455 Bài tập Dòng điện xoay chiều trong đề thi thử Đại học cực hay, có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đặt điện áp xoay chiều lên hai đầu đoạn mạch không phân nhánh gồm ba phần tử L, R, C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự, trong đó ZL = 503 Ω, R = 50 Ω, và ZC = 503 Ω. Khi giá trị điện áp tức thời uLR=803 thì điện áp tức thời uRC = 60 V. Giá trị cực đại của điện áp tức thời toàn mạch là

A. 1003 V  

B. 507 V     

C. 100 V     

D. 150 V

Câu 2:

Để bóng đèn 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220 V người ta mắc nối tiếp nó với điện trở phụ R. R có giá trị

A. 200 Ω   

B. 180 Ω     

C. 120Ω     

D. 240 Ω

Câu 3:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu một mạch điện không phân nhánh gồm một ống dây, một tụ điện, và một biến trở thuần. Cảm kháng của ống dây và dung kháng của tụ điện có giá trị lần lượt là 92 Ω và 52 Ω. Đồ thị bên cho thấy sự phụ thuộc của công suất toàn mạch vào giá trị R của biến trở. Điện trở trong của ống dây bằng  

A. 0  

B. 28 

C. 25 

D. 35

Câu 4:

Đặt điện áp xoay chiều lên hai đầu mạch điện RLC không phân nhánh, biết dung kháng của mạch điện gấp hai lần cảm kháng. Khi điện áp tức thời trên R và trên C có giá trị tương ứng là 80 V và 60 V thì điện áp tức thời giữa hai đầu mạch điện bằng

A. 100 V    

B. 110 V     

C. 170 V     

D. 50 V

Câu 5:

Đối với đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, biết rằng điện trở thuần R, cảm kháng ZL và dung kháng ZC luôn khác 0, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Tổng trở của đoạn mạch không thể nhỏ hơn dung kháng ZC

B. Khi cộng hưởng tổng trở của đoạn mạch đạt giá trị nhỏ nhất là R

C. Tổng trở của đoạn mạch có thể nhỏ hơn cảm kháng ZL

D. Tổng trở của đoạn mạch không thể nhỏ hơn điện trở thuần R

Câu 6:

Một đoạn mạch gồm bóng đèn mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch ta thấy đèn sáng bình thường. Khi mắc nối tiếp mạch với một hộp X ta thấy đèn sáng quá mức bình thường, do đó hộp X có thể chứa

A. cuộn dây

B. cuộn dây thuần cảm

C. điện trở thuần

D. tụ điện

Câu 7:

Đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,5πH mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung 10-41,5π F. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = U0cos(100πt + π/4) V ổn định. Tại thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là 100 V thì dòng điện tức thời trong mạch là 2A. Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch có dạng là

A. i=22cos100πt-π4(A)

B. i=5cos100πt+3π4(A)

C. i=5cos100πt-π4(A)

D. i=3cos100πt+3π4(A)

Câu 8:

Biểu thức điện áp xoay chiều giữa hai đầu một đoạn mạch là u = 200cos(ωt – π/2) V. Tại thời điểm t1 điện áp tức thời là u=1003 và đang giảm, đến thời điểm t2 sau thời điểm t1 đúng 1/4 chu kỳ, điện áp u có giá trị là

A. 1002V  

B. – 100 V   

C. 100 V     

D. -1002V

Câu 9:

Một quạt điện có điện trở dây quấn là 16 Ω. Khi mắc vào mạng điện 220V–50Hz thì sản ra một công suất cơ học 160 W. Biết động cơ quạt có hệ số công suất 0,8 và hao phí của động cơ chỉ do một nguyên nhân là sự tỏa nhiệt trên điện trở nội của cuộn dây. Hiệu suất của quạt điện bằng

A. 98 %     

B. 82 %      

C. 86 %      

D. 91 %

Câu 10:

Đặt điện áp u = 1002cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π H, và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C từ giá trị 50/π µF đến 80/π µF thì công suất tiêu thụ của mạch

A. không thay đổi

B. tăng đơn điệu

C. lúc đầu tăng sau đó giảm

D. giảm đơn điệu

Câu 11:

Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10. Biết nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 9.105 J. Biên độ dao động của cường độ dòng điện bằng

A. 10 A       

B. 5 A         

C. 52 A       

D. 102 A

Câu 12:

Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i=22sin100πt-π2 A (t tính bằng giây). Tính từ lúc 0 s, dòng điện có cường độ bằng không lần thứ năm vào thời điểm

A.  5/200s                     

B. 7/200s                  

C. 9/200s                  

D. 3/200s

Câu 13:

