Bài 18: Đồng cỏ nở hoa (trang 81, 82, 83, 84) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nếu có thời gian rảnh rỗi, em sẽ làm gì? (vẽ, sáng tác thơ, làm đồ chơi,...). Vì sao em thích làm việc đó?
ĐỒNG CỎ NỞ HOA
Bống là một cô bé có tài hội hoạ. Người phát hiện ra điều này trước nhất là bác Lan, chị gái của bố Bống. Thực ra, lúc đầu bác Lan chỉ thấy hơi là lạ, vì con bé mới học tiểu học mà sao nó lại mê vẽ thế. Nó vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng công tử.
Cái Bống rất hay vẽ, nhưng đáng chú ý hơn là nó vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau. Bố Lít nó ra bố Lít. Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.
Bác Lan đưa tranh của Bống cho ông hoạ sĩ Phan xem để hỏi ý kiến. Ông hoạ sĩ xem cả xấp tranh vẽ con chó, con mèo, cây cau, chân dung bố và mẹ Bống thì tặc tặc lưỡi trầm trổ:“Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!”. Đoạn, ông nói: “Còn những bức nào nữa, cho ông xem với nào!”. Bống đưa cho ông cả tập tranh giấu trong cặp. Ông trố mắt, chỉ từng bức:
- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?
- Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.
- Thế con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái gì?
- Là lưng con mèo. Ý cháu là... hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn, mèo chưa quay đầu lại đâu!
(Theo Ma Văn Kháng)
Từ ngữ
- Mắt lá răm: mắt một mí nhưng trong to, đuôi mắt dài và sắc trông như đuôi của lá rau răm.
- Xấp tranh: nhiều bức tranh cùng loại, xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn.
- Giờ hồn: có ý nói phải coi chừng, mang tính đe doạ.
Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu như thế nào ở đoạn mở đầu?
Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là gì?
Em hiểu thế nào về nhận xét của ông hoạ sĩ Phan đối với tranh Bống vẽ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!'? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.
B. Khen Bống có năng khiếu vẽ tranh.
C. Dự đoán Bống sẽ là một hoạ sĩ tài năng trong tương lai.
Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú?
Em có ấn tượng với nhân vật nào trong các bức vẽ của Bống? Vì sao?
Tìm nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A.
Đặt 1 – 2 câu với từ ở cột A, bài tập 1.
M: Nhà thơ Phạm Hổ sáng tác nhiều bài thơ hay cho thiếu nhi.
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Chuẩn bị.
a. Lựa chọn câu chuyện yêu thích.
b. Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng.
Ví dụ: Sự tích cây vú sữa
Tìm ý.
Chỉnh sửa.
- Trình bày rõ những điều tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã chọn.
- Nội dung tưởng tượng thể hiện sự sáng tạo.
Yêu cầu: Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra.
Chuẩn bị.
Gợi ý:
- Có thể giới thiệu về chiếc máy bay, con diều, chiếc đèn ông sao,... hoặc bất kì sản phẩm nào do em tự tay làm ra.
- Giới thiệu tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, cách làm, điểm đặc biệt nhất của sản phẩm.
- Kết hợp sử dụng tranh ảnh, vật thật,... để cuốn hút người nghe.
Nói.
Giới thiệu sản phẩm em đã làm (chú ý sử dụng các tính từ, hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm của sản phẩm đó).
Trao đổi, góp ý.
Trao đổi, góp ý về nội dung, cách nói, cử chỉ, điệu bộ,... khi nói. Ghi lại những góp ý của bạn hoặc cách làm một sản phẩm em yêu thích.
Chia sẻ với người thân về sản phẩm em đã giới thiệu ở hoạt động Nói và nghe.
Tìm đọc sách, truyện về các phát minh khoa học.