Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Một sáng thu xưa

Một chiến sĩ đứng gần thưa với Bác:

– Đền thờ một ông vua gì

– Nhưng vua nào? – Bác mỉm cười trìu mến, nhìn bộ đội.

Một cán bộ trả lời:

– Dạ, Vua Hùng!

– Thế các chú cổ biết các Vua Hùng là những vị vua thế nào không? Tất cả đều lặng im. Bắc giải thích:

– Các Vua Hùng có công dụng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta Rồi Bác ân cần dặn mọi người: 'Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước'.

Lời Bác dạy giản dị mà đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người.

THEO ĐOÀN MINH TUẤN

Đọc hiểu

Chi tiết nào trong bài đọc thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của Bác Hồ đối với các chiến sĩ?

Câu 2:
Tự luận

Theo em, vì sao Bác Hồ hỏi các chiến sĩ về đền thờ và về các Vua Hùng?

Câu 3:
Tự luận

Lời căn dặn của Bác Hồ có ý nghĩa như thế nào đối với các chiến sĩ và toàn dân ta?

Câu 4:
Tự luận

Tìm trong bài đọc:

a) Một tên riêng của cơ quan, tổ chức.

b) Một danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

Câu 5:
Tự luận

Kể lại đoạn em thích nhất trong câu chuyện Một sáng thu xưa bằng lời của một chiến sĩ

Câu 6:
Tự luận

Thay các kí hiệu … bằng cặp kết từ phù hợp để hoàn thiện mỗi câu ghép dưới đây.

a) …Đền Hùng là một di tích lịch sử nổi tiếng … rất nhiều người đến tham quan.

b) … các chiến sĩ chỉ gặp Bác Hồ một thời gian ngắn … họ sẽ nhớ mãi hình ảnh của Bác.

c) … em thích tìm hiểu về lịch sử … em nên đi thăm các viện bảo tàng.

nếu... thì ; vì .. nên ; tuy... nhưng...

Câu 7:
Tự luận

Viết đoạn văn ngắn nói về một di tích lịch sử mà em biết, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Câu 8:
Tự luận

Lập bảng tổng kết về cách viết bài văn tả phong cảnh theo gợi ý sau:

Câu 9:
Tự luận

Các điệp từ, điệp ngữ dưới đây có tác dụng gì?

a) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu!

Con bướm vàng

Con bướm vàng

Con bướm vàng

Bay nhẹ nhàng

Trên bờ cỏ

 

Con bướm vàng

Em thích quá

Em đuổi theo

Con bướm vàng

Nó vỗ cánh

Vút lên cao

Em nhìn theo

Con bướm vàng

Con bướm vàng....

 

TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu 10:
Tự luận

Viết một đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em, trong đoạn văn có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

Câu 11:
Tự luận

Yêu tiếng Việt

(Trích)

Từ khi còn bé xíu

Líu lo lời đầu tiên

Tiếng Việt nghe dịu hiền

Trong từ 'Bà', từ 'Mẹ'.

 

Trong câu chuyện vui vẻ

Trong một điệu hát hay

Trong bài học hôm nay.

Đều thân thương tiếng Việt.

 

Ông bảo nhớ da diết

Khi tới một nước xa

Tiếng Việt như quê nhà

Có tâm hồn lắng đọng.

Bà kể chuyện Thánh Giống

 Lạc Long Quân, Âu Cơ

'Truyện Kiều' khắc câu thơ

 Từ người xưa gửi lại.

 

Tiếng Việt tuôn chảy mãi

Theo mạch nguồn thời gian

Vượt bão tổ gian nan

Nhờ bao đời gìn giữ.

 

Em và bạn nhắn nhủ

Chăm đọc sách mỗi ngày

Nắn nót bài văn hay

Cùng nâng niu tiếng Việt

HUỲNH MAI LIÊN

Chủ đề của bài thơ là gì? Tìm ý đúng

a) Miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt.

b) Thể hiện tình yêu tiếng Việt.

c) Hướng dẫn cách học tiếng Việt.

d) Nói về tiếng Việt qua những câu chuyện cổ.

Câu 12:
Tự luận

Qua bài thơ, em hiểu vì sao tiếng Việt còn mãi? Tìm ý đúng.

a) Tiếng Việt được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

b) Tiếng Việt có từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ.

c) Tiếng Việt được lan truyền tới những nước xa.

d) Tiếng Việt rất thân thương và dịu hiền.

Câu 13:
Tự luận

Khổ thơ nào trong bài thơ sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ? Tìm ý đúng

a) Khổ thơ thứ nhất.

b) Khổ thơ thứ hai.

c) Khổ thơ thu ba

d) Khổ thơ thứ tư.

Câu 14:
Tự luận

Ý chính của khổ thơ cuối là gì?

Câu 15:
Tự luận

Dựa theo gợi ý từ bài thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên tình cảm của em với Tiếng Việt và những việc em sẽ làm để giỏi Tiếng Việt hơn.

Câu 16:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương em.

Câu 17:
Tự luận

Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp 5 bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.