Cho hai mạch điện, mạch 1 chỉ có bóng đèn Đ và mạch 2 gồm cuộn cảm thuần L nối tiếp bóng đèn Đ. Mắc lần lượt hai mạch điện trên vào điện áp một chiều không đổi thì so với mạch 1, mạch 2 có cường độ

A. lớn hơn  

B. bằng trị số       

C. bằng không      

D. nhỏ hơn

Câu 14:

Một động cơ điện hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 200 V và cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ bằng 1 A. Biết công suất hao phí của động cơ là 36 W và hiệu suất của động cơ bằng 80%. Hệ số công suất của động cơ bằng

A. 0,86       

B. 0,90        

C. 0,92       

D. 0,88

Câu 15:

Lần lượt đặt các điện áp xoay chiều u1, u2, u3 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng khác tần số vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trên mạch có biểu thức tương ứng là

Khi đó

A. IIo2

B. I=Io2

C. I>Io2

D.I<Io2

Câu 16:

Một khung dây dẫn phẳng dẹt, quay đều xung quanh một trục đối xứng ∆ nằm trong mặt phẳng khung dây, trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay ∆. Tại thời điểm t, từ thông gửi qua khung dây và suất điện động cảm ứng trong khung dây có độ lớn lần lượt bằng 11612πWb và 1102V. Biết từ thông cực đại gửi qua khung dây bằng 1126πWb. Suất điện động cảm ứng trong khung dây có tần số góc là

A. 100π rad/s       

B. 60 rad/s  

C. 120π rad/s       

D. 50 rad/s

Câu 17:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 160 V lên hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh có độ tự cảm L biến đổi. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện khi đó bằng 72 V. Điện áp cực đại trên cuộn dây thuần cảm L có giá trị là

A. 200 V     

B. 180 V     

C. 220 V     

D. 120 V

Câu 18:

Phần ứng của máy phát điện xoay chiều một pha là phần

A. tạo ra dòng điện

B. tạo ra từ trường

C. gồm 2 vành khuyên và 2 chổi quét    

D. đưa điện ra mạch ngoài

Câu 19:

Đặt điện áp xoay chiều u=1002cos 100πt Vvà hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R=50Ω, tụ điện có điện dung C=10-32πF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L = L1 thì thấy công suất trên mạch là 200 W. Giá trị của L1 là

A. 12πH

B. 1πH

C. 15πH

D. 13πH

Câu 20:

Đặt điện áp xoay chiều u = U2cos(ωt – π/6) (V) vào hai đầu mạch điện chứa các phần tử R, L, C nối tiếp. Điều nào sau đây không thể xảy ra ?

A. Uc> Ul

B. Uc<Ul   

C. Uc>U    

D.  Ur>U

Câu 21:

Đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 100 , cuộn dây thuần cảm L=1π và tụ điện có điện dung C=10-42πF mắc nối tiếp. Dòng điện qua mạch có biểu thức i=2cos 100πt(A). Hiệu điện thế hai đầu mạch có biểu thức

A. u=2002cos100πt-π4

B. u=200cos100πt-π4

C. u=2002cos100πt+π4

D. u=200cos100πt+π4

Câu 22:

Đặt điện áp xoay chiều u = U2cos(ωt + φ) vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần L, biết điện trở có giá trị gấp 3 lần cảm kháng. Gọi uR và uL lần lượt là điện áp tức thời ở hai đầu điện trở R và ở hai đầu cuộn cảm thuần L ở cùng một thời điểm. Hệ thức đúng là

A. 5uR2+45uL2=9U2

B. 10uR2+90uL2=9U2

C. 45uR2+5uL2=9U2

D. 90uR2+10uL2=9U2

Câu 23:

Đặt điện áp xoay chiều vào cuộn dây sơ cấp lần lượt của hai máy biến áp lí tưởng thì tỉ số điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp để hở lần lượt là 1,5 và 2. Khi cùng thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp mỗi máy 50 vòng rồi lặp lại thí nghiệm như trên thì tỉ số các điện áp là bằng nhau. Nếu hai máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp bằng nhau thì nó sẽ bằng

A. 250 vòng 

B. 600 vòng 

C. 150 vòng 

D. 200 vòng

Câu 24:

Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn dây, giữa hai điểm M và N chỉ có điện trở thuần R, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng trên AB, AN và MN thỏa mãn hệ thức UAB=UAN=UMN3=603V. Dòng hiệu dụng trong mạch là 2 A. Điện áp tức thời trên AN và trên đoạn AB lệch pha nhau một góc đúng bằng góc lệch pha giữa điện áp tức thời trên AM và dòng điện. Cảm kháng của cuộn dây là

