8 Đề luyện thi THPTQG môn Lịch sử cức hay có lời giải chi tiết (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điểm khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trước đây là gì?

A. Diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người

B. Có những tác động tích cực về nhiều mặt nhưng cũng gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên)

C. Đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu

D. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, mở đường cho sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu 2:

Sự kiện nào dưới đây đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam?

A. Đến Liên Xô tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản

B. Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại thành phố Tua

C. Đọc bản Sơ thảo lần thứ I Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa

D. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari

Câu 3:

Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914 có điểm gì mới với phong trào yêu nước trước đó?

A. Đoàn kết nhân dân trong một mặt trận

B. Gắn cứu nước với canh tân đất nước

C. Do giai cấp tư sản mới ra đời lãnh đạo

D. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang

Câu 4:

Cơ sở nào cho phép Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước tư bản đồng minh Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh

B. Những khó khăn của Liên Xô do bị chiến tranh tàn phá

C. Tiềm lực kinh tế, quân sự và trình độ khoa học, kỹ thuật vượt trội của Mỹ.

D. Tình trạng đói nghèo, lạc hậu của các nước Á, Phi và Mỹ La tinh

Câu 5:

Điểm khác biệt giữa “Chiến tranh cục bộ” với “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc

B. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền nam

C. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ

D. Tiến hành nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng

Câu 6:

Vì sao sau khi tiến vào Đông Dương (9/1940), phát xít Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

A. Nhật chưa đủ sức để lật đổ hoàn toàn chính quyền thực dân Pháp

B. Nhật muốn sử dụng chính quyền thực dân Pháp để bóc lột và đàn áp nhân dân Việt Nam

C. Thực dân Pháp và tay sai còn mạnh, đủ sức chống lại phát xít Nhật

D. Nhật đã ký với Pháp một bản thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau

Câu 7:

Thực dân Pháp chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải hiện đại ở Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm mục đích gì?

A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Đông Dương

B. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân

C. Phục vụ công cuộc khai thác lâu dài ở Đông Dương và mục đích quân sự

D. Thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa giữa các vùng

Câu 8:

Trong thời kì Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ?

A. Đức 

B. Liên Xô 

C. Anh 

D. Pháp

Câu 9:

Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong giai đoạn từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX

A. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa

C. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội

D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Câu 10:

Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Tây Bắc thu đông năm 1952

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950

C. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952

D. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947

Câu 11:

Đâu là cơ sở chủ yếu để Đảng ta hạ quyết tâm mở cuộc tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

A. So sánh tương quan lực lượng cụ thể, những điểm mạnh yếu và khả năng của ta và địch

B. Sự cần thiết phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - trung tâm điểm của kế hoạch Nava

C. Quân đội ta đã có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức đánh tập đoàn cứ điểm

D. Tình hình quốc tế có những chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi cho ta

Câu 12:

Phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao vào thời điểm lịch sử nào?

A. Từ tháng 2 đến tháng 4/1930 

B. Tháng 9/1930

C. Tháng 5/1930.

D. Từ tháng 5 đến tháng 8/1930

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng trong việc đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?

A. Kịp thời bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với diễn biến tình hình

B. Dựa trên cơ sở so sánh lực lượng giữa ta và địch

C. Nhấn mạnh tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh

D. Dựa trên cơ sở lợi dụng những mâu thuẫn của nội bộ nước Mĩ

Câu 14:

Nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” của nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành với sự kiện nào?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.

Câu 15:

Ý nào dưới đây không phù hợp để giải thích chiến dịch Phước Long (12/12/1974 – 6/1/1975) là trận trinh sát chiến lược chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975?

A. Là dẫn chứng chứng minh tương quan thế lực giữa ta và địch trên chiến trường

B. Là trận mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975

C. Là thực tiễn để thăm dò khả năng quân đội Sài Gòn và sự can thiệp của Mỹ

D. Là cơ sở để Bộ chính trị bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 16:

Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phe Hiệp ước giành thắng lợi trong chiến tranh 1918

B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917

C. Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị hòa bình Versailler (1919-1920).

D. Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức (11-1918).

Câu 17:

Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là

A. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Cừ và Trần Can

B. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Nguyễn Đình Bể

C. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan

D. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can

Câu 18:

Trong cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng những phòng tuyến quan trọng nào của địch?

A. Đà Nẵng, Tây Nguyên và Sài Gòn

B. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

C. Quảng Trị, Đà Nẵng và Tây Nguyên

D. Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn

Câu 19:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Việt Nam là gì?

A. Củng cố và phát triển Đảng, phục hồi lực lượng cách mạng

B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình

C. Giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

D. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho người cày

Câu 20:

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng kinh té châu Á”?

A. Hồng Kông, Hàn Quốc và Trung Quốc

B. Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore

C. Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan

D. Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản

Câu 21:

Hành động nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã hoàn toàn đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ, chuyển từ quân chủ lập hiến sang cộng hòa tư sản?

A. Giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912). 

B. Tổ chức phong trào Đông Du (1905-1908).

C. Thành lập Hội Duy Tân (1904).

D. Lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp (1885).

Câu 22:

Từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến tranh cục bộ

B. Việt Nam hóa chiến tranh

C. Chiến tranh đặc biệt

D. Đông Dương hóa chiến tranh

Câu 23:

Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giải quyết những nhiệm vụ nào?

A. Lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ, thực hiện các quyền dân tộc và dân chủ

B. Chống chế độ phân biệt chủng tộc – một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân

C. Chống thực dân xâm lược phương Tây, bảo vệ độc lập dân tộc

D. Đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc

Câu 24:

Ý nào dưới đây không phải là cơ sở để Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936 định ra đường lối và phương pháp đấu tranh cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới?

A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản

B. Lực lượng cách mạng được phục hồi và phong trào quần chúng đã phát triển trở lại

C. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức

D. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi

Câu 25:

Điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc châu Phi phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta

B. Các thế lực đế quốc thực dân Anh, Pháp suy yếu

C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô

D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 26:

Hội nghị nào đã thực hiện việc phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

A. Hội nghị Pôtx-đam (1945) 

A. Hội nghị Pôtx-đam (1945) 

C. Hội nghị Pari (1973) 

D. Hội nghị Ianta (1945)

Câu 27:

Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hai chính quyền nhà nước trên hai miền bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự tác động của các cường quốc (Liên Xô và Mĩ) lên bán đảo Triều Tiên trong Chiến tranh lạnh

B. Thỏa thuận giữa các cường quốc đồng minh (Liên Xô – Mĩ – Anh)

C. Sự khác biệt về hệ tư tưởng giữa các lực lượng chính trị ở hai miền.

D. Thỏa thuận giữa các cường quốc đồng minh (Liên Xô – Mĩ – Anh) với Nhật Bản

Câu 28:

Sau 1954, cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

A. Là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất

B. Là tiền tuyến lớn, có vai trò tích cực

C. Là tiền tuyến lớn, có vai trò quyết định trực tiếp

D. Là hậu phương lớn, có vai trò quyết định trực tiếp

Câu 29:

Tại sao Đông Khê được chọn làm điểm nổ súng mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

A. Đông Khê là nơi tập trung cao nhất binh lực của thực dân Pháp trên tuyến phòng thủ đường 4

B. Đông Khê là vùng đông dân, ta dễ dàng nhận được sự chi viện vật chất, hậu cần

C. Đông Khê là vùng đồi núi thấp, ta dễ dàng làm đường, cơ động tập kết, triển khai lực lượng

D. Đông Khê là điểm ta có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ biên giới của Pháp

Câu 30:

Với bản Hiến Pháp 1947, Thiên hoàng có vai trò như thế nào trong chế độ chính trị Nhật Bản?

A. Thiên hoàng có vai trò tượng trưng, không có quyền lực đối với nhà nước

B. Vai trò của Thiên hoàng bị xóa bỏ hoàn toàn

C. Thiên hoàng có quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn

D. Thiên hoàng đứng đầu Chính phủ, nắm quyền hành pháp

Câu 31:

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu việc

A. Thực dân Pháp đã thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam

B. Thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam

C. Thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam

D. Thực dân Pháp bắt đầu tiền hành công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam

Câu 32:

Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là gì?

A. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

C. Kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy

D. Kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự với ngoại giao

Câu 33:

Nét đặc trưng cơ bản của đời sống chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX là gì?

A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập

C. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy

D. Sự đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài

Câu 34:

Đảng lập hiến được thành lập năm 1923 là tổ chức chính trị của giai cấp nào ở Việt Nam?

A. Tư sản

B. Địa chủ phong kiến

C. Công nhân

D. Nông dân

Câu 35:

Phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn được Đảng Lao động Việt Nam đề ra lần đầu tiên trong

A. Kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến ngày 26-3-1955

B. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng 7-1973

C. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương (1-1959).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 9-1960

Câu 36:

Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?

A. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 195

C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930

Câu 37:

Ý nào dưới đây không phải là căn cứ để nói các cuộc đấu tranh của quần chúng kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 là bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Đấu tranh vũ trang phát triển, chính quyền cơ sở của địch bị tê liệt và tan rã ở nhiều nơi

B. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động

C. Đấu tranh cách mạng đã diễn ra trên 25 tỉnh thành trong cả nước

D. Lần đầu tiên đấu tranh giữa công nhân và nông dân được tổ chức, phối hợp tương đối chặt chẽ

Câu 38:

Vì sao lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam đầu năm 1941?

A. Cao Bằng có nhiều tổ chức cứu quốc đã được thành lập

B. Cao Bằng có nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng

C. Cao Bằng có lực lượng vũ trang phát triển mạnh

D. Cao Bằng có cơ sở cách mạng và phong trào quần chúng mạnh mẽ

Câu 39:

Tổ chức yêu nước và cách mạng nào đã khởi xướng và lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)

A. Đảng cộng sản Việt Nam

B. Việt Nam Cách mạng thanh niên

C. Việt Nam Quốc dân đảng

D. Tân Việt Cách mạng đảng

Câu 40:

Kết quả của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì?

A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. 

B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.