Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Em hiểu lời căn dặn dưới đây của Bác Hồ như thế nào?

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

HỒ CHÍ MINH

Câu 2:
Tự luận

Những hình ảnh sau cho biết các thế hệ trẻ Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã và đang làm gì để thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ

Câu 3:
Tự luận

Bài đọc 1: Nghìn năm văn hiến

* Nội dung bài Nghìn năm văn hiến: Bài đọc là câu chuyện lịch sử nghìn năm của Văn miếu qua các triều đại cho đến tận ngày nay

Nghìn năm văn hiến

Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đô được xây dựng khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.

Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngồi 10 thế kỉ, tinh từ khoa thi năm 1975 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đồ gần 3.000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muốn già cổ kinh, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thì năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chúng tích về một nền văn hiến lâu đời.

Theo NGUYỄN HOÀNG

Đọc hiểu

Bài đọc nói về di tích lịch sử nào, ở đâu?

 

Câu 4:
Tự luận

Vì sao di tích nói trên có tên ghép (liên danh) như vậy?

Câu 5:
Tự luận

Từ các số liệu trong bài đọc, hãy cho biết:

a) Việt Nam bắt đầu tổ chức khoa thi tiến sĩ từ bao giờ

b) Trong gần 10 thế kỉ, đã có bao nhiều người đỗ tiến sĩ?

c) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất, có nhiều tiến sĩ nhất?

Câu 6:
Tự luận

Em hiểu vì sao bài đọc có tên là Nghìn năm văn hiến?

Câu 7:
Tự luận

Theo em, truyền thống nghìn năm văn hiến có vai trò như thế nào trong công cuộc hội nhập với thế giới hôm nay?

Câu 8:
Tự luận

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về  gương học tập, rèn luyện hoặc các hoạt động quốc tế của tuổi trẻ Việt Nam.

- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

Câu 9:
Tự luận

Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).

Câu 10:
Tự luận

Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Câu 11:
Tự luận

Dựa vào thông tin dưới đây hoặc những thông tin mà em biết, giới thiệu về ngày Thiếu nhi hoặc lễ hội Thiếu nhi ở một số nước.

1. Ở Ấn Độ, người ta lấy sinh nhật của ông Nê-ru, vị Thủ tướng đầu tiên của đất nước, một người nổi tiếng về tình yêu thương trẻ em, làm ngày Thiếu nhi. Trong ngày này, mỗi bạn nhỏ được tặng một bông hồng.

2. Ở Nhật Bản, ngày Thiếu nhi được tổ chức mỗi năm hai lần: Ngày 3 tháng 3 dành cho trẻ em gái và ngày 5 tháng 5 chủ yếu dành cho các em trai. Ngày Thiếu nhi là ngày nghi lễ của cả nước.

3. Liên hoan Thiếu nhi là hoạt động diễn ra hàng năm ở Ô-xtrây-li-a. Tại lễ hội này, thiếu nhi các nước tham gia nhiều hoạt động đặc sắc như: diễu hành, trình diễn trang phục, kéo co, về tranh, hoá trang, làm diều, tổ chức các gian hàng,...

HỒNG LÊ tổng hợp

Câu 12:
Tự luận

Bài đọc 2: Ngày hội

* Nội dung bài Ngày hội:  Bài thơ đề cập đến ngày hội trại hè thiếu nhi thế giới. Các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới có quốc tịch, màu da khác nhau cùng tụ họp về đây. Các bạn đã gửi lời nhắn, lời chúc với bồ câu trắng về sự bình đẳng và hòa bình thế giới.

Ngày hội

Như trăm sông dồn biển

Bầu bạn tụ về đây

Thế giới thu nhỏ lại

Trong khu trại hè này.

 

Bạn từ Trung Quốc tới

Bạn từ châu Mỹ sang

 Bạn bên bờ Đa-nuýp

Tôi – Sông Hồng Việt Nam.

 

Tung lên bồ câu trắng

Nào các bạn da đen,

Cũng da vàng, da đỏ

Bàn tay ơi, tung lên.

 

Mỗi người một câu chúc

Một lời nhắn với chim

Dẫu khác nhau tiếng nói

Chung nhau một niềm tin.

 

Bàn tay ơi, tung lên!

Cả một trời chim trắng

Cả một trời ánh nắng

Cả một trời cao xanh.