A. 156        

B. 302         

C. 153        

D. 303        

Câu 25:

Nếu trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện cùng pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch, thì đoạn mạch này gồm

A. điện trở và cuộn dây thuần cảm.

B. cuộn dây thuần cảm và tụ điện.

C. điện trở và tụ điện.

D. điện trở, tụ điện, và cuộn dây thuần cảm.

Câu 26:

Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phí trên đường dây do toả nhiệt ta có thể

A. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế

B. đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế

C. đặt ở đầu của nhà máy điện máy tăng thế và ở nơi tiêu thụ máy hạ thế

D. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy hạ thế

Câu 27:

Cho điện áp xoay chiều u = 2002cos(120πt + π/3) V, giá trị điện áp hiệu dụng là

A. 2002 V   

B. 1002 V   

C. 200 V     

D. 400 V

Câu 28:

Nhà máy điện Phú Mỹ sử dụng các rô-to là nam châm có hai cặp cực Nam - Bắc để tạo ra dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Tốc độ quay của rô-to là

A. 10 vòng/phút

B. 25 vòng/phút

C. 3000 vòng/phút  

D. 1500 vòng/phút

Câu 29:

Đặt một điện áp xoay chiều u = 2202.cos(ωt + π/2) V lên hai đầu đoạn mạch điện gồm ba phần tử LRC không phân nhánh thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i = 22cos(ωt + π/4) A. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch con chỉ chứa hai phần tử L và R là

A. 4402 W 

B. 2202 W 

C. 440 W    

D. 220 W

Câu 30:

Đặt điện áp u = U2cos(100πt + π/3) (V) lần lượt vào hai đầu đoạn mạch X và Y. Mỗi mạch đều chứa các phần tử: biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp người ta thu được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa công suất mạch điện với điện trở như hình vẽ. Giá trị của x là

A. 1803

B. 1803

C. 2003

D. 2003

Câu 31:

Cho mạch điện xoay chiều gồm ba phần tử mắc nối tiếp: điện trở R; cuộn cảm L=14πH và tụ điện C. Cho biết điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là u = 90cos(ωt + π/6) V. Khi ω = ω1 thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là i=2cos240πt-π12A. Cho tần số góc ω thay đổi đến giá trị mà trong mạch có cộng hưởng dòng điện, biểu thức điện áp giữa hai bản tụ điện lúc đó là

A. uC=60cos 120πt -π3V

B. uC=452cos 100πt -π3V

C.uC=452cos 120πt -π3V

D. uC=60cos 100πt -π3V

Câu 32:

Đoạn mạch điện xoay chiều MQ và giản đồ vecto điện áp của đoạn mạch MP được biểu diễn như hình vẽ. Biết MN = 4 cm, NH = 3 cm. Điện trở thuần r của cuộn dây có giá trị bằng

A. 1,33R

B. 0,75R

C. R

D. 0,5R

Câu 33:

Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần thì

A. điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch

B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với độ tự cảm của cuộn cảm

C. công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch đạt giá trị cực đại

D. hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0

Câu 34:

Trong quá trình truyền tải điện năng, nếu tăng điện áp truyền tải lên 5 lần thì

A. công suất truyển tải sẽ giảm đi 25%

B. công suất hao phí trong quá trình truyền tải sẽ giảm đi 25%

C. công suất truyền tải sẽ giảm đi 25 lần

D. công suất hao phí trong quá trình truyền tải sẽ giảm đi 25 lần

Câu 35:

Một mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp. Cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch lần lượt có biểu thức u = 80cos(100πt + π/4) (V) và i = - 4sin100πt (A). Mạch điện gồm

A. R, L, C bất kỳ  

B. R và C    

C. R và L    

D. L và C

Câu 36:

Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hoà theo thời gian theo quy luật Φ = Φ0cos(t + φ1) làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng e = E0cos(t + φ2). Hiệu số (φ2 - φ1) nhận giá trị nào?

