500 Câu trắc nghiệm Sóng điện từ chọn lọc cực hay có lời giải chi tiết (đề số 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Biến điệu sóng điện từ là:

A. Tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần

B. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ

C. Làm cho biên độ của sóng điện từ tăng lên

D. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần

Câu 2:

Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Chu kì dao động là

A. 2πLC

B. πLC

C. 2πLC

D. 12πLC

Câu 3:

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm t, dòng diện qua cuộn dây có cường độ bằng 0 thì ở thời điểm t+πLC2

A. Dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0

B. Điện tích trên một bản tụ có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại của nó

C. Điện tích trên một bản tụ bằng 0

D. Điện tích trên một bản tụ có giá trị cực đại

Câu 4:

Sóng điện từ là

A. sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ

B. sóng lan truyền trong các môi trường đàn hồi

C. sóng dọc

D. điện từ trường lan truyền trong không gian

Câu 5:

Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy

B. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau

C. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường

D. Điện từ trường không lan truyền được trong điện

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là sóng ngang

B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ

C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ

D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không

Câu 7:

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Sóng điện từ mang năng lượng

B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ

C. Sóng điện từ là sóng ngang

D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không

Câu 8:

Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có

A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây

B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông

C. độ lớn bằng không

D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ

B. Sóng điện từ truyền được trong chân không

C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn

D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau

Câu 10:

Trong các đài phát thanh, sau trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăngten phá

A. biến thiên tuần điều hòa với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f

B. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số fa

C. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng fa

D. biến thiên tuần hoàn với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số bằng f

Câu 11:

Trong thông tin liên lac̣ bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao đôṇg âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là

A. 1600

B. 625

C. 800

D. 1000

Câu 12:

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Khi dao động âm tần thực hiện 2 dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được 1800 dao động toàn phần. Nếu tần số sóng mang là 0,9 MHz thì dao động âm tần có có tần số là

A. 0.1 MHz

B. 900 Hz

C. 2000 Hz

D. 1 KHz

Câu 13:

Tại hai điểm A, B cách nhau 1000 m trong không khí, đặt hai ăngten phát sóng điện từ giống hệt nhau. Nếu di chuyển đều một máy thu sóng trên đoạn thẳng AB thì tín hiệu mà máy thu được trong khi di chuyển sẽ

A. như nhau tại mọi vị trí

B. lớn dần khi tiến gần về hai nguồn

C. nhỏ nhất tại trung điểm AB

D. lớn hay nhỏ tùy vào từng vị trí

Câu 14:

Từ Trái Đất, một ăngten phát ra những sóng cực ngắn đến Mặt Trăng. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 2,56 (s). Hãy tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s).

A. 384000 km

B. 385000 km

C. 386000 km

D. 387000 km

Câu 15:

Một ăngten rađa phát ra những sóng điện từ đến một vật đang chuyển động về phía rađa. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 80 (ms). Sau 2 phút đo lần thứ hai, thời gian từ lúc phát đến đến lúnhận nhận lần này là 76 (ms). Tính tốc độ trung bình của vật. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s)

A. 5 m/s

B. 6 m/s

C. 7 m/s

D. 29 m/s

Câu 16:

Một ăng ten rada phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía rađa. Thời gian từ lúc ăng ten phát đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120 ms, ăng ten quay với tốc độ 0,5 vòng/s. Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay, ăng ten lại phát sóng điện từ, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 116 ms. Tính vận tốc trung bình của máy bay, biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s)

A. 810 km/h

B. 1200 km/h

C. 300 km/h

D. 1080 km/h

Câu 17:

Giả sử một vệ tinh dùng trong truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định trong mặt phẳng Xích đạo Trái Đất; đường thẳng nối vệ tinh với tâm Trái Đất đi qua kinh tuyến số 0 hoặc kinh tuyến gốc. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính là 6370 km; khối lượng là 6.1024 kg và chu kì quay quanh trục của nó là 24 h; hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11N.m2/kg2. Sóng cực ngắn f > 30 MHz phát từ vệ tinh truyền thẳng đến các điểm nằm trên Xích Đạo Trái Đất trong khoảng kinh độ nào dưới đây:

