Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?
Nói những điều em biết về hoà bình (hoặc đọc một bài thơ, hát một bài hát về hoà bình).
Bài đọc 1: Biểu tượng của hoà bình
* Nội dung bài Biểu tượng của hoà bình: Bài đọc nói về sự ra đời các lần thay đổi và ý nghĩa của mỗi biểu tượng hoà bình trên thế giới
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoa.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tom được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Đọc hiểu
Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ bao giờ
Theo bài đọc, biểu tượng chim bồ câu hoà bình gắn với sự kiện nào?
Hãy giải thích ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do hoạ sĩ Hâu-tơm sáng tạo.
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Các biểu tượng hoà bình từ xưa đến nay nói lên điều gì về khát vọng của loài người?
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Luyện tập kể chuyện sáng tạo
(Thực hành viết)
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa (trang 65 – 66).
Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.
Gợi ý
Có thể kể sáng tạo theo một hoặc những cách sau:
– Thay đổi vai kể (người kể chuyện).
– Thay đổi, bổ sung một số từ ngữ, chi tiết mà không làm thay
đổi nội dung chính của câu chuyện.
– Thay đổi mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện một cách hợp lí.
Trao đổi
Vì hạnh phúc trẻ thơ
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh 'Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình' năm 2023:
Cuộc thi 'Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình' năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi Nga, Nigieria, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao. lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh mẫu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cổ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Bài đọc 2: Bài ca Trái Đất
* Nội dung bài Bài ca Trái Đất: Bài thơ là lời kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,.. dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta
Hành tinh này là của chúng ta
ĐỊNH HẢI
Đọc hiểu
Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1, em hình dung Trái Đất đẹp như thế nào?
Tìm những hình ảnh ở khổ thơ 2 khẳng định sự bình đẳng và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?
Chủ đề của bài thơ là gì?
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà binh được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
THEO TRUNG ANH
Tìm những từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn trên.
Việc lập lại các từ ngữ ấy có tác dụng gì?
Tìm những từ ngữ được lập lại để liên kết câu trong đoạn văn sau:
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.
Theo BĂNG SƠN
Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi kí hiệu … để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Mùa hè, Mặt Trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia … nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thủ chạy nhảy khắp nơi. … trận vào vườn hoa. Muốn … bùng nở. … nhuộm cho những cánh từ thành muốn màu rực rỡ. Những bông … rung rinh như vậy chào … sớm.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Báo cáo trên là của ai, gửi cho ai? Tên của báo cáo cho biết mục đích viết bảo cáo này là gì?
Báo cáo trên gồm mấy phần? Mỗi phần của báo cáo có những thông tin gi?
Chọn 1 trong 2 đề sau, trao đổi với bạn về các thông tin cần trình bày.
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh 'Em yêu hoà bình' hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong một dự án học tập.
Bài đọc 3: Những con hạc giấy
* Nội dung bài Những con hạc giấy: Câu chuyện kể về cô bé Xa – đa – kô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do chiến tranh Mỹ gây ra, với một niềm tin vào sự sống cô bé đã kiên trì gấp đủ 1000 con hạc giấy nhưng vẫn không qua khỏi, câu chuyện còn là thông điệp nhắn nhủ đến người đọc về niềm khát khao mơ ước hoà bình trên thế giới của trẻ em ở khắp mọi nơi.
Những con hạc giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. 100% Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-tô-si-ma và Na-ga-so-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ nên đau, miệt mài gấp học. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sân-ba-zu-ru ('Ngàn cánh học'). được dựng lên ở Công viên Hòa bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – gia cao hai tay nâng một con học lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khác những lời tha thiết. “Chúng em kêu gọi Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới'.
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Đọc hiểu
Câu chuyện trong bài đọc diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Vì sao Xa-đa-kô lâm bệnh nặng?
Cô bé làm gì để nuôi hi vọng được cứu sống?
Trẻ em toàn nước Nhật đã làm gì để bày tỏ sự đồng cảm với Xa-đa-kô?
Câu chuyện về cô bé Xa-đa-kô gợi cho em cảm nghĩ gì?
Dựa vào nội dung trao đổi ở Bài viết 2 (trang 77 – 78), hãy viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 để sau đây:
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình' hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong một dự án học tập.
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.
Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu
Gợi ý
a) Một số tập sách có tác phẩm về đề tài bảo vệ hoà bình
- Tớ là công dân toàn cầu . Vì một thế giới hoà bình (A-li-xơ Ha-man)
– Những câu chuyện về tình yêu tự do và hoà bình (Lương Hùng tuyển chọn và biên dịch)
– Bài ca Trái Đất (Định Hải)
b) Nội dung trình bày
- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, tóm tắt nội dung chính.
- Em thích những hình ảnh (hoặc chi tiết, nhân vật) nào trong tác phẩm được giới thiệu? Vì sao?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Bài đọc 4: Việt Nam ở trong trái tim tôi
* Nội dung của bài Việt Nam ở trong trái tim tôi: Câu chuyện kể về bà Ray – mông – Điêng một người dân Pháp đấu tranh, ngăn chặn, chống lại chính quyền Pháp gây chiến tranh ở Việt Nam
Việt Nam ở trong trái tim tôi
Ngày 23-2-1950, hàng trăm người dân Pháp. kéo về nhà ga thành phố Xanh Pi-e biểu tình, ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam gây tội ác. Một trong những người dẫn đầu là chị Ray-mông Điêng, năm ấy 21 tuổi.
