433 Bài trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng cực hay có lời giải chi tiết (đề số 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hidro được xác định bởi En=-13,6n2eV, với n là số nguyên dương. Một đám khí hidro hấp thụ năng lượng chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao nhất là E3 (ứng với quỹ đạo M). Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra bằng?

A. 35

B. 25

C. 323

D. 325

Câu 2:

Năng lượng của nguyên tử Hydro ở trạng thái dừng n được xác định bằng công thức En=-13,6n2eVn=1,2,3,.... Năng lượng cần thiết để ion hóa một nguyên tử Hydro từ trạng thái cơ bản là

A. -13,6eV

B. 13,6eV

C. 13,3eV

D. 3,4eV

Câu 3:

Điện tử trong nguyên tử hyđrô chuyển động trên những quỹ đạo tròn do lực tương tác giữa hạt nhân và điện tử là lực Culông. Biết vận tốc của điện tử ở quỹ đạo L là 2.106m/s. Tìm vận tốc của điện tử ở quỹ đạo N

A. 2.106m/s

B. 2.106m/s

C. 106m/s

D. 5.105m/s

Câu 4:

Chiếu bức xạ tử ngoại có bước sóng 0,26 μm, công suất 0,3 mW vào bề mặt một tấm kẽm thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Biết rằng cứ 1000 phôtôn tử ngoại đập vào kẽm thì có 1 electron thoát ra. Số quang electron thoát ra từ tấm kẽm trong ls là

A. 3,92.1012

B. 1,76.1013

C. 3,92.1011

D. 1,76.1011

Câu 5:

Mức năng lượng En trong nguyên tử hiđrô đươc xác định En=-E0n2 (trong đó n là số nguyên dương, E0 là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản). Khi êlectron nhảy từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng λ0. Bước sóng của vạch Hα là

A. 5,4 λ0

B. 1,5 λ0

C. 4,8 λ0

D. 3,2 λ0

Câu 6:

Cho bức xạ có bước sóng λ=0,5μm, biết h=6,625.10-34J.s, c=3.108m/s. Khối lượng của một phôtôn của bức xạ trên là:

A. 1,3.10-40kg

B. 4,4.10-32kg

C. 4,4.10-36kg

D. 1,3.10-28kg

Câu 7:

Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5μm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3μm. Gọi P0 là công suất chùm sáng kích thích và biết rằng cứ 600 photon chiếu tới sẽ có 1 photon bật ra. Công suất chùm sáng phát ra P bằng

A. 0,1P0

B. 0,01P0

C. 0,001P0

D. 100P0

Câu 8:

Năng lượng của nguyên tử hyđrô cho bởi biểu thức: Nếu đang ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi một phôton có năng lượng ε=12,75eV thì êlectron của nguyên tử sẽ chuyển lên

A. Quỹ đạo M

B. Quỹ đạo N

C. Quỹ đạo O

D. Quỹ đạo P

Câu 9:

Trong chân không, một ánh sáng đỏ có bước sóng là 0,68 μm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng

A. 2,82eV

B. 1,92eV

C. 2,92eV

D. 1,82eV

Câu 10:

Giới hạn quang điện của kim loại Natri là λ0=0,5μm. Chiếu bức xạ có bước sóng λ=0,4μm thì electron bức ra có tốc độ v xác định bởi

A. v4,67.105m/s

B. v0

C. 0v4,67.105m/s

D. v4,67.105m/s

Câu 11:

Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5μm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3μm. Hãy tính phần năng lượng photon mất đi trong quá trình trên

A. 2,65.10-19J

B. 26,5.10-19J

C. 2,65.10-18J

D. 265.10-19J

Câu 12:

Lần lượt chiếu vào một tấm kim loại có công thoát là 2eV ba ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=0,5μm, λ2=0,55μm và tần số f3=4,6.105GHz. Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các êlectron trong kim loại bứt ra ngoài?

A. λ1 và λ2

B. λ2 và f3

B. λ1 và f3

D. Cả λ1, λ2 và f3

Câu 13:

Một tấm kim loại có công thức A=2,9.10-19J. Chiếu vào tấm kim loại này trên chùm ánh sáng có bước sóng λ=0,4μm. Vận tốc cực đại của các êlectrôn quang điện là:

A. 403304 m/s.

B. 3,32.105m/s

C. 112,3km/s.

D. 6,743.105m/s.

Câu 14:

Khi kích thích nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản bằng cách cho nó hấp thụ photon có năng lượng thích hợp thì bán kính quỹ đạo dừng tăng 16 lần. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hidro ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức: E=-13,6n2eV với n là số nguyên. Tính năng lượng của photon đó:

A. 12,leV

B. 12,2eV

C. 12,75eV

D. 12,4eV

Câu 15:

Biết bán kính Bo là r0=5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hiđrô bằng

