751 Bài Trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử chọn lọc từ đề thi cực hay (đề số 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

A. 12r0

B. 16r0

C. 25r0

D. 9r0

Câu 2:

Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng là 0,02u. Phản ứng hạt nhân này 

A. thu năng lượng 18,63 MeV

B. tỏa năng lượng 18,63 MeV

C. thu năng lượng 1,863 MeV

D. tỏa năng lượng 1,863 MeV

Câu 3:

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidro, chuyển động êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều và bán kính quỹ đạo dừng K là r0. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có bán kính rm đến quỹ đạo dừng có bán kính rm thì lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân giảm 16 lần. Biết 8r0<rm+rn<35r0. Giá trị rmrn là

A. -15r0

B. -12r0

C. 15r0

D. 12r0

Câu 4:

Cho phản ứng hạt nhân ZAX+p52138Te+3n+7β+. A và Z có giá trị

A. A = 138; Z = 58

B. A = 142; Z = 56

C. A = 140; Z = 58

D. A = 133; Z = 58

Câu 5:

Hạt nhân U92235 có năng lượng liên kết 1784 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là:

A. 5,46 MeV/nue

B. 12,48 MeV/nuelôn

C. 19,39 MeV/nuclôn

D. 7,59 MeV/nuclôn

Câu 6:

Chất phóng xạ pôlôni P84210o phát ra tia α và biến đổi thành chì. Cho chu kì bán rã của pôlôni là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu pôlôni nguyên chất, sau khoảng thởi gian t thì tỉ số giữa khối lượng chì sinh ra và khối lượng pôlôni còn lại trong mẫu là 0,6. Coi khối lượng nguyên tử bẳng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó tính theo đơn vị u. Giá trị của t là:

A. 95 ngày

B. 105 ngày

C. 83 ngày

D. 33 ngày

Câu 7:

Cho phản ứng hạt nhân: L37i+H11H24e+X. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 mol heli theo phản ứng này là 5,2.1024 MeV. Lấy NA=6,02.1023mol1. Năng lượng tỏa ra của một phản ứng hạt nhân trên là:

A. 69,2 MeV

B. 34,6 MeV

C. 17,3 MeV

D. 51,9 MeV

Câu 8:

Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; 1840Ar;36Li lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087 u; 39,9525 u; 6,0145 u và 1u=931,5MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 36Li thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 1840Ar

A. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV

B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV

C. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV

D. lớn hơn một lượng là 5,20  MeV

Câu 9:

Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng là 37,9638 u và tổng khối lượng nghỉ các hạt sau phản ứng là 37,9656 u. Lấy 1u=931,5MeV/c2. Phản ứng này

A. Tỏa năng lượng 16,8 MeV

B. Thu năng lượng 1,68 MeV

C. Thu năng lượng 16,8 MeV

D. Tỏa năng lượng 1,68 MeV

Câu 10:

So với sự phân hạch hạt nhân thì sự phóng xạ hạt nhân có điểm khác

A. là xảy ra một cách tự phát

B. là phản ứng hạt nhân

C. là tạo ra hạt nhân bền hơn

D. là toả năng lượng

Câu 11:

Hai hạt nhân 13T và 23He có cùng

A. số notron

B. số nuclon

C. số proton

D. điện tích

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là sai với nội dung hai tiên đề của Bo ?

A. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó đang ở trạng thái dừng

B. Khi chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử sẽ phát ra photon

C. Bán kính quỹ đạo dừng của êlectron trong nguyên tử hiđrô là rn=n2r0 (r0 là bán kính Bo)

D. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ hay hấp thụ năng lượng

Câu 13:

Nếu độ lớn điện tích của một trong hai vật mang điện giảm đi một nửa, đồng thời khoảng cách giữa chúng tăng lên gấp đôi thì lực tương tác điện giữa hai vật sẽ

A. giảm 2 lần

B. không đổi

C. giảm 8 lần

D. giảm 4 lần

Câu 14:

Thành phần đồng vị phóng xạ C14 có trong khí quyển có chu kỳ bán rã là 5568 năm. Mọi thực vật sống trên Trái Đất hấp thụ các bon dưới dạng CO2 đều chứa một lượng cân bằng C14. Trong một ngôi mộ cổ người ta tìm thấy một mảnh xương nặng 18 g với độ phóng xạ 112 phân rã/phút. Hỏi vật hữu cơ này chết cách đây bao nhiêu lâu? Biết độ phóng xa từ C14 ở thực vật sống là 12 phân rã/g.phút. 