A. π2

B. 0

C. π

D.-π2

Câu 37:

Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng bằng 220 V và dòng điện hiệu dụng bằng 1 A. Biết điện trở trong của động cơ là 35,2 và hệ số công suất của động cơ là 0,8. Hiệu suất của động cơ bằng

A. 80%

B. 91%

C. 86%

D. 90%

Câu 38:

Đặt điện áp xoay chiều u = 1202 cosωt (V) luôn ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C không đổi và cuôn cảm thuần có hệ số tự cảm thay đổi được mắc nối tiếp theo thứ tự trên. M là điểm nối giữa điện trở R và tụ điện C. Khi L = L1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB là U1; khi L = L2  thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB là U2=U13 và pha của dòng điện trong mạch thay đổi một lượng 90o so với khi L = L1. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R khi L = L1

A. 120 V     

B. 1203 V   

C. 60 V       

D. 603 V

Câu 39:

Một mạch điện xoay chiều gồm điện một bóng đèn và cuộn cảm mắc nối tiếp. Lúc đầu trong lòng cuộn cảm có lõi thép, nếu rút lõi thép từ từ ra khỏi cuộn cảm thì độ sáng của bóng đèn

A. Tăng đột ngột rồi tắt.

B. Không đổi.

C. Giảm xuống.              

D. Tăng lên.

Câu 40:

Độ lệch pha giữa điện áp của hai đầu cuộn dây và điện áp của hai đầu tụ điện không thể nhận giá trị nào sau đây

A. π/2.

B. 5π/6.

C. π.

D. 3π/4.

Câu 41:

Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch là i=2cos( 100πt)  A. Điện lượng qua một tiết diện thẳng của đoạn mạch trong thời gian 0,005 s kể từ lúc t = 0 là

A. 1100πC.

B. 150πC.

C. 125πC.

D. 15π

Câu 42:

Trong mạch điện không phân nhánh gồm một cuộn dây cảm thuần mắc nối tiếp với một hộp kín X chứa một trong ba phần tử điện trở thuần, tụ điện, hoặc cuộn dây. Khi đặt lên hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 110 V thì điện áp hiệu dụng trên hai đoạn mạch chứa ống dây D và hộp X lần lượt là 220 V và 110 V. Hộp kín X là

A. Cuộn dây thuần cảm.

B. Cuộn dây có điện trở.

C. Điện trở thuần.

D. Tụ điện.

Câu 43:

Đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp xoay chiều được biểu diễn như hình. Biểu thức điện áp là

A. u = 200cos(50πt + π/2)V.

B. u = 100cos(50πt – π/2) V.

C. u = 200cos(100πt – π/2) V.   

D. u = 200cos(100πt + π/2) V.

Câu 44:

Đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R0=8 ôm mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Đoạn mạch MB gồm tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một điện trở R thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều u=U2cos ωy(với U và ω không đổi). Điều chỉnh R thì thấy có hai giá trị của R là 17 và 28 thì mạch tiêu thụ công suất như nhau. Để công suất tiêu thụ trên toàn mạch đạt cực đại thì giá trị của R là

A. 25.

B. 20.

C. 22.

D. 30.

Câu 45:

Điện năng truyền tỉ từ nhà máy đến một khu công nghiệp bằng đường dây tải một pha. Nếu điện áp truyền đi là U thì ở khu công nghiệp phải lắp một máy hạ áp có tỉ số vòng dây 54:1 để đáp ứng 12:13 nhu cầu điện năng khu công nghiệp. Nếu muốn cung cấp đủ điện cho khu công nghiệp thì điện áp truyền đi phải là 2U và cần dùng máy biến áp với tỉ số là

A. 117/1.

B. 119/3.

C. 171/5.

D. 219/4.

Câu 46:

Máy phát điện xoay chiều một pha sinh ra suất điện động e= Eocos 120πt(V). Nếu rôto là phần cảm và quay với tốc độ 600 vòng/phút thì phần cảm có bao nhiêu cực nam châm mắc xen kẽ với nhau ?

A. 12 cực.

B. 24 cực.

C. 6 cực.

D. 10 cực.

Câu 47:

Đặt điện áp u=Uocosωtcó thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi ω<1LC thì

A. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp hiệu dung giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 48:

Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch xoay chiều lài=102sin ( 100πt-π/3)oạn mạch xoay chiều là A. Ở thời điểm t = 1/200 s cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị

A. 10 A.     

B. 52 A.    

C. 5 A.        

D. 102 A.

Câu 49:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chứa 3 phần tử R, L, C nối tiếp. Khi đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì điện áp hai đầu tụ điện

A. không xác định.

B. cực đại.   

C. bằng không.     

D. cực tiểu.

Câu 50:

Cuộn sơ cấp của máy biến áp mắc qua ampe kế vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 V thì ampe kế chỉ 0,0125 A. Biết cuộn thứ cấp mắc vào mạch gồm một nam châm điện có r = 1 và một điện trở R = 9 . Tỉ số giữa vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp bằng 20. Bỏ qua hao phí, độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp ở cuộn thứ cấp là

A. -/4.

B. /2.

C. /4.

D. /3.