Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chia sẻ những điều em biết về vùng đất Đồng Tháp Mười.
* Đọc văn bản
Đường quê Đồng Tháp Mười
Bông súng thả lồng đèn
Sáng bồng bềnh mặt nước
Cá lòng tong chạy trước
Dẫn đường về thăm ông.
Đường quê, sào vít cong
Xuồng lướt như tên bắn
Cò ở đâu giật mình
Bay lẫn vào mây trắng.
Lấm lem con trâu đầm
Chém cặp sừng loé nắng
Xình xịch thuyền đuôi tôm
Chở lúa vàng, rẽ sóng.
Kìa mấy búp sen hồng
Nối đầu thu, cuối hạ
Nước lớn sông Cửu Long
Chơi với sen nghiêng ngả.
Về xứ mười tầng tháp
Leo cầu trăm đốt tre
Ông đứng như bụt hiện
Chờ cháu cuối đường quê.
(Trần Quốc Toàn)
* Trả lời câu hỏi
Ở khổ thơ đầu, đường về quê thú vị như thế nào qua cảm nhận của bạn nhỏ?
Tìm những nét đẹp riêng của vùng Đồng Tháp Mười được miêu tả trong bài thơ.
– Về cảnh vật thiên nhiên
– Về cuộc sống con người
Những từ ngữ nào trong bài thơ gợi tả nhịp sống ở Đồng Tháp Mười rất sôi động, náo nức?
Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói điều gì về quê hương mình?
Những chi tiết, hình ảnh nào ở miền quê này gợi nhớ những câu chuyện cổ tích quen thuộc?
Các từ ngữ dưới đây có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật?
Tìm những hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Viết chương trình cho một trong những hoạt động dưới đây: – Phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp. – Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15 tháng 5). – Một hoạt động mà trường em sắp tổ chức. |
Chuẩn bị
– Chọn một hoạt động, xác định mục đích, thời gian, địa điểm.
– Liệt kê các hoạt động cụ thể và phân công người phụ trách.
– Dự kiến phương tiện, dụng cụ,... cần có.
Lưu ý: Ghi chép lại các nội dung đã chuẩn bị.
Viết.
G:
Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Tự nhận xét bản chương trình em viết theo những yêu cầu dưới đây:
– Có đủ các mục của chương trình.
– Nội dung của từng mục được trình bày rõ ràng.
– Hình thức bản chương trình đúng yêu cầu, có bảng biểu.
b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo ở một địa phương.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ.
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
(Ca dao)
Ai qua Bình Định đang trưa,
Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan
Ai về ăn ổi Đình Quang,
Ăn ớt Vĩnh Thạnh, ăn măng Truông Dài.
(Ca dao)
Mồng Bảy hội Khám, mỏng Tám hội Dâu
Mồng Chín đâu đâu trở về hội Gióng.
(Ca dao)
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trao đổi với bạn về nội dung của một bài ca dao mà em đã đọc.
Tìm hiểu thêm các thông tin về Đồng Tháp Mười hoặc về quê hương em (đặc điểm địa lí, cảnh sắc, di tích, lễ hội, sản vật,...).