700 câu trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam hiện đại có đáp án (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 - 1933 đã ảnh hưởng trước tiên đến ngành sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vì

A. Việt Nam là nước nông nghiệp.

B. Việt Nam bị thực dân Pháp tước đoạt ruộng đất.

C. Việt Nam bị mất mùa thường xuyên.

D. thực dân Pháp khai thác trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.

Câu 2:

Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với xã hội Việt Nam là

A. làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc.

B. làm cho giai cấp nông dân bị mất ruộng đất.

C. làm cho giai cấp công nhân bị thất nghiệp.

D. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

Câu 3:

Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

B. mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản Pháp.

C. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

D. mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.

Câu 4:

Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), thực dân Pháp đã

A. tăng cường bóc lột công nhân Pháp.

B. tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương

C. tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.

D. vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 5:

Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 -1931 là

A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.

B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hoà bình”.

C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.

D. “Chống đế quốc”, “Chống phát xít”.

Câu 6:

Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam trở nên gay gắt. Đó là nguyên nhân dẫn đến

A. phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng phát triển.

B. cuộc khởi nghĩa Yên Bái ở Việt Nam năm 1930.

C. phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.

D. phong trào cách mạng năm 1930-1931 ở Việt Nam.

Câu 7:

Phong trào 1930 - 1931 diễn ra ở Việt Nam đã chứng tỏ sức mạnh phi thường của

A. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

B. toàn thể dân tộc Việt Nam.

C. các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

D. các tố chức chính trị và quân đội Việt Nam.

Câu 8:

Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng ở

A. Hà Nội - Hải Phòng.

B. Hải Phòng - Quảng Ninh,

C. Sài Gòn - Chợ Lớn.

D. Nghệ An - Hà Tĩnh.

Câu 9:

Sự khác biệt giữa phong trào nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930 là

A. những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.

B. nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.

C. nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

D. những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.

Câu 10:

Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh sau ngày 12-9-1930 đã dẫn đến

A. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định nâng mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế lên đấu tranh lật đổ chính quyền đế quốc - phong kiến tay sai.

B. chính quyền tay sai cấp thôn - xã đã tích cực hỗ trợ thực dân Pháp đàn áp, khủng bố phong trào.

C. chính quyền của đế quốc phong kiến bị tê liệt và tan rã nhiều nơi.

D. Đảng đã phát động nhân dân đấu tranh vũ trang giành chính quyền thắng lợi.

Câu 11:

Sau khi đuợc thành lập, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam đã tiến hành các chính sách gì?

A. Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, lấy ruộng đất công chia cho nông dân.

B. Lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày, bỏ thuế thân, thuế ruợu, thuế muối.

C. Tịch thu ruộng đất đế quốc, phong kiến tay sai chia cho dân cày, giảm tô, xoá nợ.

D. Tịch thu tài sản của địa chủ, đế quốc chia cho nông dân, xóa nợ cho dân nghèo.

Câu 12:

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục?

A. Mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân.

B. Mở lớp dạy tiếng Pháp cho nhân dân.

C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.

D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp cho nhân dân.

Câu 13:

Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng được thông qua khi nào?

A. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 3-1935.

B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10-1930.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I, tháng 10-1930.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ II, tháng 10-1930.

Câu 14:

Tại Nghệ An, chính quyền Xô viết được thành lập đầu tiên ở huyện nào?

A. Thanh Chương, Nam Đàn.

B. Anh Sơn, Nghi Lộc.

C. Hưng Nguyên, Diễn Châu.

D. Can Lộc, Nghi Xuân.

Câu 15:

Tháng 4 năm 1931, Đảng ta được Quốc tế Cộng sản công nhận là

A. một bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

B. một Đảng trong sạch vững mạnh.

C. một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.

D. một bộ phận của Quốc tế Cộng sản.

Câu 16:

Một trong những biểu hiện về suy giảm kinh tế Việt Nam từ năm 1930 là

A. sản xuât công nghiệp suy giảm.

B. sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.

C. hàng hoá do thực dân Pháp nắm giữ.

D. mọi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ.

Câu 17:

Một trong các bài học của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. bài học về công tác mặt trận dân tộc thống nhất.

B. bài học về đoàn kết dân tộc.

C. bài học về giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

D. bài học về hình thức đấu tranh phong phú.

Câu 18:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam vì

A. Việt Nam phụ thuộc Pháp.

B. kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.

C. Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.

D. Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.

Câu 19:

Nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931

A. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

B. thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.

D. địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.

Câu 20:

Sự kiện nào dưới đây gắn với thời gian tháng 2 năm 1930 ở Việt Nam?

A. Công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Bến Thuỷ bãi công.

B. Công nhân đồn điền cao su Phú Riềng và cao su Dầu Tiếng bãi công

C. Nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh nổi dậy.

D. Công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm và Nhà máy xi măng Hải Phòng tổng bãi công.

Câu 21:

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam thể hiện

A. phong trào diễn ra khấp cả nước.

B. phong trào sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

C. phong trào đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. phong trào đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc.

Câu 22:

Trong các điểm sau, điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10-1930 là

A. phương hướng chiến lược của cách mạng.

B. chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

C. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.

D. phương pháp cách mạng.

Câu 23:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là một phong trào mang tính chất

A. cách mạng điền địa.

B. cách mạng chống khủng bố.

C. cách mạng chống đế quốc Pháp.

D. cách mạng dân tộc, dân chủ.

Câu 24:

Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.

B. thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quần chúng

C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.

D. quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 25:

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương trong thời kì 1936- 1939 là

A. chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. chống bọn phản động và bọn tay sai của Pháp.

C. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

D. chống chủ nghĩa phát xít và chống chủ nghĩa đế quốc.

Câu 26:

Đến tháng 3-1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là

A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương

C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 27:

Cuộc vận động Đông Dương Đại hội diễn ra trong thời gian

A. từ năm 1936 đến năm 1939.

B. từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937.

C. từ giữa năm 1936 đến tháng 3 năm 1938.

D. từ giữa năm 1936 đến tháng 9 năm 1936.

Câu 28:

Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 1-8-1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

B. Ngày 1-5-1938, tại Bến Thủy, Vinh.

C. Ngày 1-5-1938, tại Hà Nội.

D. Ngày 1-5-1938, tại Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác.

Câu 29:

Mục tiêu cụ thể, trước mắt của cao trào cách mạng 1936 - 1939 là

A. độc lập dân tộc.

B. hòa bình, dân sinh, dân chủ.

C. ruộng đất cho dân cày.

D. tất cả các mục tiêu trên.

Câu 30:

Tháng 8-1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động phong trào

A. Đông Dương Đại hội.

B. phong trào đòi dân sinh dân chủ.

C. vận động người của Đảng vào Viện Dân biểu.

D. mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.

Câu 31:

Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội là

A. tuần hành.

B. mít tinh.

C. đưa dân nguyện.

D. diễn thuyết.

Câu 32:

Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có những chủ trương gì?

A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.

B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.

D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.

Câu 33:

Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 - 1939 dựa trên cơ sở

A. đường lối nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.

B. tình hình thực tiễn của Việt Nam.

C. tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Câu 34:

Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam là

A. "Đánh đổ đế quốc Pháp - Đông Dương hoàn toàn độc lập".

B. "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày"

C. "Độc lập dân tộc", "Người cày có ruộng".

D. "Chống phát xít chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình".

Câu 35:

Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 - 1939 ở Việt Nam thực sự là

A. một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.

B. một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

C. một cuộc đấu tranh giai cấp.

D. một cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác - Lênin.

Câu 36:

Điều nào không phải chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936 đối với các thuộc địa?

A. Cho phép lập Hội Ái hữu.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Ân xá chính trị phạm.

D. Cho phép xuất bản báo chí.

Câu 37:

Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là

A. chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.

B. quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.

C. thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lóp.

D. quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.

Câu 38:

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 - 1939 là gì?

A. Chống đế quốc và chống phong kiến.

B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng

C. Chống đế quốc, chống chiến tranh.

D. Chống phát xít và chống chiến tranh.

Câu 39:

Chủ trương đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình ở Việt Nam. Đó là nội dung dung của

A. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.

B. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đồng Dương tháng 7-1936.

C. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935).

D. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941).

Câu 40:

Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã để lại bài học kinh nghiệm lớn nhất cho cách mạng Việt Nam là

A. tập hợp lực lượng chính trị đông đảo quần chúng nhân dân.

B. thực hiện liên minh công nông rộng khắp

C. thực hiện phương pháp đấu tranh hợp pháp.

D. tổ chức các cuộc mít tinh khổng lồ.