Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn tư liệu sau:

Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn (1), trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của (2), cho đến khi (3) xin đổi về nước”.

(SGK Lịch sử 7, trang 53)

A. (1) thanh liêm, (2) nhân dân, (3) già yếu.

B. (1) không thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.

C. (1) không thanh liên, (2) dân, (3) già yếu.

D. (1) thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.

Câu 2:

Chính sách cai trị cấp huyện của các triều đại phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến VI có điểm gì khác so với thời kì trước?

A. Để Lạc tướng cai trị các huyện.

B. Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.

C. Đưa người sang sinh sống cùng người Việt

D. Đứng đầu châu là Thứ sử.

Câu 3:

Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?

A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.

B. Có sự mở mang và phát triển

C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.

D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt.

Câu 4:

Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?

A. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước

B. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.

C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.

D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Câu 5:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:

Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?

A. Không, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.

B. Không, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.

C. Có, thời gian càng dài văn hóa càng bị mai một

D. Có, nhân dân đã ngả theo nền văn hóa tiên tiến hơn.

Câu 6:

Tầng lớp nào có khả năng lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa?

A. Hào trưởng.

B. Nông dân.

C. Nô tì.

D. Nô lệ.

Câu 7:

Việc đồ Đông Sơn vẫn phát triển ở nước ta thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa gì?

A. Sức mạnh của nền văn hóa bản địa.

B. Ý thực tự tôn dân tộc.

C. Sự phát triển của đồ đồng.

D. Chính sách cai trị của người Hán mang lại điều tích cực.

Câu 8:

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thời Bắc thuộc là?

A. Mâu thuẫn của nông dân công xã với địa chủ phong kiến.

B. Mâu thuẫn của tầng lớp nô tì với nông dân công xã.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc.

D. Mâu thuẫn của tầng lớp hào trưởng với chính quyền cai trị phương Bắc.

Câu 9:

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?

A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.

B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.

C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.

D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.

Câu 10:

Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.

B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.

C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.

D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.

Câu 11:

Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. hạn chế sự phát triển đồ sắt.

B. đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống

C. đưa người Hán sang làm huyện lệnh.

D. bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế vô lí

Câu 12:

Vì sao nhà Hán giữ độc quyền đồ sắt?

A. Hỗ trợ đắc lực cho chính sách bàng trường.

B. Nhà Hán không có nhiều lợi nhuận trong khai thác mỏ.

C. Sử dụng đồ sắt được cho là không cần thiết.

D. Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân.