700 câu trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam hiện đại có đáp án (P17)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự kiện báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 là

A. xe tăng của bộ đội ta húc cống Dinh Độc Lập của ngụy quyền.

B. 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng

C. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

D. Tổng thống Dương Văn Minh kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

Câu 2:

Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

A. Quân Mĩ và quân Đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.

B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long

C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 3:

Bất kì trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng vẫn là con đường bạo lực, ngoài ra không có con đường nào khác. Hãy nêu xuất xứ câu nói trên

A. trong Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (1-1959).

B. trong Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7-1973).

C. trong Hội nghị Bộ Chính trị (30-9 đến 7-10- 973).

D. trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18-12-1974 đến 8-1-1975).

Câu 4:

Ngày 26-4-1975, quân ta vượt tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào

A. Xuân Lộc.

B. Trung tâm Sài Gòn.

C. sân bay Tân sơn Nhất.

D. Dinh Độc Lập.

Câu 5:

Kết quả nào dưới đây thuộc kết quả của Chiến dịch Tây Nguyên?

A. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân.

B. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 4 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Buôn Ma Thuột.

C. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 3 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Plâycu, Kon Turn.

D. Tiêu diệt phần lớn quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng 1/2 diện tích Tây Nguyên với 4 vạn dân.

Câu 6:

Sau khi thất thủ ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, địch phải lùi về phòng thủ ở đâu?

A. Cam Ranh.

B. Nha Trang.

C. Phan Rang.

D. Xuân Lộc.

Câu 7:

‘Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam... Đó là Nghị quyết nào của Đảng ta?

A. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng vào tháng 7-1973.

B. Hội nghị Bộ Chính trị họp từ 30-9 đến 7-10-1974.

C. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp từ 18-12-1974 đến 8-1-1975.

D. Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25-3-1975.

Câu 8:

Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong

A. Chiến dịch Tây Nguyên.

B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

D. tất cả các chiến dịch trên.

Câu 9:

Lúc 10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?

A. Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”.

B. Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập ngụy.

C. Lá cờ cách mạng tung bay trên Phủ Tổng thống ngụy.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Câu 10:

Sự sáng tạo của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 -1975)là

A. kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.

B. đánh lui từng bước quân địch.

C. kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao.

D. vừa đánh, vừa đàm phán.

Câu 11:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam là một cuộc đụng đầu lịch sử vì

A. đây là cuộc chiến tranh mang tầm vóc thời đại.

B. đây là một cuộc chiến tranh chống chính sách xâm lược, phi nghĩa của Mĩ.

C. đây là một cuộc chiến phản ánh tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại.

D. đây là một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đầu tiên giành thắng lợi.

Câu 12:

Sau Hiệp định Pari năm 1973, cách mạng miền Nam đã thực hiện được nhiệm vụ

A. đánh bại hoàn toàn đế quốc Mĩ.

B. đánh cho Mĩ cút.

C. đánh cho ngụy nhào.

D. giải phóng gần hết lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

Câu 13:

Một trong những hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở Việt Nam sau năm 1973 là

A. quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng.

B. Mĩ vẫn còn để lại lực lượng hậu bị ở miền Nam.

C. chính quyền Sài Gòn không chấp nhận những điều khoản của Hiệp định Pari.

D. Mĩ vẫn ào ạt đưa quân thêm vào miền Nam để cứu vãn cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 14:

Một trong những lí do chủ quan của ta sau Hiệp định Pari làm cho một số địa bàn quan trọng bị mất đất, mất dân là

A. quá tin tưởng vào việc thi hành Hiệp định của chính quyền Sài Gòn.

B. không đánh giá được lực lượng của địch.

C. không đánh giá được âm mưu phá hoại Hiệp định của địch.

D. quá tin tưởng vào thắng lợi trên bàn đàm phán của ta.

Câu 15:

Thời cơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 khác với thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 không có đồng minh ủng hộ.

B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 không tranh thủ được điều kiện thuận lợi quốc tế.

C. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 không có lực lượng chính trị của quần chúng.

D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ta tự tạo lực, tạo thế và tạo thời cơ.

Câu 16:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ta thực hiện tư tưởng chiến lược tiến công như thế nào?

A. Đánh chắc, tiến chắc.

B. Đánh nhanh, thắng nhanh

C. Vừa đánh, vừa đàm.

D. Đánh lui từng bước, đánh bại từng âm mưu, đánh đổ từng bộ phận đi đến đánh bại hoàn toàn kẻ thù.

Câu 17:

Bộ Chính trị chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Thực tế cách mạng miền Nam thực hiện sự chỉ đạo này như thế nào?

