Bài 16B: Sự chuyển biến của Giao Châu- An Nam dưới thời Bắc thuộc
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.
B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.
C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.
D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.
B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.
C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.
Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Kitô giáo.
Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
B. Vua, Quý tộc, Nông đân công xã, Nô tì.
C. Vua, Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ.
D. Quan lại đô hộ, Quý tộc, Hào trưởng, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp Giao Châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Biết đắp đê phòng lụt, làm thủy lợi.
B. Việc cày, bừa bằng trâu, bò trở nên phổ biến.
C. Biết trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung.
D. Sử dụng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Ý nào không minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Biết tráng men và trang trí trên đồ gốm.
B. Nghề rèn sắt phát triển.
C. Dùng tơ tre, tơ chuối để dệt vải.
D. Lập nên nhiều phường thủ công.
Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.
B. Có sự mở mang và phát triển
C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.
D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt.
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:
Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?
A. Không, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.
B. Không, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.
C. Có, thời gian càng dài văn hóa càng bị mai một
D. Có, nhân dân đã ngả theo nền văn hóa tiên tiến hơn.
Nghề chính của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc là gì?
A. Trồng lúa nước.
B. Trồng cây ăn quả.
C. Trồng hoa màu.
D. Chăn nuôi
Đâu là nghề mới xuất hiện trong thời kì Bắc thuộc?
A. Trồng cây ăn quả.
B. Giấy, thủ tinh
C. Làm đồ trang sức.
D. Làm gốm, làm mộc
Loại giấy nào của người Việt cho xuống nước không hỏng?
A. Giấy từ gỗ.
B. Giấy cây mật hương
C. Giấy cây pa-pi-rút
D. Hoa Lư (Ninh Bình).
Việc đồ Đông Sơn vẫn phát triển ở nước ta thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa gì?
A. Sức mạnh của nền văn hóa bản địa.
B. Ý thực tự tôn dân tộc.
C. Sự phát triển của đồ đồng.
D. Chính sách cai trị của người Hán mang lại điều tích cực.
Tầng lớp nào có khả năng lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa?
A. Hào trưởng.
B. Nông dân.
C. Nô tì.
D. Nô lệ.
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thời Bắc thuộc là?
A. Mâu thuẫn của nông dân công xã với địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn của tầng lớp nô tì với nông dân công xã.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc.
D. Mâu thuẫn của tầng lớp hào trưởng với chính quyền cai trị phương Bắc.
Nông dân công xã bị phân hóa thành những bộ phận nào?
A. nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
B. nông dân dân tộc và nông dân mại bản.
C. nông dân công xã và hào trưởng.
D. hào trưởng và nông dân lệ thuộc.
Nhân dân ta đã làm gì để chống lũ lụt?
A. Đắp đê phòng lũ.
B. Trồng cây chắn lũ.
C. Lập đền thờ lũ.
D. Đoàn kết chống lũ
Đâu không phải là chuyển biến trong nông nghiệp thời Bắc thuộc?
A. Kĩ thuật đúc đồng phát triển.
B. dùng cày và sử dụng sức kéo trâu bò
C. đắp đê phòng lũ.
D. Một năm trồng hai vụ lúa
Đâu là ngôi chùa cổ nhất được xây dựng trong thời Bắc thuộc?
A. Chùa Dâu
B. Chùa Phật Tích
C. Chùa Trấn Quốc
D. Chùa Hương