Đúng trong đoàn biểu tình, nghe tiếng còi hú vang, Ray-mông Điêng chỉ kịp nghĩ: 'Bằng mọi cách, phải ngăn nó lại!'. Chị lao ra khỏi đám đồng, nằm úp mặt xuống đường ray xe lửa, hai tay dang rộng. Đoàn tàu băng băng tiến đến Nhiều người hết lên. Nhận ra có người nằm trên đường sắt, lái tàu phanh gấp. Trượt thêm vài chục mét, chiếc đầu tàu dùng lại trước cô gái dũng cảm chỉ vài bước chân. Sau sự kiện đó, Ray-mông Điêng bị toà án binh xử tù. Nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân, sau gần một năm giam giữ, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho chị.
Tháng 10 năm 1956, Ray-mông Điêng sang thăm Việt Nam. Tại sân ga Hà Nội, hàng nghìn người hân hoan chào đón bà. Các em nhỏ tặng bà những bó hoa tươi thắm nhất. Cũng trong dịp ấy, bà đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc đồng hồ đeo tay Bắc Hồ tặng là một trong những kỉ vật được bà trân trọng gìn giữ mãi. Ở tuổi 80, Ray-mông Điêng vẫn tiếp tục các hoạt động đầu tranh vì hoà bình và giúp đỡ trẻ em Việt Nam bị tật nguyền do chất độc màu da cam. Bà nói: 'Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.'. Ngày nay, con phố dẫn đến nhà ga diễn ra sự kiện Ray-mông Điêng chặn đoàn tàu chở xe tăng năm xưa được đặt tên là “Phố 23 tháng Hai 1950'. Tên của người phụ nữ dũng cảm cũng được đặt cho một đường phố ở khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố
THEO HỒNG NHỊ - TRỊNH TUẤN
Đọc hiểu
Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam?
Hành động dũng cảm của Ray-mông Điêng nói lên điều gì về bà?
Em có cảm nghĩ gì về câu nói: 'Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.'
Nếu được nói một câu về tình cảm của em đối với người phụ nữ dũng cảm, yêu hoà bình Ray-mông Điêng, em sẽ nói gì?
Tìm những từ ngữ được lập lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a) Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quên tôi.
VI HỒNG - HỒ THỦY GIANG
b) Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trong anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cùng ra trận.
THEO MA VĂN KHÁNG
Trong đoạn văn dưới đây, những câu nào được liên kết với nhau bằng biện phép lặp?
Thấy một đám đông đang vẫy, tôi liền dừng xe. Một người phụ nữ tiến lại, vẻ lo lắng hiện rõ trên nét mặt. Cuối cùng, tôi cũng hiểu ra rằng đám đông tưởng nhầm xe tôi là tắc xi. Người phụ nữ khẩn khoản nhờ đưa con bác ấy đi viện gấp.
THEO AN BÌNH
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu.
Tìm mảnh ghép
- Tìm các từ có tiếng hoà hoặc tiếng bình có nghĩa giống như trong từ hoà bình
- Mỗi nhóm cử một bạn thi đố vui với nhóm khác.
-Người đố đưa ra tiếng hoà hoặc tiếng bình
- Người trả lời đưa ra một tiếng bất kì để ghép với hoà hoặc bình, tạo thành từ (M) BÌNH YÊN. Đặt một câu với từ đó
- Sau mỗi lượt chơi, đổi vai cho nhau
Bông hoa kì diệu
Từng người chơi lần lượt xoay bông hoa và thực hiện nhiệm vụ ghi ở cảnh hoa có mũi tên chỉ vào.
Tự đánh giá
Ngọn lửa Ô-lim-pích
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Địa điểm đầu tiên được chọn để tổ chức Đại hội là thành phố Ô-lim-pi-a, nằm dưới chân Ô-lim-pơ - ngọn núi thiêng, được người Hy Lạp coi là nơi ở của các vị thần linh.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thưởng kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới với 43 môn thi đấu. Đến năm 1900, Đại hội đã tăng lên 95 môn thi đấu. Đây là Đại hội đầu tiên có vận động viên nữ tham gia. Biểu tượng của Đại hội Ô-lim-pích là năm vòng tròn với năm màu, tượng trưng cho năm châu. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới nơi tổ chức sẽ được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Câu hỏi và bài tập
Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đầu tiên được tổ chức từ bao giờ, ở nước nào? Tìm ý đúng.
a) Từ gần 3.000 năm trước, ở nước Hy Lạp cổ.
b) Từ gần 3.000 năm trước, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
c) Từ năm 1896, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
d) Từ năm 1896, ở nước Hy Lạp cổ.
Quy ước nào thể hiện tinh thần hoà bình, hữu nghị của Đại hội Thể thao Ô-lim-pích? Tìm ý đúng:
a) Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, thường kéo dài năm, sáu ngày.
b) Trai trắng thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật...
c) Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.
d) Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và đặt một vòng nguyệt quế lên đầu.
Theo em, ý nghĩa của việc khôi phục Đại hội Thể thao Ô-lim-pích là gì? Tìm các ý đúng.
a) Tiếp nối tinh thần hoà bình, hữu nghị và tinh thần thượng võ của người xưa.
b) Tăng cường tình hữu nghị giữa vận động viên các nước và giữa các dân tộc.
c) Tăng thêm các môn thi đấu ngoài các môn truyền thống của người Hy Lạp cổ.
d) Khuyến khích việc phát triển thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ trên toàn thế giới.
Tìm biện pháp liên kết câu trong đoạn tóm tắt bài đọc Ngọn lửa Ô-lim-pích sau đây.
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3 000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Ngọn lửa Ô-lim-pích, trong đó có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu.
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Em cần cố gắng thêm về mặt nào