436 Bài trắc nghiệm Điện xoay chiều hay nhất có giải chi tiết (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một mạch RLC mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ C. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều thì mạch điện có tính cảm kháng. Điều chỉnh R đến khi công suất tiêu thụ mạch cực đại. Khi đó

A. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với dòng điện qua mạch

B. Điện áp ở hai đầu tụ điện trễ pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch

C. Điện áp ở hai đầu điện trở cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch

D. Điện áp ở hai đầu cuộn cảm lệch pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch.

Câu 2:

Một mạch điện xoay chiều gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, biến trở R và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp theo thứ tự L, R, C. Khi chỉ R thay đổi mà ZC=2ZL điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch chứa RL

A. Không thay đổi

B. Luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch

C. Luôn giảm.

D. Có lúc tăng có lúc giảm.

Câu 3:

Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số f thì thấy 4π2f2LC=1. Khi thay đổi R thì

A. Hệ số công suất trên mạch thay đổi

B. Độ lệch pha giữa u và uR thay đổi

C. Công suất tiêu thụ trên mạch thay đổi

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở thay đổi

Câu 4:

Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng R3. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó

A. Điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

C. Trong mạch có cộng hưởng điện

D. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 5:

Cho mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch, R và C không đổi, L thay đổi được. Khi điều chỉnh L thấy có 2 giá trị của L mạch có cùng một công suất. Hai giá trị này là L1 và L2. Biểu thức nào sau đây đúng?

A.  ω = 2(L1+L2)C

B.  ω = (L1+L2)C2

C.  ω = 1(L1+L2)C

D.  ω = 2R(L1+L2)C

Câu 6:

Mạch điện xoay chiều không phân nhánh theo đúng thứ tự gồm điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì điện áp hai đầu mạch

A. Lệch pha π2 với điện áp trên đoạn LC

B. Lệch pha π2 với điện áp trên L.

C. Lệch pha π2 với điện áp trên C.    

D. Lệch pha π2 với điện áp trên đoạn RC.

Câu 7:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi

A. Thay đổi độ tự cảm L để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại

B. Thay đổi điện dung C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại

C. Thay đổi R để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt cực đại

D. Thay đổi tần số f để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần đạt cực đại.

Câu 8:

Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ giảm điện dung tụ điện một lượng rất nhỏ thì

A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi

B. điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm

Câu 9:

Một mạch điện xoay chiều MN nối tiếp theo đúng thứ tự gồm cuộn cảm thuần L ZL = 100Ω , điện trở R = 1003 Ω  và tụ điện C có điện dung thay đổi. A nằm giữa R và C. Điều chỉnh điện dung của tụ sao cho điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ có giá trị lớn nhất thì phát biểu nào sau đây sai?

A. ZC>ZMN

B. uMA và uMN khác pha nhau π2 

C. ZC<ZMN

D. các giá trị hiệu dụng UC>UR>UL 

Câu 10:

Đặt điện áp xoay chiều 220 V – 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở 50 Ω, cuộn cảm thuần có cảm kháng 100 Ωvà tụ điện có dung kháng ZC thay đổi. Điều chỉnh ZC lần lượt bằng 50 Ω100 Ω, 150Ω 200Ω thì điện áp hiệu dụng trên tụ lần lượt bằng UC1,UC2,UC3 UC4 . Trong số các điện áp hiệu dụng nói trên giá trị lớn nhất là

A. UC1

B. UC2

C.  UC3

D. UC4

Câu 11:

Chọn câu sai. Cho đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C

A. Thay đổi C thấy tồn tại hai giá trị C1,C2 điện áp hiệu dụng trên C có cùng giá trị. Giá trị của C để điện áp trên tụ đạt giá trị cực đại là C = C1+C22

B. Thay đổi L thấy tồn tại hai giá trị L1,L2 mạch có cùng công suất. Giá trị của L để mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng (hoặc công suất, dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại) là: L = 12L1+L2.

C. Thay đổi ω sao cho khi ω = ω1 hoặc ω = ω2 thì điện áp hiệu dụng trên L có cùng giá trị. Công suất trong mạch đạt giá trị cực đại khi ω = ω1ω2 

D. Thay đổi R thấy khi R = R1 hoặc R = R2 thì mạch tiêu thụ công suất bằng nhau. Mạch tiêu thụ công suất cực đại khi R = R1R2 

Câu 12:

Mạch điện nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = U2cosωt (V), trong đó, ω thay đổi được. Cho ω từ 0 đến  thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử đạt giá trị cực đại
theo đúng thứ tự là

A. R rồi đến L rồi đến C

B. R rồi đến C rồi đến L

C. C rồi đến R rồi đến L

D. L rồi đến R rồi đến C.

Câu 13:

Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ giảm tần số một lượng rất nhỏ thì:

A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi.

B. Điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm.

Câu 14:

Trong đoạn mạch RLC nối tiếp và điều chỉnh tần số điện áp để mạch xảy ra cộng hưởng điện. Nếu sau đó tiếp tục thay đổi tần số của điện áp và giữ nguyên các thông số khác của mạch. Kết luận nào sau đây không đúng:

A. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng

B. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm

D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm

Câu 15:

Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ tăng tần số một lượng rất nhỏ thì

A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi

B. Điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm

Câu 16:

Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên điện áp u = U0cosωt, với ω có giá trị thay đổi còn U0 không đổi. Khi ω=ω0 thì điện áp hiệu dụng trên R cực đại. Khi ω=ω1 thì điện áp hiệu dụng trên C cực đại. Khi ω chỉ thay đổi từ giá trị ω0 đến giá trị ω1 thì điện áp hiệu dụng trên L

A. Tăng rồi giảm

B. Luôn tăng.

C. Giảm rồi tăng

D. Luôn giảm.

Câu 17:

Cho mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp có tần số dòng điện thay đổi được. Gọi f0,f1 và f1 lần lượt là các giá trị của tần số dòng điện làm cho điện áp hiệu dụng trên R, trên L và trên C cực đại thì

A. f02 = f1f2

B. 2f0 = f1+f2

C. f22 = f1f0

D. f02 = 2f1f2

Câu 18:

Một đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chỉ thay đổi tần số f của điện áp hai đầu đoạn mạch. Khi f = f0 thì tổng trở của mạch Z = R. Khi f = f1 hoặc f = f2 thì tổng trở của mạch như nhau. Chọn hệ thức đúng.

A.f0=f1+f2

B.2f0=f1+f2

C.f02=f12+f22

D.f02=f1f2

Câu 19:

Lần lượt đặt các điện áp xoay chiều u1, u2 và u3 cùng giá trị hiệu dụng nhưng khác tần số vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch có biểu thức tương ứng là: i1=I0cos160πt+φ1;i2=I0cos90πt+φ2 và i3=I2cos120πt+φ1. Hệ thức đúng là

A.I>I0/2

B.II0/2

C.I<I0/2

D. I0=I0/2

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây đúng đối với máy phát điện xoay chiều một pha?

A. Biên độ của suất điện động phụ thuộc vào số cặp cực của nam châm

B. Tần số của suất điện động phụ thuộc vào số vòng dây của phần ứng

C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng

D. Nếu phần cảm là nam châm điện thì nam châm đó được nuôi bởi dòng điện xoay chiều.

Câu 21:

Máy biến áp là thiết bị

A. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều

B. Có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

C. Làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều

Câu 22:

Một đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi, điện trở thuần R=3ZcZClà dung kháng của tụ). Chỉ thay đổi L cho đến khi điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại thì

A. Hệ số công suất lớn nhất và bằng 1

B. Điện áp 2 đầu đoạn mạch chậm pha π3 so với cường độ dòng điện

C. Điện áp 2 đầu đoạn mạch sớm pha π3 so với cường độ dòng điện.

D. Hiện tượng cộng hưởng điện, điện áp cùng pha với cường độ dòng điện

Câu 23:

Câu nào sau đây đúng khi nói về dòng điện xoay chiều?

A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện

B. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong một chu kì của dòng điện bằng 0.

C. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong một khoảng thời gian bất kì đều bằng 0.

D. Công suất tỏa nhiệt tức thời trên một đoạn mạch có giá trị cực đại bằng công suất tỏa nhiệt trung bình nhân với 2.

Câu 24:

Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50 Hz. Muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π2, người ta phảiA. Mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.

A. Mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.

B. Mắc thêm vào mạch một cuộn cảm thuần nối tiếp với điện trở

C. Thay điện trở nói trên bằng một tụ điện

D. Thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm thuần

Câu 25:

Cho dòng điện xoay chiều chạy qua một tụ điện. Khi dòng điện tức thời đạt giá trị cực đại thì điện áp tức thời ở hai đầu tụ điện có giá trị bằng

A. Nửa giá trị cực đại

B. Cực đại

C. Một phần tư giá trị cực đại

D. 0.

Câu 26:

Một mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp theo đúng thứ tự gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, biến trở R và tụ điện có dung kháng ZC. Nếu điện áp hiệu dụng trên đoạn RC không thay đổi khi chỉ R thay đổi thì

A. ZL=2ZC

B. Zc=2ZL

C. ZL=3ZC

D. ZL=ZC

Câu 27:

Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có cộng hưởng điện thì kết luận nào sau đây SAI?

A. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện

B. Cường độ hiệu dụng trong mạch cực đại

C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch lớn hơn điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở R

D. Điện áp hai đầu mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R.

Câu 28:

Đối với một đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, biết rằng điện trở thuần R  0, cảm kháng ZL  0, dung kháng ZC  0, phát biểu nào sau đây đúng? Tổng trở của đoạn mạch

A. Luôn bằng tổng Z=R+ZL+ZC

B. Không thể nhỏ hơn cảm kháng ZL

C. Không thể nhỏ hơn dung kháng ZC

D. Không thể nhỏ hơn điện trở thuần R

Câu 29:

Khi nghiên cứu đồng thời đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu đoạn mạch xoay chiều và cường độ dòng điện trong mạch người ta nhận thấy, đồ thị điện áp và đồ thị dòng điện đều đi qua gốc tọa độ. Mạch điện đó có thể là

A. Chỉ điện trở thuần.

B. Chỉ cuộn cảm thuần

C. Chỉ tụ điện.

D. Tụ điện ghép nối tiếp với điện trở thuần

Câu 30:

Nếu mạch điện xoay chiều có đủ 3 phần tử: điện trở R, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL, tụ điện có dung kháng ZC mắc nối thì tổng trở của đoạn mạch

A. Không thể nhỏ hơn điện trở thuần R

B. Không thể nhỏ hơn cảm kháng ZL

C. Luôn bằng tổng Z=R+ZL+ZC.

D. Không thể nhỏ hơn dung kháng ZC

Câu 31:

Một dòng điện xoay chiều i=I0cosωt qua một đoạn mạch. Giữa hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế u=U0cos(ωt+φ). Công suất trung bình tiêu thụ trên đoạn mạch có thể tính theo biểu thức:

A. P=U0I0cosφ

B. P=0,5U0I0cosφ

C. P=0,5UρIρ

D. Có thể P=0,5UI tuỳ theo cấu tạo của mạch.

 

Câu 32:

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trường hợp nào sau đây điện áp hai đầu mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở?

A. Thay đổi C để B. Thay đổi L để 

B. Thay đổi L để  ULmax

C. Thay đổi f để UCmax

D. Thay đổi R để URmax

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây đúng với máy phát điện xoay chiều?

A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở cuộn dây của phần ứng, không thể xuất hiện ở cuộn dây của phần cảm

B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

C. Biên độ của suất điện động cảm ứng tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng

D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng

Câu 34:

Phát biểu nào sau đây đúng đối với cuộn cảm?

A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản
trở dòng điện một chiều.

B. Điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện qua nó có thể
đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của chúng

C. Cảm kháng của một cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay
chiều

D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ thuận với tần số dòng điện

Câu 35:

Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha của dòng điện so với điện áp
giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

C. Đặc tính của mạch điện và tần số dòng xoay chiều

D. Cách chọn gốc thời gian để tính pha ban đầu.

Câu 36:

Phát biểu nào sau đây đúng với máy phát điện xoay chiều?

A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở cuộn dây của phần ứng, không thể xuất hiện ở
cuộn dây của phần cảm

B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng

C. Biên độ của suất điện động cảm ứng tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng

Câu 37:

Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp. Gọi U,UR,UL,Uc lần lượt là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch, hai đầu điện trở R, hai đầu cuộn dây L và hai bản tụ điện C. Hệ thức không thể xảy ra là

A. UR>UC

B. UL>U

C. UR>U

D. U=UR=UL=UC

Câu 38:

Chọn câu đúng khi nói về dòng điện xoay chiều?

A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.

B. Giá trị trung bình của cường độ dòng điện trong một chu kì bằng 0

C. Điện lượng chuyển qua tiết diện trắng của dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua trong một khoảng thời gian bất kì đều bằng 0.

D. Công suất tỏa nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều biến thiên điều hòa

Câu 39:

Trong một đoạn mạch có các phân tử R, L, C mắc nối tiếp. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cường độ hiệu dụng qua các phần tử R, L, C luôn bằng nhau, nhưng cường độ tức thời chưa chắc đã bằng nhau.

B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch luôn bằng tổng hiệu điện thế hiệu dụng trên từng phần tử.

C. Hiệu điện thế tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch luôn bằng tổng hiệu điện thế tức thời trên từng phần tử.

D. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế tức thời luôn khác pha nhau.

Câu 40:

Trong mạch điện xoay chiều, số chỉ của vôn kế cho biết giá trị nào của hiệu điện thế? Một vôn kế mắc vào hai đầu tụ điện trong đoạn mạch xoay chiều, chỉ số của vôn kế là U. Khi đó thực sự tụ điện phải chịu một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu?

A. Vôn kế cho biết giá trị tức thời. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U2

B. Vôn kế cho biết giá trị hiệu dụng. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U2

C. Vôn kế cho biết giá trị hiệu dụng. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U2

D. Vôn kế cho biết giá trị biên độ. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U