Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Em tôi
Tôi chưa thấy đứa trẻ nào nghịch như bé Dũng, em tôi. Tôi làm gì, nó cũng học theo rồi phá đám. Bé loắt choắt mà chơi trò gì, nó cũng đòi thắng. Đã thế, cái gì nó cũng đòi phần hơn. Nhưng mấy chuyện đó, tôi chỉ thấy ngộ nghĩnh và càng làm cho em đáng yêu trong mắt tôi hơn. Tôi là anh mà.
Chiều qua, mẹ tôi mua về cho hai anh em hai chú gà. Dũng xí ngay con gà thấp tẻ, đủ lông đuôi, lông cánh. Còn tôi thì được con gà cổ trụi lông cổ.
Sáng nay, tôi ra bờ ao làng bắt châu chấu cho gà ăn. Dũng cũng đòi theo. Nhưng Dũng bề thế thì làm được gì. Rốt cuộc, tối phải cho hai con gà ăn chung. Không ngờ, gà của Dũng mổ nhanh như chóp, tranh hết cả phần của con gà cổ. Thế mà Dũng còn vỗ tay, reo hò. Tôi bảo: – Chiều nay, anh đi học. Ở nhà, em phải cho cả hai con cùng ăn đấy! Ý tôi là dặn Dũng cho gà ăn ngô thôi. Thế mà ở nhà, Dũng lại trốn mẹ đi về châu chấu, bị trượt chân rơi xuống ao, may mà có người cứu được. Về nhà, tôi mới biết tin, hốt hoảng chạy đến trạm y tế. May quá, Dũng đã khoẻ, đang nằm chờ mẹ đi làm thủ tục xuất viện.
Vừa thấy tôi, Dũng đã phàn nàn:
- Em... em... chẳng bắt được con châu chấu nào cả...
Tôi bóc một quả quýt đưa cho Dũng. Em lắc đầu rồi liếc nhìn quả, bánh trên chiếc bàn nhỏ:
– Cho anh cả đấy.
Ôi, bữa nay Dũng thảo thế! Vừa thương em vừa ân hận, tôi dặn nó:
– Từ nay, em không được ra bờ ao một mình nhé! Nguy hiểm lắm... Anh sẽ xin mẹ cho em tập bơi cùng anh...
– Thật hả anh?
Dũng hỏi mà như reo. Hai mắt nó bỗng sáng lên, nhìn tôi mãi...
THÁI CHÍ THANH
Câu hỏi và bài tập
Vì sao Dũng gặp tai nạn?
Tình yêu thương của nhân vật “tôi” dành cho em bé được thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu chuyện nhắc nhở em điều gì về việc bảo vệ an toàn bản thân và em nhỏ?
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở học kì I.
Gợi ý
a) Một số câu chuyện em đã học
– Có nhân vật là thiếu nhi: Tôi học chữ, Rất nhiều Mặt Trăng, Lớp trưởng lớp tôi, Làm thủ công, Tấm bìa các tông, Ai có lỗi?,....
– Có nhân vật là người lớn: Sự tích dưa hấu, Hoàng tử học nghề, Cây phượng xóm Đông, Mồ Côi xử kiện, Người chăn dê và hàng xóm,...
b) Cách giới thiệu
– Đoạn văn giới thiệu cần có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Cần nêu được những đặc điểm nổi bật của nhân vật và thể hiện được tình cảm của em với nhân vật đó.
– Viết xong, cần đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,..
Giới thiệu và bình chọn văn hay..
Tìm cho mỗi nhóm đại từ dưới đây một ví dụ minh hoạ:
Dưới đây là một số danh từ thường được dùng để xưng hô. Xếp các từ ấy vào nhóm phù hợp:
Viết một đoạn của bài văn tả người theo 1 trong 2 đề sau:
a) Tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến.
b) Tả ngoại hình của một người thân trong gia đình.
Gợi ý
a) Tìm và sắp xếp ý cho đoạn văn
– Em sẽ tập trung miêu tả những hoạt động (hoặc đặc điểm) nào?
