Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Chia sẻ

Trò chơi: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng

Đường từ chân núi lên đỉnh núi Phan Xi Păng dài 11 200 mét. Nếu chia đường này thành 6 chặng thì mỗi lần trả lời đúng 1 câu hỏi, em sẽ leo được một chặng Hãy xem ai là người đầu tiên leo tới đỉnh núi nhé!

Tìm từ còn thiếu trong câu thơ sau:

…như búp trên cảnh

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Câu 2:
Tự luận

Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nào?

Câu 3:
Tự luận

Ai là đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?

Câu 4:
Tự luận

Đọc thuộc “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”.

Câu 5:
Tự luận

Nêu một quyền của trẻ em mà em thích.

Câu 6:
Tự luận

Nêu một bổn phận của trẻ em mà em biết.

Câu 7:
Tự luận

Bài đọc 1: Cậu bé và con heo đất

* Nội dung bài Cậu bé và con heo đất: Câu chuyện kể về cạu bé Hải tốt bụng với đức tính biết tiết kiệm của mình, khi Hải đập heo đất để lấy tiền làm từ thiện thấy tiền trong heo dư nhiều so với số tiền cậu đã nhét vào, thay vì lấy số tiền đó Hải đã tìm ra số tiền đó là của cô chủ tiệm bán heo đất và mang trả lại cho cô

Cậu bé và con heo đất

Trong một lần theo ba lên thị xã, Hải mua được con heo đất. Con heo trông tròn xoay, ngộ nghĩnh, lại giữ được tiền nên các bạn trong xóm rất mẽ. Chẳng bao lâu, mỗi bạn đều mua một con và đua nhau để dành tiền tiết kiệm. Mỗi lần cho heo 'ăn', Hải đều nhớ lời mà dặn, ghi số tiền vào một cuốn sổ.

Sắp đến năm học mới, bụng chú heo đã đầy ăm ắp. Hải định mổ heo, lấy tiền mua quần áo mới. Nhưng mấy ngày qua, xem truyền hình, em thương các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt quá. Thấy các cô bác trong xã đang quyên góp tiền hỗ trợ người dân bị thiên tai, Hải cũng xin ba mà cho mổ heo, lấy tiền để đóng góp.

Nhưng khi đập bể heo, em thấy lạ quái đếm đi đếm lại vẫn dư ra gần ba trăm nghìn. Lại có nhiều tờ hai mươi nghìn, năm mươi nghìn. Tiền mà Hải nhờ heo giữ giúp thường chỉ là tiền lẻ. Không lẽ ba mà cũng bỏ tiền tiết kiệm vào bụng heo? Hay có cô tiên thấy Hải ngoan nên thưởng cho em?

Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ ra: Hôm mua con heo đất, em chọn đi chọn lại môi. Cuối cùng, vì thích một con heo trên một quầy hơn những con trong quầy nên em đã lấy nó. Lỡ nó là heo đất của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao nhỉ?

Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô cũng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai.

Theo PHAN ANH HOAN

Đọc hiểu

Hải có con heo đất từ lúc nào? Tại sao các bạn trong xóm đều đua nhau mua heo đất ?

Câu 8:
Tự luận

Chi tiết nào cho thấy Hải là cậu bé giàu lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ với người gặp khó khăn?

Câu 9:
Tự luận

Tìm chi tiết cho thấy Hải là một cậu bé rất hồn nhiên.

Câu 10:
Tự luận

Em có suy nghĩ gì về việc Hải cùng ba quay lại tiệm tạp hoá để trả số tiền thừa trong con heo đất?

Câu 11:
Tự luận

Những việc làm của Hải khiến cô chủ tiệm tạp hoá cảm động như thế nào?

Câu 12:
Tự luận

Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm, tích cực đóng góp cho trường lớp và cộng đồng.

– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung

Câu 13:
Tự luận

Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).

Câu 14:
Tự luận

Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Câu 15:
Tự luận

Dựa vào dân ý đã lập ở Bài 12 (trang 23), hãy viết 1 – 2 đoạn thân bài tả một phong cảnh mà em thích (một cánh đồng, một công viên hoặc cảnh bình minh ở nơi em sống).

Câu 16:
Tự luận

Trao đổi

Em là chủ nhân tương lai

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Dựa vào nội dung Bài đọc 1, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện.

Câu 17:
Tự luận

Giới thiệu một số 'việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn' của em (hoặc của các bạn nhỏ mà em biết).