A. 84,8.1011m

B. 21,2.1011m

C. 26,5.1011m

D. 132,5.1011m

Câu 16:

Để nguyên tử hyđrô đang ở trạng thái dừng có năng lượng En hấp thụ được photon, thì photon đó phải có năng lượng ε

A. ε=Em với m > n

B. ε=E1

C. ε=Em với m = n+1

D. ε=EmEn với m > n

Câu 17:

Chiếu bức xạ có buớc sóng λ1=0,35μm vào catot của một tế bào quang điện cần một hiệu điện thế hãm U1=4V để triệt tiêu dòng quang điện. Chiếu đồng thời λ1 và λ2=0,24μm thì hiệu điện thế hãm khi đó là bao nhiêu?

A. 4,262V

B. 6,626V

C. 8,626V

D. 5,626V

Câu 18:

Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,8c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là:

A. 1

B. 2

C. 23

D. 43

Câu 19:

Một bóng đèn sợi đốt dùng để thắp sáng có công suất tiêu thụ điện là 25W. Trong một phút, bóng đèn phát ra 2,08.1020 phôtôn bong vùng ánh sáng nhìn thấy, năng lượng trung bình của các phôtôn này bằng năng lượng của phôtôn ánh sáng màu vàng bước sóng 0,55μm. Hiệu suất sử dụng điện của bóng đèn gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 35%

B. 5,0%

C. 65%

D. 95%

Câu 20:

Công suất bức xạ của mặt trời là 3,9.1026W. Năng lượng của Mặt Trời tỏa ra trong một ngày là

A. 3,3696.1030J

B. 3,3696.1029J

C. 3,3696.1032J

D. 3,3696.1031J

Câu 21:

Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f=6.1014Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?

A. 0,55μm

B. 0,45μm

C. 0,38μm

D. 0,4μm

Câu 22:

Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452μm và 0,243μm vào catot của một tế bào quang điện. Kim loại làm catot có giới hạn quang điện lần lượt là 0,5μm. Lấy h=6,625.10-34Js, c=3.108m/s, me=9,1.10-31kg. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện bằng:

A. 2,29.104m/s

B. 9,24.103m/s

C. 9,61.105m/s

D. 1,34.106m/s

Câu 23:

Trong quang phổ vạch của hidro (quang phổ của nguyên tử hidro, bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Laiman ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217μm, vạch thứ nhất của dãy Banme ứng với sự chuyển ML 0,6563μm. Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy là Laiman ứng với sự chuyển từ MK bằng:

A. 0,1027μm

B. 0,5346μm

C. 0,7780μm

D. 0,3890μm

Câu 24:

Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hidro được xác định bởi công thức En=13,6n2eV (với n = 1,2,3,…). Kho electron trong nguyên tử hidro chuyển từ quỹ đọa dừng n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ1. Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ2. Mối liên hệ giữa λ1 và λ2 là:

A. 27λ2=128λ1

B. λ2=5λ1

C. 189λ2=800λ1

D. λ2=4λ1

Câu 25:

Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng là 0,32mm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,64mm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 30% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa photon ánh sáng phát quang và số photon ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là:

A. 25

B. 110

C. 52

D. 35

Câu 26:

Một điện cực phẳng M bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0, được rọi bằng bức xạ có bước sóng λ thì electron vừa bứt ra khỏi M có vận tốc v= 6,28.107 m/s. Điện cực M được nối đất thông qua một điện trở R=1,2.106Ω. Cường độ dòng điện qua điện trở R là

A. 1,02.104 A

B. 2,02.104 A

C. 1,20.104 A

D. 9,35.103 A

Câu 27:

Khi chiếu một bức xạ điện từ vào bề mặt catod của một tế bào quang điện, tạo ra dòng quang điện bão hoà. Người ta có thể làm triệt tiêu dòng điện này bằng một hiệu điện thế hãm có giá trị 1,3V. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho đi vào một từ trường đều có B=6.105T. Tính lực tác dụng lên electron:

A. 6,528,1017N

B. 6,528,1018N

C. 5,628,1017N

D. 5,628,1018N

Câu 28:

Một ống Cu-lít-giơ phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là 1,875.1010 m, để tăng độ cứng của tia X, nghĩa là để giảm bước sóng của nó, ta cho hiệu điện thế giữa hai cực của ống tăng thêm ΔU=3,3kV. Bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra khi đó là

A. 1,625.1010  m

B. 2,25.1010  m

C. 6,25.1010  m

D. 1,25.1010  m

Câu 29:

Người ta dùng một Laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất của chùm laze là P=10W, đường kính của chùm sáng là 1 mm. Bề dày tấm thép là e=2 mm và nhiệt độ ban đầu là 30°C. Biết khối lượng riêng của thép D=7800  kg/m3; Nhiệt dung riêng của thép c=488J/kg.độ ; nhiệt nóng chảy của thép L=270kJ/kg và điểm nóng chảy của thép te=1535°C.Thời gian khoan thép là