A. 5168,28 năm

B. 5275,68 năm

B. 5275,68 năm

D. 5378,58 năm

Câu 15:

Cho phản ứng hạt nhân α+714N817O+11H. Hạt α chuyển động với động năng 9,7 meV đến bắn vào hạt N đứng yên, sau phản ứng hạt p có động năng 7 MeV. Cho biết mN = 14,003074 u; mp = 1,007825 u; mo = 16,999133 u; mα = 4,002603 u. Góc giữa các phương chuyển động của hạt α và hạt p là

A. 41°

B. 60°

C. 25°

D. 52°

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây là sai? Phản ứng nhiệt hạch

A. là nguồn gốc năng lượng của mặt trời

B. rất dễ xảy ra do các hạt tham gia phản ứng đều rất nhẹ

C. nếu tính theo khối lượng nhiên liệu thì toả nhiều năng lượng hơn phản ứng phân hạch

D. là sự kết hợp của hai hạt nhân rất nhẹ tạo thành hạt nhân nặng hơn

Câu 17:

Phản ứng hạt nhân nào dưới đây là đúng?

A. 1123Na+12H1124Na+01H

B. 1123Na+12H1124Na+10e

C. 1123Na+12H1124Na+10e

D. 1123Na+12H1124Na+11H

Câu 18:

Cho phản ứng hạt nhân 13T+12D24He+X.Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng

A. 21,076 MeV

B. 17,498 MeV

C. 15,017 MeV

D. 200,025 MeV

Câu 19:

Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân 37Li đứng yên, để gây ra phản ứng 11p+37Li2α. Biết phản ứng tỏa năng lượng và hai hạt α có cùng động năng. Lấy khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Góc tạo bởi hướng của các hạt α có thể là

A. Có giá trị bất kì

B. 60°

C. 120°

D. 140°

Câu 20:

Hạt nhân 84210Po phóng ra tia α và biến thành hạt nhân chì Pb bền. Ban đầu có một mẫu poloni nguyên chất, sau 414 ngày tỉ lệ giữa số hạt nhân Po và Pb trong mẫu đó bằng 1.7. Chu kì bán rã của Po là

A. 138 ngày

B. 6,9 ngày

C. 69 ngày

D. 13,8 ngày

Câu 21:

Đồng vị 1124Na có chu kì bán rã T = 15h, 1124Na là chất phóng xạ β và tạo đồng vị của magiê. Mẫu 1124Na có khối lượng ban đầu m0=24g. Độ phóng xạ ban đầu của 1124Na 

A. 1,67.1024Bq

B. 2,78.1022Bq

C. 7,73.1018Bq

D. 3,22.1017Bq

Câu 22:

Các hạt nhân nặng (Uran, Plutôni...) và hạt nhân nhẹ (Hiđrô, Liti...) có chung điểm nào sau đây ?

A. Gây phản ứng dây chuyền

B. Có năng lượng liên kết lớn

C. Tham gia phản ứng nhiệt hạch

D. Là nhiên liệu cho các phản ứng hạt nhân toả năng lượng

Câu 23:

Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng vì các hạt nhân của các nguyên tố khác nhau có

A. khối lượng khác nhau

B. độ hụt khối khác nhau

C. điện tích khác nhau

D. số khối khác nha

Câu 24:

Cho phản ứng hạt nhân sau: 12D+12T24He+01n+18,06MeV. Biết độ hụt khối của các hạt nhân 12D và 13T lần lượt là ΔmD  = 0,0024u ΔmT  = 0,0087u. Cho 1u=931MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân He xấp xỉ bằng

A. 8,1 MeV

B. 28,3 MeV

C. 23,8 MeV

D. 7,1 MeV

Câu 25:

Bắn một hạt prôton có động năng Ep=4,2 MeV vào hạt nhân 1123Na đang đứng yên, phản ứng sinh ra một hạt α và một hạt nhân X. Giả sử hạt α có động năng Eα = 4,7 MeV và bắn ra theo hướng vuông góc với hướng bay của hạt prôton. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng

A. 1,65 MeV

B. 3,26 MeV

C. 0,5 MeV

D. 5,85 MeV

Câu 26:

Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T thì tỉ lệ đó là

A. 4k + 3

B. 4k

C. 4k/3

D. k + 4

Câu 27:

Ban đầu có một mẫu 210Po nguyên chất, sau một thời gian nó phóng xạ α và chuyển thành hạt nhân chì 206Pbvới chu kì bán rã 138,38 ngày. Hỏi sau bao lâu thì tỉ lệ giữa khối lượng chì và khối lượng poloni còn lại trong mẫu là 0,7 ?

A. 106,8 ngày

B. 109,5 ngày

C. 104,7 ngày

D. 107,4 ngày

Câu 28:

Hạt nhân 92234U đang đứng yên ở trạng thái tự do thì phóng xạ và tạo thành hạt X. Cho năng lượng liên kết riêng của hạt α, hạt X và hạt U lần lượt là 7,15 MeV; 7,72 MeV và 7,65 MeV. Lấy khối lượng các hạt tính theo u xấp xỉ số khối của chúng. Động năng của hạt bằng

A. 13,86 MeV

B. 15,26 MeV

C. 12,06 MeV

D. 14,10 MeV

Câu 29:

Phát biểu nào sau đây về tia α là không đúng?