Câu 18:
Tự luận

Bài đọc 2: Hè vui

* Nội dung bài Hè vui: Bài thơ kể về kì nghỉ hè của một bạn nhỏ khi phải rời xa trường lớp để về quê, và được nhìn thấy cũng như trải qua các công việc của làng quê mùa gặt

Hè vui

Nào tạm biệt bảng đen

Chia tay bàn với ghế

Cây phượng đỏ ngoài hiên

Tôi xin chào bạn nhé!

Mai chúng mình được nghỉ

Để về thăm làng quê

 Các bạn buồn không nhỉ?

 Xa nhau mấy tháng hè!

Hợp tác đang vụ gặt

Lúa vàng hươm ngợp đồng

Ta làm đàn chim nhỏ

Về xe lúa góp công.

Những luống rau vườn mẹ

 Đang khát vì nắng chan

Ta làm mưa tưới nước

Cho rau lên xanh vườn.

Hẹn nhau năm học mới

Trong tiếng trống khai trường

Chúng ta vui gặp lại

Ơi bạn bè thân thương!

NGUYÊN HÀ

Đọc hiểu

Bài thơ là lời của ai? Hai khổ thơ đầu cho em biết điều gì?

Câu 19:
Tự luận

Những công việc nào đang chờ đợi các bạn học sinh trong mùa hè?

Câu 20:
Tự luận

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của các bạn nhỏ trong lao động.

Câu 21:
Tự luận

Những chi tiết nào cho thấy các bạn nhỏ rất thích thú với kì nghỉ hè nhưng cũng háo hức mong chờ năm học mới?

Câu 22:
Tự luận

Trong đoạn thơ sau có những từ nào được viết hoa? Vì sao chúng được viết hoạ?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...

Tố Hữu

Câu 23:
Tự luận

Tìm những từ được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong các câu sau:

a)

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

Tố Hữu

b) Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.

Theo sách Ngữ văn 6 (2002)

c) Tôi ngước lên và bắt gặp ánh mắt hiền từ, đầy tin cậy của thầy Hiệu trưởng. Cảm động quá, tôi chỉ biết nói:

– Thưa thầy, em xin thay mặt đội tuyển cảm ơn thầy. Chúng em xin ghi nhớ lời thầy dặn để đạt kết quả tốt nhất ạ

DUY THÁI

Câu 24:
Tự luận

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một vị anh hùng dân tộc (Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,..), trong đoạn văn có sử dụng cách viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

Câu 25:
Tự luận

Bài viết 2:

Luyện tập tả phong cảnh

(Viết bài văn)

Viết bài văn tả một phong cảnh mà em thích (một cánh đồng, một công viên hoặc cảnh bình minh ở nơi em sống).

Câu 26:
Tự luận

Bài đọc 3: Hoa Trạng Nguyên

* Nội dung bài Hoa Trạng Nguyên: Câu chuyện kể về 3 anh em vào dịp được trở về quê thăm ông nội và được ông dẫn đi thăm Văn Chỉ của làng. Tại đây gần đến ngày hội làng 3 anh em đã đưa ra ý kiến phát sạch cỏ và trồng Hoa Trạng Nguyên ở hai bên đường dẫn vào Văn Chỉ của làng

Hoa Trạng Nguyên

Dịp chuẩn bị hội làng năm ngoái, ba anh em chúng tôi theo ông nội vào Văn Chi của làng. Ông bảo: 'Văn Chỉ thờ mười vị tiến sĩ thời xưa, người quê mình. Xây cả trăm năm rồi đấy”.

Đi được vài bước chân, anh Nguyên hỏi:

– Ông ơi, sao ven đường để cỏ mọc tốt thế này ạ?

Vừa lúc ấy, ông thủ từ đi qua. Ông niềm nở chào ông nội, rồi quay sang phía chúng tôi, bảo:

– Cháu nói đúng đấy! Ông cũng đang định phát sạch cỏ, rồi trồng hai dây

tóc tiên cho đẹp, chuẩn bị đón hội làng đây.

Vừa nói, ông vừa tươi cười nhìn ba anh em tôi. Anh Nguyên hỏi:

– Chúng cháu muốn trồng cây trạng nguyên, có được không, ông?

– Cây trạng nguyên có màu lá đỏ, sẽ rất đẹp. – Tôi nói.

– Hai anh được trồng cây, vậy cháu có được tưới cây không, ông? – Cái Thư hỏi.

Ông thủ từ cười rất vui:

– Được chứ! Các cháu ngoan lắm!

Còn ông nội thì bảo:

– Cả bốn ông cháu mình cùng làm với dân làng, được chưa nào?

