Bài 1. Lịch sử là gì?
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Lịch sử là gì?
A. Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
B. Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
C. Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
D. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Môn Lịch sử là gì?
A. là môn học cùng với môn Địa lí tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới.
B. là một trong những môn học bắt buộc ở trường học từ lớp 1 đến lớp 12
C. Là môn học tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc loài người và Trái Đất.
D. Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Lịch sử là… xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của … từ khi xuất hiện đến nay.
A. những gì…con người.
B. những gì… nhân loại
C. tất cả… con người
D. mọi thứ… con người.
Quá trình phát triển của máy tính điện tử giúp em hiểu biết về
A. sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
B. sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.
C. đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.
D. sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.
Lịch sử được hiểu là
A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ
C. những bản ghi chép hay tranh ảnh còn được lưu trữ đến ngày nay
D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về
A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất
B. các thiên thể trong vũ trụ
C. quá trình hình thành, phát triển của loài người và xã hội loài người
D. sinh vật và động vật trên Trái Đất.
Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là
A. thời gian hoạt động
B. các hoạt động
C. tính cá nhân
D. mối quan hệ với cộng đồng
Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học Lịch sử?
A. Học Lịch sử để vui.
B. Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
C. Học Lịch sử để đuc rút kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quá khứ phục vụ cho tương lai.
D. Học Lịch sử để biết tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ từ khi loài người xuất hiện.
Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ
B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ
C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai
D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
A. Xi-xê-rông.
B. Hê-rô-đốt
C. Hồ Chí Minh.
D. Võ Nguyên Giáp
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
A. Xi-xê-rông.
B. Hê-rô-đốt.
C. Hồ Chí Minh.
D. Võ Nguyên Giáp
Điền từ vào chỗ còn thiếu: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường … nước nhà Việt Nam.”
A. lịch sử
B. gấm vóc
C. nguồn cội
D. gốc tích
Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, được Bác nói khi nào?
A. 20/03/1945.
B. 20/03/1948
C. 19/09/1954.
D. 19/09/1945
Điền từ trong câu còn thiếu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau … lấy nước.
A. tranh
B. giành
C. xây dựng
D.giữ.