50 câu trắc nghiệm Dao động và Sóng điện từ cơ bản (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dao động điện từ trong mạch LC là quá trình

A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện.

B. biến đổi theo hàm số mũ của chuyển động.

C. chuyển hoá tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện.

Câu 2:

Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5mF, cường độ tức thời của dòng điện là i = 0,05sin2000t(A). Độ tự cảm của tụ cuộn cảm là

A. 0,05H.

B. 0,2H.

C. 0,25H.

D. 0,15H.

Câu 3:

Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5mF, cường độ tức thời của dòng điện là i = 0,05sin2000t(A). Biểu thức điện tích trên tụ là

A. q = 2.10-5sin(2000t - π2)(C).

B. q = 2,5.10-5sin(2000t - π2)(C). 

C. q = 2.10-5sin(2000t - π4)(C).

D. q = 2,5.10-5sin(2000t - π4)(C)

Câu 4:

Một mạch dao động LC có năng lượng 36.10-5J và điện dung của tụ điện C là 25mF. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 3V thì năng lượng tập trung ở cuộn cảm là

A. 24,75.10-6J.

B. 12,75.10-6J.

C. 24,75.10-5J.

D. 12,75.10-5J.

Câu 5:

Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có

A. tần số rất lớn.

B. chu kì rất lớn.

C. cường độ rất lớn.

D. hiệu điện thế rất lớn.

Câu 6:

Công thức xác định chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC là

A. Công thức xác định chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC là (ảnh 1)

B. Công thức xác định chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC là (ảnh 2)

C. Công thức xác định chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC là (ảnh 3)

D. Công thức xác định chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC là (ảnh 4)

Câu 7:

Phát biểu nào dưới đây về năng lượng trong mạch dao động LC là không đúng?

A. Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên điều hoà với tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch

C. Khi năng lượng điện trường trong tụ giảm thì năng lượng từ trường trong cuộn cảm tăng lên và ngược lại.

D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi, nói cách khác, năng lượng của mạch dao động được bảo toàn.

Câu 8:

Nếu điện tích trên tụ của mạch LC biến thiên theo công thức q = q0sinwt. Biểu thức năng lượng nào của mạch LC sau đây là không đúng?

A. Năng lượng điện: WC=Cu2

B. Năng lượng từ: WL=12L.i2

C. Năng lượng dao động: W=WL+WC=12LI02

D. Năng lượng dao động: W=WL+WC=12CU02

Câu 9:

Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 0,1mF và một cuộn cảm có hệ số tự cảm 1mH. Tần số của dao động điện từ riêng trong mạch là

A. 1,6.104 Hz.

B. 3,2.104Hz.

C. 16.103 Hz. 

D. 3,2.103 Hz.

Câu 10:

Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có L và một tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ không tắt. Giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện bằng Umax. Biểu thức tính giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là

A. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có L và một tụ điện có điện dung C (ảnh 3)

B. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có L và một tụ điện có điện dung C (ảnh 4)

C. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có L và một tụ điện có điện dung C (ảnh 5)

D. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có L và một tụ điện có điện dung C (ảnh 6)

Câu 11:

Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm

A. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

B. nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

D. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

Câu 12:

Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kì

A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.

B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.

C. phụ thuộc vào cả L và C.

D. không phụ thuộc vào L và C.

Câu 13:

Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch

A. tăng lên 4 lần

B. tăng lên 2 lần

C. giảm đi 4 lần

D. giảm đi 2 lần

Câu 14:

Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch

A. không đổi

B. tăng 2 lần

C. giảm 2 lần

D. tăng 4 lần

Câu 15:

Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc

A. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do (ảnh 2)

B.  Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do (ảnh 3)

C. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do (ảnh 4)

D. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do (ảnh 5)

Câu 16:

Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?

A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.

B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.

C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.

D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.

Câu 17:

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,05sin2000t(A). Tần số góc dao động của mạch là

A. 318,5rad/s

B. 318,5Hz

C. 2000rad/s

D. 2000Hz

Câu 18:

Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch là

A. 2,5Hz

B.  2,5MHz

C. 1Hz

D. 1MHz

Câu 19:

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t(A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là

A. 50mH.

B.  50H

C. 5.10-6H.

D. 5.10-8H.

Câu 20:

Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L = 25mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. 3,72mA.

B. 4,28mA.

C. 5,20mA.

D. 6,34mA.

Câu 21:

Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình q = 4cos(2π.104t)μC. Tần số dao động của mạch là

A. 10 Hz

B. 10 kHz

C. 2π Hz

D.  2π kHz

Câu 22:

Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16nF và cuộn cảm L = 25mH. Tần số góc dao động của mạch là

A. 200Hz

B. 200rad/s

C. 5.10-5Hz

D. 5.104rad/s

Câu 23:

Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 1μF, ban đầu được tích điện đến hiệu điện thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn là

A. 10mJ

B. 5mJ

C. 10kJ

D. 5kJ

Câu 24:

Để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó cần phải

A. đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều.

B. đặt vào mạch một hiệu điện thế một chiều không đổi.

C. dùng máy phát dao động điện từ điều hoà.

D. tăng thêm điện trở của mạch dao động.

Câu 25:

Phát biểu nào sau đây khi nói về điện từ trường là không đúng?

A. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường.

C. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường cong.

D. Từ trường xoáy có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.