i=4cos2(100πt)A. Cường độ này có giá trị trung bình trong một chu kì bằng bao nhiêu?

A. 0 A

B. 2 A

C. 22A 

D. 4 A

Câu 37:

Dòng điện chạy trong đoạn mạch có đặc điểm sau: trong một phần tư đầu của chu kì thì có giá trị bằng 1 A, trong một phần ba chu kì tiếp theo có giá trị -2 A và trong thời gian còn lại của chu kì này nó có giá trị 3 A. Giá trị hiệu dụng của dòng điện này bằng bao nhiêu?

A. 2A

B. 14A

C. 1,5A

D. 43A

Câu 38:

Mạch điện nối tiếp gồm điện trở R = 60 (Ω), cuộn dây có điện trở thuần r = 40 (Ω) có độ tự cảm L=0,4/π(H) và tụ điện có điện dung C=1/(14π)(mF). Mắc mạch vào nguồn điện xoay chiều tần số góc 100π(rad/s). Tổng trở của mạch điện là

A. 150Ω

B. 125Ω

C. 140Ω

D. 1002Ω

Câu 39:

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm tụ điện có dung kháng 200Ω, điện trở thuần 303Ω và cuộn cảm có điện trở 503Ω có cảm kháng 280Ω. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

A. sớm pha hơn cường độ dòng điện là π4 

B. sớm pha hơn cường độ dòng điện là π6

C. trễ pha hơn cường độ dòng điện là π4

D. trễ pha hơn cường độ dòng điện là π6

Câu 40:

Một mạch điện mắc nối tiếp theo đúng thứ tự gồm điện trở thuần R = 30 Ω, tụ điện 1 có điện dung C1=1/(3π)(mF) và tụ điện 2 có điện dungC2=1/π(mF) . Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u=1002cos100πt(V). Cường độ hiệu dụng trong mạch là

A. 1,00 A

B. 0,25 A

C. 2 A

D. 0,50 A

Câu 41:

Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi lần lượt vào hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch tương ứng là 0,25A; 0,5A; 0,2A. Nếu đặt điện áp xoay chiều này vào hai đầu đoạn mạch gồm ba phần tử trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là

A. 0,2 A

B. 0,3 A

C. 0,15 A

D. 0,05 A 

Câu 42:

Cho một mạch điện mắc nối tiếp gồm một điện trở R = 40(Ω), cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=0,8/π(H) và một tụ điện có điện dungC=2.104/π(F). Dòng điện qua mạch có biểu thức là i=3cos(100πt)(A). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là

A. 60 V

B. 240 V

C. 150 V

D. 752V

Câu 43:

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp theo đúng thứ tự gồm cuộn thuần cảm có cảm kháng 14 (Ω), điện trở thuần 8 (Ω), tụ điện có dung kháng 6 (Ω), biết điện áp giữa hai đầu mạch có giá trị hiệu dụng là 200 (V). Điện áp hiệu dụng trên đoạn RC là

A. 250(V)

B. 100(V)

C. 1252(V)

D. 1002(V)

Câu 44:

Cho mạch điện xoay chiều tần số 50 (Hz) nối tiếp theo đúng thứ tự: điện trở thuần 50 (Ω); cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 0,5π H và tụ điện có điện dung 0,1πmF. Tính độ lệch pha giữa uRL và uLC.

A. π4

B. π2

C. 3π4

D. π3

Câu 45:

Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là π3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng 3 lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu cuộn dây so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trên là

A. 2π3

B. 0

C. π2

D. -π3

Câu 46:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm cuộn dây thuần cảm L có cảm kháng 1003Ω, điện trở R=100Ω và tụ điện C có dung kháng 2003Ω mắc nối tiếp, M là điểm giữa L và R, N là điểm giữa của R và C. Kết quả nào sau đây không đúng?

A. Điện áp giữa hai đầu đoạn AN sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB là 2π3 

B. Cường độ dòng điện trễ pha π3 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB

C. Điện áp giữa hai đầu đoạn AN sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB là 2π3

D. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu tụ điện là π6.

Câu 47:

Cho một đoạn mạch RLC không phần nhánh (cuộn dây thuần cảm).  Gọi UR,UL,UC lần lượt là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần, hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện. Biết UR=UL=0,5UC thì dòng điện qua mạch sẽ:

A. trễ pha 0,25π(rad) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

B. trễ pha 0,5π(rad) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

C. sớm pha 0,25π(rad) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

D. sớm pha 0,5π(rad) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 48:

Đặt điện áp 50 V – 50 Hz vào đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở 40Ω và cuộn dây thuần cảm thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là UL=30V. Độ tự cảm của cuộn dây là

A. 0,4π2H 

B. 0,3πH 

C. 0,4π3H 

D. 0,2πH 

Câu 49:

Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, cuộn dây thuần cảm và ZL=8R3=2ZC. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là 200 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là

A. 180 V

B. 120 V

C. 145 V

D. 100 V

Câu 50:

Đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định thì điện áp hiệu dụng trên R, L và C lần lượt là 60V, 120V và 40V. Thay C bởi tụ điện C’ thì điện áp hiệu dụng trên tụ là 100 V, khi đó, điện áp hiệu dụng trên R là

A. 150 V

B. 80 V

C. 40 V

D. 202V