A. Từ kinh độ 85020 Đ đến kinh độ 85020T

B. Từ kinh độ 79020Đ đến kinh độ 79020T

C. Từ kinh độ 81020Đ đến kinh độ 81020T

D. Từ kinh độ 83020T đến kinh độ 83020Đ

Câu 18:

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung 100 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm L = 1π (mH). Mạch dao động trên có thể bắt được sóng điện từ thuộc dải sóng vô tuyến nào?

A. Dài

B. Trung

C. Ngắn

D. Cực ngắn

Câu 19:

Một mạch chọn sóng gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ là 20 μF thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 40 m. Nếu muốn thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ thế nào?

A. giảm đi 5 μF

B. tăng thêm 15 μF

C. giảm đi 20 μF

D. tăng thêm 25 μF

Câu 20:

Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động với dòng điện trong mạch cho bởi phương trình i = I0cos1000πt + π4 (A) (với t đo bằng mili giây). Mạch này có thể cộng hưởng được với sóng điện từ có bước sóng bằng

A. 600(m).

B. 600000 (m).

C. 300 (km).

D. 30 (m).

Câu 21:

Tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108m/s. Một đài phát thanh, tín hiệu từ mạch dao động điện từ có tần số f =0,5.106Hz đưa đến bộ phận biến điệu để trộn với tín hiệu âm tần có tần số fa = 1000 (Hz). Sóng điện từ do đài phát ra có bước sóng là

A. 600 m

B. 3.105 m

C. 60 m

D. 6m

Câu 22:

Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Một mạch chọn sóng, khi thu được sóng điện từ có bước sóng l thì cường độ cực đại trong mạch là 2p (mA) và điện tích cực đại trên tụ là 2 (nC). Bước sóng l

A. 600 m

B. 260 m

C. 270 m

D. 280 m

Câu 23:

Mạch dao động cuộn dây có độ tự cảm 10 (mH) và tụ điện phẳng không khí diện tích đối diện 36π(cm2), khoảng cách giữa hai bản 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị

A. 60 (m)

B. 6 (m)

C. 16 (m)

D. 6 (km)

Câu 24:

Mạch dao động của một máy phát sóng vô tuyến gồm cuộn cảm và một tụ điện phẳng mà khoảng cách giữa hai bản tụ có thể thay đổi. Khi khoảng cách giữa hai bản tụ là 4,8 mm thì máy phát ra sóng có bước sóng 300 m, để máy phát ra sóng có bước sóng 240 m thì khoảng cách giữa hai bản phải tăng thêm

A. 6,0 (mm).

B. 7,5 (mm).

C. 2,7 (mm).

D. 1,2 (mm).

Câu 25:

Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là 62 m. Nếu nhúng các bản tụ ngập chìm vào trong điện môi lỏng có hằng số điện môi e = 2 thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là

A. 60 (m)

B. 73,5 (m)

C. 87,7 (m)

D. 63,3 (km)

Câu 26:

Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là 60 m. Nếu nhúng một phần ba điện tích các bản tụ ngập vào trong điện môi lỏng có hằng số điện môi e= 2 thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là

A. 60 (m).

B. 73,5 (m).

C. 69,3 (m).

D. 6,6 (km).

Câu 27:

Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 (mH) và bộ tụ điện phẳng không khí gồm 19 tấm kim loại đặt song song đan xen nhau. Diện tích đối diện giữa hai tấm 3,14(cm2) và khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị

A. 967 (m).

B. 64 (m).

C. 942 (m).

D. 52 (m).

Câu 28:

Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 (mH) và một tụ xoay không khí gồm 19 tấm kim loại đặt song song đan xen nhau. Diện tích đối diện giữa hai tấm 3,14(cm2) và khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị

A. 967 (m).

B. 64 (m).

C. 942 (m).

D. 52 (m).

Câu 29:

Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu sóng thu được sóng có bước sóng 100 m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng 75 m. Khi mắc C1 song song với C2 và song song với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng là

A. λ = 175 m

B. λ = 66 m

C. λ = 60 m

D. λ = 125 m

Câu 30:

Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu sóng thu được sóng có bước sóng 60 m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng 80 m. Khi mắc C1 song song với C2 và song song với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng là

A. λ = 100 m

B. λ = 140 m

C. λ = 70 m

D. λ = 48 m

Câu 31:

Mạch dao động của một máy phát vô tuyến điện có cuộn dây với độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện là C1 thì máy phát ra sóng điện từ có bước sóng 100 m. Để máy này có thể phát ra sóng có bước sóng 50 m người ta phải mắc thêm một tụ điện C2 có điện dung

A. C2 = C13, nối tiếp với tụ C1

B. C2 = 15C1, nối tiếp với tụ C1

C. C2 = C13, song song với tụ C1

D. C2 = 15C1, song song với tụ C1

Câu 32:

Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C. Khi L = L1C = C1 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng l. Khi L = 3L1 và C = C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là 2l. Nếu L = 3L1 và C = C1 + C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là

A. λ3.

B. 2λ.

C. λ7.

D. 3λ.

Câu 33:

Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất 10 ms thì năng lượng điện trường trong tụ bằng không. Tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108(m/s). Mạch này có thể cộng hưởng được với sóng điện từ có bước sóng

A. 1200 m

B. 12 km

C. 6 km

D. 600 m

Câu 34:

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng l, người ta nhận thấy khoảng thời gian hai lần liên tiếp điện áp trên tụ có giá trị bằng giá trị điện áp hiệu dụng là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Bước sóng l

A. 5 m

B. 6 m

C. 3 m

D. 1,5 m

Câu 35:

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng l, người ta nhận thấy khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp trên tụ cực đại đến lúc chỉ còn nửa giá trị cực đại là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Bước sóng l

A. 12 m

B. 6 m

C. 18 m

D. 9 m

Câu 36:

Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5π(mH) và một có điện dung thay đổi từ 10π(pF) đến 160π(pF). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Mạch trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng nào?

A. 2 m £l£12 m

B. 3 m £l£12 m

C. 2 m £l£15 m

D. 3 m £l£15 m

Câu 37:

Mạch chọn sóng gồm cuộn dây có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C biến thiên từ 56 pF đến 667 pF. Muốn mạch chỉ thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40 m đến 2600 m thì cuộn cảm trong mạch phải có độ tự cảm nằm trong giới hạn nào?

A. 0,22 mH đến 79,23 mH

B. 4 mH đến 2,86 mH

C. 8 mH đến 2,86 mH

D. 8 mH đến 1,43 mH

Câu 38:

Một mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L biến thiên từ 0,3 µH đến 12 µH và một tụ điện có điện dung biến thiên từ 20 pF đến 800 pF. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Máy này có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nhỏ nhất là

A. 4,6 m

B. 285 m

C. 540 m

D. 185 m

Câu 39:

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung 49π2 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm biến thiên. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng 100 (m) thì độ tự cảm cuộn dây bằng bao nhiêu?

A. 0,0615 H

B. 0,0625 H

C. 0,0635 H

D. 0,0645 H

Câu 40:

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện xoay và cuộn cảm có độ tự cảm 25(288π2) (mH). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s). Để có thể bắt được dải sóng bước sóng từ 10 m đến 50 m thì điện dung biến thiên trong khoảng nào?

A. 3 pF – 8 pF

B. 3 pF – 80 pF

C. 3,2 pF – 80 pF

D. 3,2 nF – 80 nF