– Em miêu tả các hoạt động (hoặc đặc điểm) đó theo trình tự nào?
b) Cách viết
– Đoạn văn cần có mở đoạn, thân đoạn và có thể có kết đoạn.
– Cần nều được những hoạt động (hoặc đặc điểm) nổi bật của người được tả và thể hiện được tình cảm của em với người đó.
– Chú ý chọn từ ngữ phù hợp và sử dụng hình ảnh so sánh khi
miêu tả.
– Viết xong, cần đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Tìm kết từ trong các đoạn văn, khổ thơ sau:
a) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Theo sách Mùa xuân và phong tục Việt Nam
b) Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
VÕ QUẢNG
c)
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bẫy ong cũng mang vào mặt thơm.
NGUYỄN ĐỨC MẬU
d)
Chấm lên mặt lá li ti
Ô hay, mưa bụi nói gì với cây?
Mà cành nảy lộc rồi đây
Cây thay áo mới xanh đầy sắc xuân.
NGUYỄN VĂN THẮNG
Đặt một câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em, trong đó có ít nhất một kết từ. Chỉ ra kết từ đó.
Ông Nguyễn Khoa Đăng
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử và trị an, được dân mến phục. Một lần, ở chợ nọ, có người bán dầu bị mất tiền,. Bác bán dầu nghi ngờ một người đàn ông lấy cắp, nhưng người này ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai, bèn dắt nhau lên công đường. Nguyễn Khoa Đăng hỏi người đàn ông:
– Nhà ngươi có mang theo tiền không?
Người ấy đáp:
– Có ạ, nhưng đấy là tiền của tôi.
– Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai người múc một chậu nước, bảo người ấy bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau, trong chậu nước có văng dầu nổi lên. Người đàn ông đành nhận tội.
Bấy giờ, trong nước có truông Nhà Hồ là nơi thường xảy ra nạn cướp. Triều đình cử Nguyễn Khoa Đăng đi dẹp nạn cướp ấy. Nguyễn Khoa Đăng sai chế một loại hòm gỗ to, cô khoa bên trong. Ông kén một số võ sĩ đem theo vũ khí ngồi vào hõm, rỗi sai quân lĩnh mặc quần áo dân thường khiêng những hôm ấy qua truồng. Ông lại cho người đánh tiếng có một vị quan lớn sắp đi qua truông, mang theo nhiều của cải quý. Bọn cướp rình lúc đoàn người đi qua của trường thì cướp, rồi hi hủng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt. Bỗng những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ bất ngờ xông ra đánh. Cùng lúc đó, phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến, bọn cướp đành chấp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới. Ông lại cho dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên trường, khiến vùng núi rừng vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Câu hỏi và bài tập
Trong vụ kiện của người bán dầu, vì sao ông Nguyễn Khoa Đăng cho thả tiền vào chậu nước để tìm ra sự thật? Tìm ý đúng:
a) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, sẽ chìm xuống nước.
b) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, váng dầu sẽ nổi lên.
c) Vì nếu là tiền lấy cắp thì người lấy cắp sẽ không chịu thả xuống nước.
d) Vì nếu là tiền lấy cắp thì tiền không bị dnh dầu, sẽ nổi lên mặt nước.
Sự việc bắt cướp đã nói lên điều gì về ông Nguyễn Khoa Đăng? Tìm các ý đúng:
a) Ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan rất mưu trí.
b) Ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan rất liêm khiết.
c) Ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử những vụ án rất phức tạp.
d) Ông Nguyễn Khoa Đăng có công bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
Theo em việc ông Nguyễn Khoa Đăng đưa dân về sinh sống ở truông nhà Hồ có ý nghĩa như thế nào? Tìm các ý đúng:
a) Biến những vùng đất hoang ở biên giới thành vùng đất được khai khẩn.
b) Biến vùng rừng núi vắng vẻ thành xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
c) Biến vùng đó trở thành nơi dân cư đông đúc để cùng nhau giữ gìn an ninh.
d) Biến vùng đó trở thành nơi dân cư đông đúc để nạn cướp không thể tái diễn.
Mỗi sự việc được kể trong bài đọc nói lên điều gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,…) của trường em.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động.