50 câu trắc nghiệm Dao động và Sóng điện từ cơ bản (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn

A. cùng phương, ngược chiều

B. cùng phương, cùng chiều

C. có phương vuông góc với nhau

D. có phương lệch nhau góc 450

Câu 2:

Trong mạch dao động LC, dòng điện dịch trong tụ điện và dòng điện trong cuộn cảm có những điểm giống nhau là

A. đều do các êlectron tự do tạo thành

B. đều do các điện tích tạo thành

C. xuất hiện trong điện trường tĩnh

D. xuất hiện từ trường xoáy

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện trường tĩnh là điện trường có các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức điện là các đường cong kín

C. Từ trường tĩnh là từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra

D. Từ trường xoáy là từ trường có các đường sức từ là các đường cong kín

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Một từ trường biến thiên tăng dần đều theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Một điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một từ trường.

C. Một từ trường biến thiên tăng dần đều theo thời gian, nó sinh ra một điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian

D. Một điện trường biến thiên tăng dần đều theo thời gian, nó sinh ra một từ trường

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện dẫn là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.

B. Điện trường biến thiên điều hoà sinh ra dòng điện dịch.

C. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dẫn.

D. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch.

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?

A. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy

B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong

C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường

D. Từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?

A. Một từ trường biến thiên đều theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy biến thiên ở các điểm lân cận

B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận

C. Điện trường và từ trường xoáy có các đường sức là đường cong kín

D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện từ trường?

A. Điện trường trong tụ điện biến thiên sinh ra một từ trường giống từ trường của một nam châm hình chữ U.

B. Sự biến thiên của điện trường giữa các bản của tụ điện sinh ra một từ trường giống từ trường được sinh ra bởi dòng điện trong dây dẫn nối với tụ.

C. Dòng điện dịch là dòng chuyển động có hướng của các điện tích trong lòng tụ điện.

D. Dòng điện dịch trong tụ điện và dòng điện dẫn trong dây dẫn nối với tụ điện có cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

A. Sóng điện từ truyền trong mọi môi trường vật chất kể cả chân không.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

D. Sóng điện từ là sóng dọc, trong quá trình truyền các véctơ B E vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng ?

A. Nguồn phát sóng điện từ rất đa dạng, có thể là bất cứ vật nào tạo điện trường hoặc từ trường biến thiên.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

D. Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng.

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng

B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ

C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không

D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động

Câu 12:

Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ B và vectơ E luôn luôn

A. trùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.

B. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.

C. dao động ngược pha.

D. dao động cùng pha.

Câu 13:

Sóng điện từ có khả năng xuyên qua tầng điện li là

A. sóng dài

B. sóng trung

C. sóng ngắn

D. sóng cực ngắn

Câu 14:

Sóng điện từ bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li là

A. sóng dài

B. sóng trung

C. sóng ngắn

D. sóng cực ngắn

Câu 15:

Sóng điện từ được dùng trong việc truyền thông tin trong nước là

A. sóng dài.

B. sóng trung.

C. sóng ngắn.

D. sóng cực ngắn.

D. sóng cực ngắn.

Câu 16:

Với mạch dao động hở thì vùng không gian

A. quanh dây dẫn chỉ có từ trường biến thiên.

B.  quanh dây dẫn chỉ có điện trường biến thiên.

C. bên trong tụ điện không có từ trường biến thiên.

D. quanh dây dẫn có cả từ trường biến thiên và điện trường biến thiên.

Câu 17:

Kí hiệu các khối là:

I. Tạo dao động cao tần.

II. Tạo dao động âm tần.

III. Khuyếch đại dao động.

IV. Biến điệu.

V. Tách sóng.

Việc phát sóng điện từ ở đài phát phải qua các giai đoạn nào, ứng với thứ tự nào?

A. I, II, III, IV

B. I, II, IV, III

C. I, II, V, III

D. I, II, V, IV

D. I, II, V, IV

Câu 18:

Kí hiệu các khối là: I. Chọn sóng. II. Tách sóng. III. Khuyếch đại âm tần. IV. Khuyếch đại cao tần. V. Chuyển thành sóng âm. Việc thu sóng điện từ ở máy thu phải qua các giai đoạn, với thứ tự nào

A. I, III, II, IV, V.

B. I, II, III, V.

C. I, II, IV, III, V.

D. I, II, IV, V.

Câu 19:

Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?

A. Sóng dài.

B. Sóng trung.

C. Sóng ngắn.

D. Sóng cực ngắn.

Câu 20:

Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng

A. cộng hưởng điện trong mạch LC.

B. bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.

C. hấp thụ sóng điện từ của môi trường.

D. giao thoa sóng điện từ.

Câu 21:

Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150kHz, bước sóng của sóng điện từ đó là

A. 2000m

B. 2000km

C. 1000m

D. 1000km

Câu 22:

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 880pF và cuộn cảm L = 20μH. Bước sóng điện từ mà mạch thu được là

A. 100m

B. 150m

C. 250m

D. 500m

Câu 23:

Chọn sóng ở đầu vào của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1nF và cuộn cảm L = 100μH (lấy π2 = 10). Bước sóng điện từ mà mạch thu được là

A. 300m

B. 600m

C. 300km

D. 1000m

Câu 24:

Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L =1mH và một tụ điện có điện dung C = 0,1μF. Mạch thu được sóng điện từ có tần số là

A. 31830,9 Hz.

B. 15915,5 Hz.

C. 503,292 Hz.

D. 15,9155 Hz.

Câu 25:

Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng  λ1 = 60m. khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là

A. 48m.

B. 70m.

C. 100m.

D. 140m.