Bài 11: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Em biết những điều gì về hang Sơn Đoòng?
* Đọc văn bản
Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú
Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được coi là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của tạo hoá.
Sơn Đoòng được xác định có niên đại tới 5 triệu năm tuổi.
Hang Sơn Đoòng được hình thành từ một vết đứt gãy của dãy Trường Sơn, bị dòng nước sông Rào Thương bào mòn liên tục trong một khoảng thời gian dài (từ 2 đến 5 triệu năm). Quá trình đó đã tạo nên một “lỗ hổng khổng lồ” ngay dưới mặt đất.
Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Theo ước tính, hang động này có chiều dài lên tới 9 ki-lô-mét, thể tích 38,5 triệu mét khối. Nó có thể chứa tới 68 máy bay cỡ lớn Bô-inh 777 hoặc cả một khu phố sầm uất với những toà nhà cao 40 tầng.
Sơn Đoòng sở hữu hệ sinh thái đặc biệt.
Trong hang Sơn Đoòng, có một khu rừng nguyên sinh tuyệt đẹp với thảm thực vật phong phú, khác lạ. Cây cối ở đây khá mỏng manh, dù là cây thân gỗ, Sơn Đoòng còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật, trong đó có một số loài cá, nhện, cuốn chiếu, bọ cạp,... với đặc điểm chung là không có mắt và cơ thể trong suốt.
Vẫn còn những điều bí ẩn về hang động lớn nhất hành tinh này chưa được giải mã. Liệu những điều trên có đủ khiến bạn muốn đặt chân tới nơi này một lần trong đời?
(Phan Nguyên tổng hợp)
* Trả lời câu hỏi
Những câu được in đậm trong văn bản cho biết điều gì?
Quá trình hình thành hang Sơn Đoòng được giới thiệu như thế nào?
Những chi tiết nào cho thấy hang Sơn Đoòng rất lớn?
Nêu những điều đặc biệt của hệ sinh thái trong hang Sơn Đoòng.
Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách.
G: Tham khảo những thông tin dưới đây:
Chọn từ thích hợp thay cho bông hoa trong mỗi thành ngữ dưới đây:
G: Từ cần tìm đồng nghĩa với từ in đậm trong mỗi thành ngữ.
a. Ngày tháng tốt b. Năm lần bảy c. Sóng biển lặng |
d. Cầu được thấy e. Đao to búa g. Đi đến về đến chốn |
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
(Trần Đăng Khoa)
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành đoạn văn.
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa (1) (bé mọn, bé con, bé nhỏ), mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia dan xuống mặt dắt. Mặt đất đã (2) (khô cằn, khô khan, khô khốc) bằng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, (3) (trong sáng, trong lành, trong xanh). Mặt đất lại (4) (dịu mềm, dịu nhẹ, dịu ngọt), lại cần mẫn tiếp nhựa sống cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho cây (5) (sức lực, sức vóc, sức sống) tràn đầy. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Theo Nguyễn Thị Thu Trang)
Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
So sánh các cách mở bài và kết bài dưới đây. Em thích cách viết nào hơn? Vì sao?
Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước.
Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh.
G:
– Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu phong cảnh?
– Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
Chia sẻ với người thân nội dung mở bài và kết bài em đã viết.