ANCOL - PHENOL

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây là ancol etylic?

A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. CH3OH.

D. HCHO.

Câu 2:

Ancol anlylic có công thức cấu tạo là:

A. CH3 – CH2 – OH

B. CH2 = CH – CH2 – OH

C. Ancol anlylic có công là A. C2H5OH (ảnh 1)

D. CH ≡ C – CH2 – CH2 – OH

Câu 3:

Chất nào sau đây là ancol bậc 2?

A. HOCH­2CH2 OH.

B. (CH3)2CHOH.

C. (CH3)2CHCH­2OH.

D. (CH3)3COH.

Câu 4:

Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 5:

Phenol có công thức phân tử là

A. C2H5OH.

B. C3H5OH.

C. C6H5OH.

D. C4H5OH.

Câu 6:

Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?

A. Ancol metylic.

B. Ancol etylic.

C. Etylen glicol.

D. Glixerol.

Câu 7:

Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Z, T.

B. X, Y, R, T.

C. Z, R, T.

D. X, Y, Z, T.

Câu 8:

Công thức của 1 ancol no, mạch hở là CnHm(OH)2. Mối quan hệ của m và n là

A. m = n.

B. m = n + 2.

C. m = 2n + 1.

D. m = 2n.

Câu 9:

Hợp chất (CH3)3COH có tên thay thế là 

A. 2-metylpropan-2-ol.

B. 1,1-đimetyletanol.

C. trimetylmetanol.

D. butan-2-ol.

Câu 10:

Chất X có công thức : CH3CH=CHCH(OH)CH3 có tên gọi là

A. penten-2-ol.

B. pent-2-en-4-ol.

C. pent-2-en-2-ol.

D. pent-3-en-2-ol.

Câu 11:

Cho ancol (H3C)2C(C2H5) CH2CH2(OH) có tên thay thế là:

A. 3,3-đimetylpentan-1-ol.

B. 3-etyl-3-metylbutan-1-ol.

C. 2,2-đimetylbutan-4-ol. 

D. 3,3-đimetylpentan-5-ol.

Câu 12:

Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là

A. propan-1-ol.

B. propan-2-ol.

C. pentan-1-ol.

D. pentan-2-ol.

Câu 13:

Hợp chất có công thức cấu tạo : CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH có tên gọi là

A. 3-metylbutan-1-ol.

B. 2-metylbutan-4-ol.

C. Ancol isoamylic.

D. 3-metylbutan-1-ol hoặc Ancol isoamylic.

Câu 14:

Ancol etylic không tác dụng với

A. HCl.

B. NaOH.

C. CH3COOH.

D. C2H5OH.

Câu 15:

Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Na.

B. KOH.

C. CuO.

D. O2.

Câu 16:

Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với

A. kim loại Na.

B. dung dịch NaOH.

C. nước brom.

D. dung dịch NaCl.

Câu 17:

Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ?

A. Ung thư phổi.

B. Ung thư vú.

C. Ung thư vòm họng.

D. Ung thư gan.

Câu 18:

Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây ?

A. NaHCO3.

B. CH3COOH.

C. KOH.

D. HCl.

Câu 19:

Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch brom.

B. dung dịch thuốc tím.

C. dung dịch AgNO3. 

D. Cu(OH)2.

Câu 20:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại.

(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói.

(3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

(4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác.

Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 21:

Chất nào sau đây có thể sử dụng để loại H2O ra khỏi ancol etylic 96o để thu đ­ược ancol etylic khan ?

A. 2SO4 đặc.

B. NaOH đặc.

C. P2O5.

D. CuSO4 khan.

Câu 22:

Khi ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ancol etylic và bã rượu. Muốn thu được ancol etylic người ta dùng phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp chiết lỏng – lỏng.

B. phương pháp chưng chất.

C. Phương pháp kết tinh.

D. Phương pháp chiết lỏng – rắn.

Câu 23:

Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH (hợp chất chứa nhân thơm) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm tạo ra là

A

.

B.

C.

D.

Câu 24:

Tiến hành thí nghiệm (A, B, C) ở điều kiện thường về phenol (C6H5OH) và muối C6H5ONa như hình vẽ sau đây:

Thông qua các thí nghiệm cho biết điều khẳng định nào sau đây là chính xác?

A. Phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic.

B. Phenol ít tan trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic.

C. Phenol tan nhiều trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic.

D. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan ít trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic.

Câu 25:

Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.

B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2.

C. Ancol etylic tác dụng được với Na  nhưng không phản ứng đượcc với CuO, đun nóng.

D. Phenol tác dụng được với Na và dung dịch HBr.

Câu 26:

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Phương pháp chung điều chế ancol no, đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước.

B. Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh.

C. Khi oxi hóa ancol no đơn chức thì thu đ­ược anđehit.

D. Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 170oC thu đ­ược ete.

Câu 27:

Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom ?

A. Phenol.

B. Etilen.

C. Benzen.

D. Axetilen.

Câu 28:

Khi sản xuất C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc, nóng trong sản phẩm khí tạo ra có lẫn 2 tạp chất là CO2 và SO2. Hóa chất được chọn để loại bỏ hai tạp chất khí đó là

A. nước vôi trong dư.

B. dung dịch KMnO4 dư.

C. dung dịch NaHCO3 dư.

D. nước brom dư.

Câu 29:

Cho dãy các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-điol, pentan-1,3-điol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 30:

Cho ancol etylic tác dụng lần lượt với: Na, NaOH, HCOOH, CH3OH, O2, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là:

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 31:

Ancol nào sau đây thỏa mãn: có 3 nguyên tử cacbon bậc 1; có một nguyên tử cacbon bậc 2 và phản ứng với CuO ở nhiệt độ cao tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương?

A. 3-metylbutan-2-ol.

B. 2-metylpropan-1-ol.

C. 2-metylbutan-1-ol.

D. butan-1-ol.

Câu 32:

Tổng số công thức cấu tạo ancol mạch hở, bền và có 3 nguyên tử cacbon trong phân tử là

A. 6.

B. 2.

C. 5.

D. 7.

Câu 33:

Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ tác dụng được với dung dịch NaOH có cùng công thức phân tử C8H10O?

A. 9.

B. 6.

C. 8.

D. 5.

Câu 34:

Tách nước ancol X  thu được sản phẩm duy nhất là 3-metylpent-1-en. Hãy lựa chọn tên gọi đúng của X.

A. 4-metylpentan-1-ol.

B. 3-metylpentan-1-ol.

C. 3-metylpentan-2-ol.

D.  3-metylpentan-3-ol.

Câu 35:

Chất hữu cơ B có công thức phân tử C7H8O2. Tìm công thức cấu tạo của B biết: B tác dụng với Na giải phóng hidro, với nH2:nB=1:1; trung hoà 0,2 mol B cần dùng đúng 100 ml dung dịch NaOH 2M.

A. HOC6H4CH2OH.

B. C6H3(OH)2CH3.

C. HOCH2OC6H5.

D. CH3OC6H4OH.

Câu 36:

Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2O từ X thì tạo ra sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 7.

B. 6.

C. 9.

D. 3.

Câu 37:

Hỗn hợp A gồm 2 ancol X, Y (MX<MY). Y không bị oxi hóa bởi CuO đun nóng. Khi đun nóng hỗn hợp A với H2SO4 ở 140oC thì thu được hỗn hợp ete. Trong đó có ete E có công thức C5H12O. X, Y lần lượt là?

A. Metanol và 2-metylpropan-2-ol.

B. Metanol và 2-metylpropan-1-ol.

C. Etanol và propan-1-ol.

D. Etanol và 2-metylpropan-2-ol.

Câu 38:

Ancol khi đun với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp tạo ra một anken duy nhất là

A. ancol metylic.

B. ancol tert-butylic.

C. 2,2-đimetylpropan-1-ol.

D. ancol sec-butylic.

Câu 39:

Ancol X no, đa chức, mạch hở, có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 40:

Chọn nhận định sai khi nói về ancol no, đơn chức mạch hở:

A. Khi đốt cháy hoàn toàn thì hiệu số mol H2O với CO2 tạo ra bằng 1.

B. Khi đốt cháy hoàn toàn thì số mol H2O lớn hơn số mol CO2 tạo ra.

C. Khi đốt hoàn toàn thì tỷ lệ số mol H2O và CO2 giảm dần khi số cacbon tăng dần.

D. Nhiệt độ sôi của chúng tăng khi số nguyên tử cacbon tăng.