Thế rồi, chỉ hai hôm sau, ông nội đã dẫn chúng tôi ra Văn Chỉ. Ở đó đã có mười thanh niên cùng ông thủ từ đợi sản. Phát sạch cỏ xong, mấy ông cháu

rạch đất hai bên đường thành rãnh nhỏ để trồng hai dây tóc tiên, rồi đào hai hố nhỏ ở đầu mỗi dãy, trồng hai cây trạng nguyên. Cái Thư cầm gáo múc nước tuổi cho mấy gốc cây chúng tôi vừa mới trồng.

Bây giờ, đường vào Văn Chi đã phong quang hơn hẳn. Hai bên đường, hàng hoa tóc tiên rực rỡ khoe sắc đón bước chân khách tham quan. Hai cây trạng nguyên trước cổng cũng xoè những tán lá đỏ như những cánh hoa tươi thắm. Màu đỏ rực rỡ của những “bông hoa' ấy như nhắc nhở chúng tôi về truyền thống vẻ vang của quê nhà.

ĐÀO QUỐC VỊNH

Đọc hiểu

Vào dịp chuẩn bị hội làng, ba anh em bạn nhỏ được biết thêm điều gì?

Câu 27:
Tự luận

Những câu nói nào cho thấy ba anh em rất có ý thức làm đẹp cho Văn Chỉ của làng?

Câu 28:
Tự luận

Ý thức làm đẹp cho Văn Chi được thể hiện qua những hành động nào của ba anh em?

Câu 29:
Tự luận

Em có suy nghĩ gì về hình ảnh những “bông hoa trạng nguyên” ở cuối bài?

Câu 30:
Tự luận

Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong câu chuyện?

Câu 31:
Tự luận

Bài viết 3

Kể chuyện sáng tạo

(Thay đổi vai kể và lời kể)

I. Nhận xét

Hai đoạn văn dưới đây có gì giống và khác với hai đoạn văn có nội dung tương tự trong bài đọc Cậu bé và con heo đất (trang 36 – 37)?

Trong một lần theo ba lên thị xã, em mua được con heo đất. Con heo vừa ngộ nghĩnh vừa giữ được tiền nên bạn nào trong xóm cũng thích. Ít lâu sau, mỗi bạn đều mua một con và đua nhau để dành tiền tiết kiệm. Mỗi lần cho heo 'ăn', em không quên lời má dặn, ghi chép số tiền vào một cuốn số.

Thời gian trôi qua, năm học mới sắp đến, bụng chú heo đất coi chúng đã đầy lắm rồi. Em định mổ heo, lấy tiền mua quần áo mới. Nhưng mấy ngày qua, xem ti vi, em thương các bạn vùng lũ lụt bị lũ cuốn trôi hết quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,... Em liền xin ba mà đem số tiền trong bụng heo đóng góp cùng cô bác trong xóm hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai.

Gợi ý

a) Người kể chuyện trong mỗi đoạn văn là ai?

b) Các đoạn văn sử dụng những từ ngữ nào khác nhau?

c) Việc làm của cậu bé được kể trong các đoạn văn và ý nghĩa của việc làm ấy có thay đổi không?

Câu 32:
Tự luận

Em hãy đóng vai cô chủ tiệm tạp hoá, kể lại một đoạn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất.

Câu 33:
Tự luận

Hãy cho biết từ ngữ trong lời kể của em có những thay đổi gì so với câu chuyện trong bài đọc.

Câu 34:
Tự luận

Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về những thiếu nhi chăm học, chăm làm,tích cực đóng góp cho trường lớp và cộng đồng

Câu 35:
Tự luận

Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu

a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ,..) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

b) Tác phẩm đó có ý nghĩa gì?

Câu 36:
Tự luận

Bài đọc 4: Ngôi nhà thiên nhiên

* Nội dung của bài Ngôi nhà thiên nhiên: Bài thơ kể về hoạt động trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên của bạn nhỏ cùng với các bạn trong lớp của mình.

Ngôi nhà thiên nhiên

(Trích)

Ngôi nhà thiên nhiên

Lớp em đi trải nghiệm

Tíu tít mé đồi quê

Đôi mắt em háo hức

Ồ, bao điều vui ghê:

 

Kìa là cậu sóc lửa

Đánh đu trên cành thông

Bầy sẻ nâu lích chích

Gọi nắng vàng mênh mông.

 

Còn đây cô bạn gió

Gom lại bao ý thơ

Để viết câu chuyện nhỏ

Về ngôi nhà trong mơ.

 

Gió kể chuyện Trái Đất

Muôn loài vui sống chung.

Cây tặng cho bóng mát

 Mỗi ban mai ửng hồng.

 

Chúng em yêu Trái Đất

Yêu thiên nhiên trong lành

 Hẹn cùng nhau góp sức

Ươm thật nhiều cây xanh.

