480 Câu trắc nghiệm Địa Lí từ đề thi THPTQG 2019 có đáp án cực hay (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước cùng vĩ độ?

A. Nằm ở nơi giao thoa của hai vành đai sinh khoáng.

B. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc. 

C. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 

D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 2:

Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường biểu hiện ở sự

A. gia tăng các thiên tai.

B. suy giảm tài nguyên rừng. 

C. gia tăng ô nhiễm môi trường. 

D. suy giảm đa dạng sinh học.

Câu 3:

Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt theo chiều cao chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tác động của con người.

B. Tác động của khí hậu. 

C. Tác động của sông ngòi.

D. Vận động Tân kiến tạo.

Câu 4:

Cho bảng số liệu

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

2005

2014

Nông – lâm – ngư nghiệp

175084

697000

Công nghiệp – xây dựng

343807

1307900

Dịch vụ

319003

1537100

 

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015, NXB Thống kê năm 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014?

A. Công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

B. Tỉ trọng công nghiệp tăng.

C. Tỉ trọng nông nghiệp cao hơn dịch vụ.

D. Tỉ trọng dịch vụ tăng.

Câu 5:

Đặc điểm cơ bản địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. núi cao hướng tây bắc – đông nam.

B. gồm các khối núi cổ, cao nguyên. 

C. dãy núi xen kẽ thung lũng sông.

D. đồi núi thấp, hướng vòng cung.

Câu 6:

Đặc điểm cơ bản địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. núi cao hướng tây bắc – đông nam.

B. gồm các khối núi cổ, cao nguyên. 

C. dãy núi xen kẽ thung lũng sông.

D. đồi núi thấp, hướng vòng cung.

Câu 7:

Đô thị hóa ở nước ta ngày càng phát triển chủ yếu là do

 

A. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài..

B. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. 

C. thực hiện tốt chính sách dân số.

D. phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị hóa ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

B. Quá trình đô thị hóa nhanh. 

C. Trình độ đô thị hóa thấp.

D. Phân bố đô thị không đồng đều.

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây không đúng về sông ngòi nước ta

A. Lượng mưa đều trong năm.

B. Chế độ nước theo mùa. 

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. Sông ngòi giàu phù sa.

Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000MW?

A. Bà Rịa. 

B. Ninh Bình.

C. Phả Lại.

D. Na Dương.

Câu 11:

Khu vực đồi núi ở nước ta không có thế mạnh nào sau đây?

A. Đất phù sa màu mỡ.

B. Nguồn thủy năng dồi dào. 

C. Khoáng sản phong phú.

D. Tiềm năng du lịch.

Câu 12:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú là do

A. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

B. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. 

C. liền kề với hai vành đai sinh khoáng.

D. tác động mạnh mẽ của biển Đông.

Câu 13:

Cho biểu đồ sau :

 

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2015 ?

A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm giảm liên tục. 

B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm luôn nhỏ hơn lâu năm. 

C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm không ổn định. 

D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục.

Câu 14:

Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây ở vùng đồi núi chủ yếu là do

A. tác động của gió mùa Tây Nam.

B. tác động của gió mùa với địa hình. 

C. tác động chủ yếu từ Biển Đông.

D. tác động của địa hình và Biển Đông.

Câu 15:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí của nước ta nằm trong

A. Vùng ngoại chí tuyến, gần trung tâm của gió mùa châu Á. 

B. Vùng xích đạo, giáp với Biển Đông. 

C. Vùng nội chí tuyến, gần trung tâm của gió mùa châu Á. 

D. Trung tâm của Đông Nam Á, giáp với Biển Đông.

Câu 16:

Công nghiệp của Hoa Kì đang có xu hướng chuyển dịch đến các vùng nào sau đây?

A. Phía Nam và ven Thái Bình Dương.

B. Phía Nam và ven Đại Tây Dương. 

C. Phía Bắc và ven Thái Bình Dương.

D. Phía Bắc và ven Đại Tây Dương.

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây không đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

A. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

B. Không có tháng nào dưới 200C. 

C. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

D. Khí hậu cận xích đạo gió mùa.

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị đặc biệt ở nước ta là

A. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

B. Hải Phòng, Đà Nẵng. 

C. Hà Nội, Hải Phòng.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc nào sau đây ở nước ta đông dân nhất?

A. Khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường nước. 

B. Chặt phá rừng làm nương rẫy, xây dựng nhà ở. 

C. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều thiên tai xảy ra gần đây. 

D. Hậu quả của việc mở các hồ chứa nước vào mùa lũ.

Câu 20:

Nhân tố nào sau đây thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Gió mùa Tây Nam nóng ẩm.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. 

C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa.

D. Khí hậu có mùa đông lạnh.

Câu 21:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta bị suy giảm rõ rệt?

A. Khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường nước. 

B. Chặt phá rừng làm nương rẫy, xây dựng nhà ở. 

C. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều thiên tai xảy ra gần đây. 

D. Hậu quả của việc mở các hồ chứa nước vào mùa lũ.

Câu 22:

Vùng đất của nước ta bao gồm bộ phận đất liền và

 

A. Miền núi.

B. Thềm lục địa.

C. Đồng bằng.

D. Các hải đảo.

Câu 23:

Cho bảng số liệu sau :

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN ĐÀN GIA SÚC VÀ GIA CẦM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2009 – 2014

(Đơn vị : %)

Năm

2009

2011

2013

2014

Trâu

100,0

96,9

98,5

100,1

100,0

95,5

101,5

102,5

Lợn

100,0

97,9

101,9

103,7

Gia cầm

100,0

95,6

103,1

104,3

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015, NXB Thống kê năm 2016)

A. Bò tăng nhanh hơn lợn.

B. Gia cầm tăng liên tục. 

C. Bò tăng nhanh nhất.

D. Trâu không ổn định.

Câu 24:

Địa hình nước ta thấp dần từ

 

A. đông nam xuống tây bắc.

B. tây bắc xuống đông nam. 

C. đông bắc xuống tây bắc. 

D. đông bắc xuống đông nam.

Câu 25:

Phát biểu nào sau đây đúng về đô thị hóa ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng giảm.

B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. 

C. Trình độ đô thị hóa tương đối cao.

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 26:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết bão đổ bộ vào nước ta mạnh nhất tháng nào?

A. 8

B. 7

C. 9

D. 6

Câu 27:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nước ta phải phân bố lại dân cư?

A. Giảm khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo.

B. Thực hiện quá trình công nghiệp hóa. 

C. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động.

D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

Câu 28:

Nguyên nhân chính gây nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió mùa Đông Bắc. 

C. gió Tín phong bán cầu Nam.

D. gió Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 29:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi yếu tố nào sau đây

A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

B. Mang lưới sông ngòi dày đặc. 

C. Thiên nhiên chịu tác động của biển.

D. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 30:

Mục đích quan trọng nhất của EU là xây dựng và phát triển khu vực

A. hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông. 

B. là khu vực trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. 

C. mở rộng lãnh thổ, trở thành một khu vực lớn nhất thế giới. 

D. sử dụng chung một đồng tiền giữa các nước thành viên.

Câu 31:

Dân số nước ta hiện nay còn

 

A. tăng nhanh, cơ cấu dân số già.

B. tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. 

C. giảm nhanh, cơ cấu dân số già.

D. giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

Câu 32:

Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới gió mùa.

B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Cận xích đạo.

D. Cận nhiệt đới

Câu 33:

Lũ quét thường xảy ra ở những khu vực nào nước ta?

A. Vùng hạ lưu các con sông lớn, địa hình thấp.

B. Sông suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh. 

C. Chỉ có ở những con sông lớn ở nước ta.

D. Địa hình trũng, có ít các cửa sông đổ ra biển.

Câu 34:

Đặc điểm cơ bản của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh ẩm.

B. Nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh khô. 

C. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô.

D. Nửa cuối mùa đông thời tiết nóng bức.

Câu 35:

Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU DỊCH VỤ Ở NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2015

(Đơn vị: triệu đô)

Năm

2010

2015

Xuất khẩu

7460

11250

Nhập khẩu

9921

16500

Tồng số

17381

27750

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015, NXB Thống kê năm 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết để thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ ở nước ta năm 2010 và năm 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Đường.

B. Miền.

C. Cột.

D. Tròn.

Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hạ Long.

B. Hải Phòng.

C. Hà Nội.

D. Thanh Hóa

Câu 37:

Phát biểu nào sau đây không đúng về hậu quả của bão ở nước ta?

A. Thường có gió mạnh và mưa lớn.

B. Gây ngập lụt trên diện rộng. 

C. Chỉ ảnh hưởng đến các vùng ven biển.

D. Tàn phá công trình nhà cửa, công sở.

Câu 38:

Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta hiện nay phân theo khu vực kinh tế?

A. Dịch vụ tăng, nông – lâm – ngư nghiệp giảm. 

B. Công nghiệp – xây dựng giảm, nông – lâm – ngư nghiệp tăng. 

C. Công nghiệp – xây dựng tăng, dịch vụ giảm. 

D. Nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng giảm

Câu 39:

Gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn ở dãy núi nào sau đây?

A. Tam Điệp.

B. Bạch Mã.

C. Tam Đảo.

D. Hoành Sơn.

Câu 40:

Nhân tố nào sau đây góp phần làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có trong nông nghiệp nước ta?

A. Sông ngòi nhiều nước.

B. Diện tích đất phù sa lớn. 

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.