A. 1,16 s

B. 2,78 s

C. 0,86 s

D. 1,56 s

Câu 30:

Một ống Rơn-ghen trong mỗi giây bức xạ ra N=3.1014 photôn. Những photon có năng lượng trung bình ứng với bước sóng 1010m. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống là 50kV. Cường độ dòng điện chạy qua ống là 1,5mA. Người ta gọi tỉ số giữa năng lượng bức xạ dưới dạng tia Rơn-ghen và năng lượng tiêu thụ của ống Rơn-ghen là hiệu suất của ống. Hiệu suất này xấp xỉ bằng:

A. 0,2%

B. 60%

C. 0,8%

D. 3%

Câu 31:

Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,30μm vào catôt của một tế bào quang điện thì xảy ra hiện tượng quang điện và hiệu điện thế hãm lúc đó là 2 V. Nếu đặt vào giữa anôt và catôt của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế UAk = -2V và chiếu vào catôt một bức xạ điện từ khác có bước sóng λ2 = 0,15μm thì động năng cực đại của êlectron quang điện ngay trước khi tới anôt bằng

A. 1,325.10-18J

B. 6,625.10-19J

C. 9,825.10-19J

D. 3,425.10-19J

Câu 32:

Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze có bước sóng l = 0,52mm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze. Biết năng lượng mỗi xung là 10 kJ. Tính số photon phát ra trong mỗi xung.

A. 2,62.1022 hạt

B. 0,62.1022 hạt

C. 262.1022 hạt

D. 2,62.1012 hạt

Câu 33:

Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của electron quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2=f1+f vào quả cầu kim loại đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại quả cầu là 

A. 4V1

B. 2,5V1

C. 3V1

D. 2V1

Câu 34:

Chiếu bức xạ có bước sóng λ=0,533μm lên tấm kim loại có công thoát A=3.1019J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Biết bán kính cực đại của quỹ đạo của các electron là R=22,75mm. Bỏ qua tương tác giữa các electron. Tìm độ lớn cảm ứng từ B của từ trường?

A. 2.104(T)

B. 2.105(T)

C. 104(T)

D. 103(T)

Câu 35:

Một bình điện phân chứa dung dịch muối kim loại có điện cực làm bằng chính kim loại đó. Cho dòng điện 0,25A chạy qua trong 1 giờ thấy khối lượng catot tăng xấp xỉ 1g. Hỏi các điện cực làm bằng gì trong các kim loại: sắt A1=56, n1=3; đồng A2=64,n2=2; bạc A3=108,n3=1 và kẽm A4=65,5;n4=2

A. sắt

B. đồng

C. bạc

D. kẽm

Câu 36:

Muốn mạ niken cho một khối trụ bằng sắt có đường kính 2,5 cm cao 2cm, người ta dùng trụ  này làm catot và nhúng trong dung dịch muối niken của một bình điện phân rồi cho dòng điện 5A chạy qua trong 2 giờ, đồng thời quay khối trụ để niken phủ đều. Tính độ dày lớp niken phủ trên tấm sắt biết niken có A=59,n=2,D=8,9.103kg/m3

A. 0,787mm

B. 0,656mm

C. 0,434mm

D. 0,212mm

Câu 37:

Chiếu một bức xạ có bước sóng λ=0,48μm lên một tấm kim loại có công thoát A=2,4.1019J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các êlectron quang điện và hướng chúng bay theo chiều véc tơ cường độ điện trường có E=1000 V/m. Quãng đường tối đa mà êlectron chuyển động theo chiều véc tơ cường độ điện trường xấp xỉ là

A. 0,83 cm

B. 0,37 cm

C. 1,3 cm

D. 0,11 cm

Câu 38:

Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng lăng laze người ta đã sử dụng laze có bước sóng λ=0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze. Biết thời gian kéo dài của xung là 100ns, năng lượng mỗi xung là 10kJ. Công suất chùm laze?

A. 101W

B. 10W

C. 1011W

D. 108W

Câu 39:

Một phôtôn có năng lượng 1,79 eV bay qua hai nguyên tử có mức kích thích 1,79 eV nằm trên cùng phương với phôtôn tới. Các nguyên tử này có thể ở trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích. Gọi x là số phôtôn có thể thu được sau đó, theo phương của phôtôn tới. Hãy chỉ ra đáp số sai.

A. x = 3

B. x = 0 

C. x = 1

D. x = 2

Câu 40:

Dung dịch Fluorêxêin hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49μm và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52μm, người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch Fluorêxêin là 75%. Số phần trăm của phôtôn bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang của dung dịch là

A. 79,6%

B. 82,7%

C. 66,8%

D. 75,0%