BẢO NGỌC

Đọc hiểu

Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ trong chuyến đi trải nghiệm

Câu 37:
Tự luận

Các bạn nhỏ quan sát được những gì ở “ngôi nhà thiên nhiên”?

Câu 38:
Tự luận

Các hình ảnh nhân hoá trong bài thơ có tác dụng gì?

Câu 39:
Tự luận

Theo em, sau hoạt động trải nghiệm, các bạn nhỏ đã thu nhận được những gì?

Câu 40:
Tự luận

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi

Tìm nghĩa ở bên B phù hợp với từ ở bên A:

Câu 41:
Tự luận

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm phù hợp:

Câu 42:
Tự luận

Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về một trong ba nội dung sau:

a) Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình.

b) Thiếu nhi là tương lai của đất nước.

c) Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

Câu 43:
Tự luận

Những chủ nhân của Đất nước

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn kể về một “việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn' của em (hoặc các bạn em). Trang trí bài viết bằng tranh em về hoặc tranh ảnh sưu tầm.

bị Viết đoạn văn kể lại một đoạn trong bài đọc Hoa trạng nguyên (trang 42 – 43) bằng lời của một nhân vật khác trong câu chuyện. Trang trí bài viết bằng tranh em về hoặc tranh ảnh sưu tầm.

Câu 44:
Tự luận

Bình chọn bài viết hay, trình bày đẹp.

Câu 45:
Tự luận

Tự đánh giá

Các phong trào thi đua của Đội

Phong trào thi đua yêu nước đầu tiên của Đội là phong trào 'Trần Quốc Toản', được Bác Hồ phát động năm 1948. Thiếu nhi khắp nơi đã tham gia phong trào bằng nhiều hoạt động thiết thực như: giúp đỡ việc nhà cho gia đình chiến sĩ, thương binh; tham gia lao động sản xuất; dạy chữ cho đồng bào chưa biết chữ;

Năm 1958, từ sáng kiến của thiếu nhi Hải Phòng và Sơn Tây, phong trào 'Kế hoạch nhỏ' đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước. Với số tiền thu được từ các kế hoạch nhỏ, hàng nghìn công trình thiếu nhi đã ra đời, tiêu biểu là Nhà máy nhựa Tiền Phong, Đoàn tàu mang tên Đội và Khách sạn Khăn Quàng Đỏ.

Năm 1963, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” bắt nguồn từ Trường Phổ thông cấp II Liên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trở thành một phong trào thi đua chung của thiếu nhi Việt Nam. Những tấm gương chăm học, chăm làm, thật thà, dũng cảm, bảo vệ của công, nở rộ khắp nơi như những bông hoa đẹp

của một vườn hoa đẹp.

Từ năm 2017, phong trào 'Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo Năm điều BÁC HỒ dạy' do Hội đồng Đội Trung ương phát động đã trở thành hoạt động xuyên suốt của Đội, tạo môi trường rèn luyện, phát triển các phẩm chất tốt đẹp cho thiếu nhi.

THEO CHI MAI

Câu hỏi và bài tập

Văn bản viết về điều gì? Tìm ý đúng nhất:

a) Viết về các phong trào thi đua trước đây của Đội.

b) Viết về các phong trào thi đua hiện nay của Đội.

c) Viết về các phong trào thi đua từ trước đến nay của Đội.

d) Viết về kết quả các phong trào thi đua của Đội.

Câu 46:
Tự luận

Dựa vào bài đọc, hãy hoàn thành bảng tổng hợp theo mẫu sau:

Câu 47:
Tự luận

Các phong trào thi đua của Đội nói lên điều gì về thiếu nhi Việt Nam? Tìm các ý đúng.

a) Thiếu nhi Việt Nam tích cực tham gia bảo vệ Tổ quốc.

b) Thiếu nhi Việt Nam xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.

c) Thiếu nhi Việt Nam luôn được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.

d) Thiếu nhi Việt Nam là những bông hoa đẹp trong một vườn hoa đẹp.

Câu 48:
Tự luận

Trong đoạn văn sau, những từ nào được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt?

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của Tổ quốc. Vì vậy,các em cần được yêu thương, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ, như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì là mới tươi, quả mới tốt; con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hai thì dân tộc mới tự cường, tự lập.' 

Theo CHI MAI

Câu 49:
Tự luận

Viết đoạn văn ngắn giới thiệu một hoạt động của em (hoặc chi đội em) tham gia phong trào thi đua của Đội.

Câu 50:
Tự luận

Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Câu 51:
Tự luận

Em cần cố gắng thêm về mặt nào?