480 Câu trắc nghiệm Địa Lí từ đề thi THPTQG 2019 có đáp án cực hay (P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2015.

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2010

2013

2014

2015

Cao su

439,1

548,1

570,0

604,3

Cà phê

511,9

581,3

589,8

593,8

Chè

113,2

114,8

115,4

117,8

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng một số cây lâu năm của nước ta, giai đoạn 2010-2015?

A. Cao su luôn tăng và nhiều hơn chè.

B. Cà phê luôn tăng và cao hơn chè. 

C. Cà phê luôn tăng và nhiều nhất.

D. Chè luôn ít nhất và tăng chậm.

Câu 2:

Những khó khăn chính trong phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. thị trường tại chỗ nhỏ, đầu tư chưa đáp ứng đúng yêu cầu. 

B. có tiềm năng lớn về công nghiệp nhưng chưa khai thác hết. 

C. thiếu lao động có trình độ, cơ sở hạ tầng yếu kém. 

D. vị trí địa lí không thuận lợi, xa dần mối giao thông.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân bố của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?

A. Gần nơi tiêu thụ, nhưng xa nơi có nguyên liệu. 

B. Xa cả nơi có nguyên liệu lẫn nơi tiêu thụ. 

C. Vừa gần nơi có nguyên liệu vừa gần nơi tiêu thụ. 

D. Gần nơi có nguyên liệu, nhưng xa nơi tiêu thụ.

Câu 4:

: Cho biểu đồ

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

 

Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ năm 2005 và 2015?

A. Số lao động Nhà nước tăng ít nhất và không ổn định. 

B. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất. 

C. Tỉ trọng lao động của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn tăng. 

D. số lao động người Nhà nước tăng liên tục và nhiều nhất.

Câu 5:

Trong phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên gặp những khó khăn nào?

A. Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp. 

B. Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng hạn chế. 

C. Nhu cầu thị trường thế giới về cà phê đã giảm. 

D. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu 6:

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2012-2015.

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2012

2013

2014

2015

Lúa đông xuân

3124,3

3105,6

3116,5

3112,8

Lúa hè thu và thu đông

2659,1

2810,8

2734,1

2783,0

Lúa mùa

1977,8

1986,1

1965,6

1934,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê)

Dạng biểu đồ nào dưới đây là thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu diện tích lúa cả năm của nước ta năm 2012 và 2015?

A. Kết hợp.

B. Tròn.

C. Miền.

D. Cột.

Câu 7:

Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 cho biết trong giai đoạn 2000-2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành này so với toàn ngành công nghiệp tăng bao nhiêu %?

A. 1,1%

B. 3,1%

C. 2,1%

D. 4,1%

Câu 8:

Cho bảng số liệu

DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGVÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010-2015.

 (Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

2010

2013

2014

2015

Cả nước

86947,4

89759,5

90728,9

91709,8

Đồng bng sông Hng

19851,9

20481,9

20705,2

20912,2

Đng bng sông Cửu Long

17251,3

17448,7

17517,6

17589,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê)

Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét sau đây đúng về dân số trung bình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2015?

A. Đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn Đồng bằng sông Cửu Long. 

B. Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn cả nước. 

C. Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn cả nước. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng bằng nhau.

Câu 9:

Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.

B. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ. 

C. tăng cường thu hút lao động trình độ cao.

D. đẩy mạnh thu hút kĩ thuật và công nghệ.

Câu 10:

Trong cán cân xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay, giá trị nhập siêu vẫn còn lớn, chủ yếu là do

A. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu tăng. 

B. giá thị trường thế giới giảm mạnh ở những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta. 

C. nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên vật liệu cao cấp, công nghệ để phục vụ cho việc phát triển các dự án đầu tư nước ngoài. 

D. nhiều hàng hóa trong nước có nguyên liệu ngoại nhập nhưng chỉ để tiêu thụ nội địa.

Câu 11:

Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do

 

A. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

B. nằm ở vùng vĩ độ cao nên nhiệt độ cao. 

C. có diện tích rộng nhất.

D. có nhiều bão, sóng thần.

Câu 12:

Điều nào sau đây phản ánh chính xác việc phát triển tổng hợp ở Đông Nam Bộ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng?

A. Du lịch phát triển sẽ thu được nhiều ngoại tệ và kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông. 

B. Khai thác tài nguyên sinh vật biển đòi hỏi phải phát triển ngành đóng tàu. 

C. Ngành giao thông vận tải biển phát triển sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. 

D. Khai thác dầu khí phát triển làm xuất hiện ngành lọc – hóa dầu và các dịch vụ phục vụ khai thác dầu khí.

Câu 13:

Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí

A. Bắc Ấn Độ Dương.

B. chí tuyến bán cầu Bắc 

C. chí tuyến Thái Bình Dương

D. chí tuyến bán cầu Nam

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, 13 và 14, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. sông Kì Cùng – Bằng Giang.

B. sông Ba 

C. sông Cả

D. sông Thái Bình

Câu 15:

Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên

A. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển. 

B. Sử dụng cho mục đích du lịch. 

C. Phát triển nuôi trồng thủy sản 

D. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô.

Câu 16:

Trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp có đặc điểm:

A. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô rõ rệt. 

B. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô kéo dài. 

C. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, hai mùa mưa và khô sâu sắc 

D. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.

Câu 17:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước?

A. Đứng đầu về diện tích và sản lượng đất đai rất cao. 

B. Mức độ tập trung hóa về đất đai rất cao. 

C. Có nhiều cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu. 

D. Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao, tổ chức quản lí tiên tiến.

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết các dân tộc Gia –rai, Ê-đê phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Miền núi phía Bắc

C. Tây Nguyên.

D. Trường Sơn Bắc

Câu 19:

Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng lên khá mạnh không phản ánh điều gì sau đây?

A. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.

B. Nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tăng 

C. Đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu.

D. Người dân tiêu dùng hàng ngoại xa xỉ

Câu 20:

Ý nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc?

A. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng ngày càng thu hẹp. 

B. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP vào loại cao nhất thế giới. 

C. Hiện nay, quy mô GDP đứng hàng đầu thế giới. 

D. Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc tăng nhanh.

Câu 21:

Đông Nam Bộ trở thành vùng trọng điểm về sản xuất cây công nghiệp của nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Địa hình là những cao nguyên xếp tầng. 

B. Có đất ba-zan và đất xám diện tích lớn, phân bố tập trung. 

C. Khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao. 

D. Có ưu thế về cây công nghiệp lâu năm.

Câu 22:

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật bản cần phát triển theo hướng thâm canh vì

A. Công nghiệp phát triển tạo diều kiện thuận lợi thâm canh. 

B. Quỹ đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. 

C. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh. 

D. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp

Câu 23:

Nguyên nhân nào làm cho chất lượng nguồn lao động nước ta có nhiều hạn chế?

A. Nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó. 

B. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm. 

C. Tính sáng tạo của người lao động chưa thật cao. 

D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Câu 24:

Giải pháp có ý nghĩ lâu dài và mang tính chất quyết định đối với vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng là:

A. Thâm canh, tăng năng suất lương thực. 

B. Giảm nhanh tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. 

C. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. 

D. Lựa chọn cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ.

Câu 25:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ?

A. Tây Côn Lĩnh

B. Rảo Cô

C. Phan-xi-păng

D. Phu Luông

Câu 26:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc gồm có những vùng khí hậu nào sau đây?

A. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Tây Nguyên. 

B. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. 

C. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

 D. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Bộ.

Câu 27:

Điều kiện nào sau đây không là thế mạnh để Đông Nam Bộ phát triển tổng hợp kinh tế biển?

A. Khả năng giao lưu qua các cảng biển.

B. Dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. 

C. Các vườn quốc gia với nhiều loại thú quý.

D. Các bãi biển và phong cảnh đẹp, rừng ngập mặn.

Câu 28:

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

A. Phát huy được tiềm lực kinh tế, phù hợp với điều kiện đất nước. 

B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn. 

C. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp. 

D. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

Câu 29:

Cho biểu đồ:

 

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:

A. Quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005-2015 

B. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005-2015 

C. Tình hình trồng cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005-2015 

D. Chuyển dich cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005-2015

Câu 30:

Căn cứ vào biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa của cả nước (năm 2017) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 – 2007, diện tích của nước ta thay đổi như thế nào?

A. Giảm 459 ha

B. Tăng 459 nghìn ha

C. Giảm 459 nghìn ha

D. Giảm 549 nghìn ha

Câu 31:

Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung – Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết các trạm khí hậu nào sau đây có chế độ mưa vào mùa thu – đông tiêu biểu ở nước ta?

A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội.

B. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang 

C. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn

D. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau

Câu 32:

Biện pháp quan trong hàng đầu để tăng sản lượng cao su của vùng Đông Nam Bộ là:

A. phát triển tốt hệ thống thủy lợi.

B. đầu tư vào công nghệ chế biến. 

C. mở rộng diện tích trồng cây cao su.

D. sử dụng giống cao su mới có năng suất cao hơn.

Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây?

A. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Núi Chúa

B. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc 

C. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo

D. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Rạch Giá.

Câu 34:

Các ngành công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào sau đây?

A. Lực lượng lao động có kỹ thuật và nguyên vật liệu sẵn có. 

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao. 

C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao. 

D. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.

Câu 35:

Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất đối với việc đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ ở nước ta?

A. Mở rộng thị trường xuất khẩu. 

B. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại. 

C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắt nhỏ. 

D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.

Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang , hãy cho biết diện tích đất phèn lớn nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng. 

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng Bắc Trung Bộ.

Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị được xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô dân số ở vùng Đông Nam Bộ (năm 2017) là?

A. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. 

B. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. 

C. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. 

D. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Câu 38:

Ở nước ta điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa có ở

A. khắp mọi nơi.

B. các vùng gần trục giao thông. 

C. vùng cổ truyền thống sản xuất hàng hóa.

D. các thành phố lớn.

Câu 39:

Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là

A. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ. 

B. ngăn chặn nạn cháy rừng và chặt phá rừng bừa bãi. 

C. khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi trồng rừng mới. 

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Câu 40:

Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

A. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

B. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. 

C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. 

D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.