A. Là dòng các hạt nhân nguyên tử Hêli 24He

B. Có khả năng đâm xuyên mạnh nên được sử dụng để chữa bệnh ung thư

C. Ion hoá không khí rất mạnh

D. Khi đi qua điện trường giữa hai bản của tụ điện bị lệch về phía bản âm

Câu 30:

So với hạt nhân 1429Si, hạt nhân 2040Ca có nhiều hơn

A. 6 notron và 5 proton

B. 5 notron và 6 proton

C. 5 notron và 12 proton

D. 11 notron và 6 proton

Câu 31:

Theo mẫu nguyên tử Borh, khi electron trong nguyên tử Hydro chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo L thì động năng của electron

A. tăng 3 lần

B. giảm 3 lần

C. tăng 9 lần

D. tăng 4 lần

Câu 32:

Tia a là dòng các hạt nhân

A. 13He

B. 12H

C. 23He

D. 24He

Câu 33:

Phản ứng 13T+12Dt024He+01n là một phản ứng

A. phóng xạ hạt nhân

B. phân hạch 

C. nhiệt hạch

D. phản ứng thu năng lượng

Câu 34:

Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân là

A. năng lượng liên kết

B. khối lượng hạt nhân

C. điện tích hạt nhân

D. năng lượng liên kết riêng

Câu 35:

Hạt nhân 24He được tạo thành bởi các hạt

A. nơtron và êlectron

B. prôtôn và êlectron

C. prôtôn và nơtron

D. êlectron và nuclôn

Câu 36:

Cho phản ứng hạt nhân 24He+714N11H+X. Số prôtôn và nơtron của hạt nhân X lần lượt là

A. 9 và 17.

B. 8 và 17.

C. 9 và 8.

D. 8 và 9.

Câu 37:

Lực hạt nhân còn được gọi là 

A. lực hấp dẫn

B. lực tương tác mạnh

C. lực tĩnh điện

D. lực tương tác điện từ

Câu 38:

Hạt nhân 614C và hạt nhân 714N có cùng 

A. số nơtron

B. số proton

C. số nuclôn

D. điện tích

Câu 39:

Xét êlectron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của các êlectron nằm cách hạt nhân r0, 2r03r0 lần lượt là E1, E2E3. Chọn đáp án đúng.

A. E1 = 2E2 = E3

B. 3E1 = 2E2 = E3

C. E1 < E2 < E3

D. E1 > E2 > E3

Câu 40:

Trong phân rã phóng xạ β- của một chất phóng xạ thì 

A. số prôton của hạt nhân mẹ lớn hơn của hạt nhân con

B. một prôton trong hạt nhân phân rã phát ra electron

C. một electron trong lớp vỏ nguyên tử được phóng ra

D. một nơtron trong hạt nhân phân rã phát ra electron

Câu 41:

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì 

A. năng lượng liên kết riêng càng lớn

B. năng lượng liên kết càng lớn

C. hạt nhân càng bền vững

D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ

Câu 42:

Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng phân hạch?

A. 01n+39235U3994Y+53140I+201n

B. 84210Poα+82206Pb

C. α+1337Al1530Si+01n

D. 12H+13H24He+01n.

Câu 43:

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là

A. vô hạn

B. 10-10 cm

C. 10-8 cm

D. 10-13 cm

Câu 44:

Một chất phóng xạ có chu kì bán rã T thì hằng số phóng xạ λ của chất đó là

A. Tln2

B. ln2T

C. eln2T

D. T ln2 

Câu 45:

Một phản ứng hạt nhân có tổng khối lượng các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng các hạt trước phản ứng. Đây là phản ứng

A. thu năng lượng

B. phân hạch

C. nhiệt hạch

D. tỏa năng lượng

Câu 46:

Cho phản ứng hạt nhân 01n+92235U3995Y+53138I+301n. Đây là

A. phản ứng nhiệt hạch

B. phóng xạ γ

C. phóng xạ α

D. phản ứng phân hạch

Câu 47:

Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân là

A. điện tích hạt nhân

B. năng lượng liên kết

C. năng lượng liên kết riêng

D. khối lượng hạt nhân

Câu 48:

So với hạt nhân 1429Si, hạt nhân 2040Ca có nhiều hơn

A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn

B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn

C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn

D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn

Câu 49:

Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân đã phân rã của chất phóng xạ đó

A. 8N09

B. N09

C. N06

D. N016

Câu 50:

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X lớn hơn số nuclon của hạt nhân Y thì:

A. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y

B. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt Y

C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau

D. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X