A. Giải phóng miền Nam ngay năm 1975.

B. Giải phóng miền Nam đầu năm 1975.

C. Giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

D. Giải phóng miền Nam trong mùa xuân năm 1975.

Câu 18:

Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, nhưng tại sao địch lại chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở?

A. Do lực lượng không đủ để bố trí toàn miền Nam.

B. Do nhận định sai hướng tiến công của quân dân ta.

C. Do bất ngờ, chưa chuẩn bị kịp về binh lực và vũ khí.

D. Do chủ quan cho rằng Tây Nguyên là một pháo đài không thể công phá.

Câu 19:

Chiến thắng tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự của quân ta trong Đông - Xuân 1974 - 1975 là

A. chiến thắng ở Buôn Ma Thuột.

B. đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. Chiến dịch Tây Nguyên.

D. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.

Câu 20:

Năm đời Tổng thống Mĩ nối chân nhau điều hành qua 4 kế hoạch chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mĩ. Vậy Tổng thống nào nếm chịu sự thất bại cuối cùng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Níchxơn.

B. Giônxơn.

C. Pho.

D. Kennơđi.

Câu 21:

Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến Pháp nào?

A. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980.

B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1960; Hiến pháp 1980.

C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1980.

D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1976; Hiến pháp 1980.

Câu 22:

Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau năm 1975 là

A. hàn gắn vết thương chiến tranh.

B. khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá.

C. tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.

D. tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia.

Câu 23:

Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam giai đoạn đầu sau năm 1975 là

A. thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng.

B. ổn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá.

C. tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xóa bỏ bóc lột phong kiến.

D. quốc hữu hoá ngân hàng.

Câu 24:

Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975?

A. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11-1975).

B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976).

C. Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (24-6 đến 2-7-1976).

D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 25:

Kì họp thứ I Quốc hội khoá VI có những quyết định nào liên quan với việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

A. Thống nhất tên nước, xác định Hà Nội là thủ đô của cả nước.

B. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước.

C. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 26:

Niên đại 25-4-1976 phù hợp với sự kiện nào sau đây?

A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

B. Cuộc Tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai.

C. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước.

D. Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất.

Câu 27:

Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa

A. đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.

B. tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.

C. tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. tất cả đều đúng.

Câu 28:

Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề

A. lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.

D. đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phổ Hồ Chí Minh.

Câu 29:

Trải qua hai mươi năm kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc phải chịu bao nhiêu năm chiến tranh phá hoại của Mĩ?

A. Mười năm.

B. Tám năm.

C. Sáu năm.

D. Mười hai năm.

Câu 30:

Trong thời kì Mĩ xâm lược, đô hộ miền Nam (1954 - 1975), nền kinh tế miền Nam trong một chừng mực nhất định là nền kinh tế

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp lạc hậu.

C. phát triển theo hướng tư bản.

D. lệ thuộc Mĩ.

Câu 31:

Công việc thống nhất nước nhà về mặt nhà nước đã hoàn thành vào thời điểm nào?

A. Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI.

B. Kì họp thứ hai Quốc hội khoá V.

C. Quốc hội thống nhất họp kì đầu tiên.

D. Hội nghị hiệp thương tại Sài Gòn.

Câu 32:

Để tạo ra những khả năng to lớn nhằm bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, cần phải

A. có Quốc kì chung cho cả nước.

B. có Quốc ca chung cho cả nước

C. tên nước chung cho quốc gia.

D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 33:

Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Cả 3 ý trên đúng.

Câu 34:

Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?

A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI.

B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII.

C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.

D. Đại hội VII; Đại hội VIII; Đại hội IX.

Câu 35:

Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?

A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

B. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

D. Câu B và C đúng.

Câu 36:

Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI là gì?

A. Đổi mới về kinh tế.

B. Đổi mới về chính trị.

C. Đổi mới về văn hoá.

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Câu 37:

Một trong những hạn chế của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là

A. tình trạng tham nhũng vẫn còn.

B. xã hội chưa thoát khỏi nghèo nàn.

C. chưa thực hiện dân chủ.

D. chưa thực hiện kinh tế đối ngoại.

Câu 38:

Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

C. phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Câu 39:

Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải

A. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 40:

Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990): lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào?

A. Đại hội Đảng IV.

B. Đại hội Đảng V.

C. Đại hội Đảng VI.

D. Đại hội Đảng VII.