ĐỊNH HẢI

Đọc hiểu

Các bạn nhỏ trong bài thơ gặp nhau ở đâu?

Câu 13:
Tự luận

Vì sao có thể nói nơi đô là một 'thế giới thu nhỏ”

Câu 14:
Tự luận

Hình ảnh những bàn tay của các bạn nhỏ tung bồ câu trắng nói lên ước vọng gì?

Câu 15:
Tự luận

Em muốn chúc hoặc nhấn gửi điều gì theo cánh chim?

Câu 16:
Tự luận

Các từ in đậm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Cánh rừng tĩnh mịch đến lạ thường. Tưởng rằng cuộc sống nơi đây như đang ngừng trôi. Nhưng tôi biết, chính lúc này, những hạt cây nằm trong lòng đất đã bắt đấu của mình. Thậm chí, vài cái mầm bé xíu đã chui ra khỏi vỏ, lặng lẽ nhỏ lên.

VŨ PHƯƠNG NAM

Câu 17:
Tự luận

Tìm biện pháp nối trong các đoạn văn sau:

a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.

NGUYÊN HỒNG

b) Một em nhỏ biết cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên thường không thờ ơ với đời sống con người. Do vậy, khi viết về con chó, con chim sẻ thôn thuộc hàng ngày, hoặc về cây gạo, cây mướp, về rừng và biển, tôi cố gắng giúp các bạn đọc nhỏ tuổi tìm thấy và đẹp bên trong của cảnh và vật, từ đó mà biết suy rộng ra.

Theo VŨ TÚ NAM

Câu 18:
Tự luận

Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ngày hội của Định Hải, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp nối trong đoạn văn của em.

Câu 19:
Tự luận

Hãy trình bày bằng sơ đồ tư duy các biện pháp kể chuyện sáng tạo.

Câu 20:
Tự luận

Kể lại đoạn kết câu chuyện Những con hạc giấy (trang 78 – 79) theo tưởng tượng của em.

Gợi ý

Tưởng tượng em được đến thăm tượng đài trong câu chuyện.

– Em có thể chọn một trong những kết thúc sau:

+ Em sẽ nói gì với Xa-xa-ki Xa-đa-kô?

+ Em muốn nói gì với các bạn nhỏ trên thế giới?

+ Em muốn nói gì với những người lớn trên thế giới?

Câu 21:
Tự luận

Bài đọc 3: Người được phong ba danh hiệu Anh hùng

* Nội dung bài Người được phong ba danh hiệu Anh hùng: Câu chuyện kể về người anh hùng Phạm Tuân và những sự kiện lịch sử gắn với cuộc đời ông qua những lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng.

Người được phong ba danh hiệu Anh hùng

Cho đến nay, người Việt Nam duy nhất được phong ba danh hiệu Anh hùng là Trung tướng Phạm Tuân. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ông được phong năm 1973 về kì tích bắn rơi pháo đài bay B-52 của Mỹ trong trận chiến đấu bảo vệ vùng trời Thủ đô đêm 27-12-1972.

Năm 1979, ông Phạm Tuân được gửi sang Liên Xô học tập. Sau quá trình rèn luyện hết sức gian khổ, ông đã vượt qua nhiều vòng kiểm tra ngặt nghèo để được tuyển chọn vào đội du hành vũ trụ quốc tế. Ngày 23-7-1980, từ sẵn bay vũ trụ Bai-cơ-nua, Liên Xô đã phóng thành công tàu vũ trụ 'Liên hợp' với phi hành đoàn gồm hai nhà du hành vũ trụ là Go-rơ-bát-cô và Phạm Tuân.

Sau một ngày bay, hai nhà du hành vũ trụ kết nối được với trạm vũ trụ “Chào mừng' và làm việc ở trạm gần 8 ngày đêm. Từ trạm 'Chào mừng', lần đầu tiên trong đời, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân nhìn thấy Trái Đất trốn xoay nằm lơ lũng giữa không gian xanh thẫm bao la. Các ngôi sao to hơn và cũng sáng hơn. Dải đất hình chữ S của Tổ quốc thân yêu hiện ra đẹp vô cùng.

Ông Phạm Tuân trở thành người Việt Nam đầu tiên và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Với thành tích này, ông được phong Anh hùng Lao động của Việt Nam và Anh hùng Liên Xô.

Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm về chuyến bay, Trung tướng Phạm Tuân thường tâm sự: Chính quê hương đã chắp cánh cho ông sánh vai cũng bè bạn trên vũ trụ bao la,

QUỐC CƯỜNG

Đọc hiểu

Phi công Phạm Tuân được phong Anh hùng lần đầu tiên vì thành tích gì?

Câu 22:
Tự luận

Ông Phạm Tuân đã trở thành phi công vũ trụ như thế nào?.

Câu 23:
Tự luận

Từ trạm vũ trụ 'Chào mừng', người Anh hùng đã quan sát được những gì?

Câu 24:
Tự luận

Vì sao ông Phạm Tuân được phong thêm hai danh hiệu Anh hùng?

Câu 25:
Tự luận

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tâm sự của Anh hùng Phạm Tuân nêu ở cuối bài đọc.

Câu 26:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau

Giới thiệu về một đất nước mà em biết (qua các bài học ở sách giáo khoa tiểu học hoặc qua sách báo nói chung, qua mạng in-tơ-nét).

Câu 27:
Tự luận

Nói về một việc học sinh cần làm để cùng 'ra biển lớn', hội nhập với bè bạn năm châu.

Câu 28:
Tự luận

Bài đọc 4: Cô gái mũ nồi xanh

* Nội dung của bài Cô gái mũ nồi xanh: Bài thơ nói về những chiến sĩ quân y của quân đội dã chiến nước ta tham gia vào nhiệm vụ chung của liên hợp quốc

Cô gái mũ nồi xanh

Đất Trung Phi chưa sạch mùi thuốc pháo

Thấp thoảng người thiếu nữ mũ nỗi xanh .

Nắng như bướm bay dập dồn vai áo

Cùng nô đùa hệt đám trẻ vây quanh.

Cô dạy hát bài dân ca quan họ

Cái trống cơm ai khéo vỗ nên bông

Trẻ da đen nối vòng tay reo múa

Cả lưng đối vui nhộn gió bờ sông.

Lời ca Việt cô dịch sang tiếng Pháp

Sau những ngày hướng dẫn trẻ trồng rau

Chiều cao nguyên ngõ rộng ra bát ngát

Giọng hát xanh như trời thẫm trên đầu.

Dân tị nạn khỏi sống trong lều trại

Bao dây nhà, cũng đồng đội, cô xây

 Nhiều mảnh vườn đã trổ vàng hoa cải

 Bên tiếng cười của lũ trẻ thơ ngày.

HOÀI KHÁNH

Đọc hiểu

Cô gái mù nồi xanh trong bài thơ là ai?

Câu 29:
Tự luận

Cô và đồng đội đã làm những việc gì để giúp người dân nước bạn?

Câu 30:
Tự luận

Những hình ảnh nào cho thấy cuộc sống thanh bình đã trở lại trên mảnh đất 'chưa sạch mùi thuốc pháo”?

Câu 31:
Tự luận

Em có cảm nghĩ gì khi biết điệu dân ca Việt Nam được hát trên một miền đất xa xôi

Câu 32:
Tự luận

Tìm biện pháp nổi trong hai đoạn văn dưới đây:

a) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

PHẠM HỔ

 b) Sa Thèn quả là một tay sành chơi ngựa. Con Ô của cậu vọt lên trước Mai Hoa một thân. Nhưng chỉ có thể thôi, không xa hơn được nữa. Ngược lại, về sau, con Mai Hoa lại êm ái lướt tới, vào một cái qua một con Ô.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Câu 33:
Tự luận

Thay mỗi kí hiệu … trong đoạn văn dưới đây bằng một kết từ phù hợp:

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. … khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẫm nhằm ôn bài. …, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. … bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

rồi

Theo VĂN LONG

rồi

vì thế

nhưng

Câu 34:
Tự luận

Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam trong bài thơ “Cô gái mũ nồi xanh”, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu.

Câu 35:
Tự luận

Mỗi tổ đóng vai một đội học sinh (của Việt Nam hoặc của một nước mà các em biết), thực hiện các việc sau:

a) Chuẩn bị tranh ảnh, thông tin về nước đó (có thể viết và trang trí trên giấy khổ lớn).

b) Chuẩn bị một câu chuyện (hoặc bài hát, bài thơ) về nước đó.

Câu 36:
Tự luận

Các đội lần lượt giới thiệu về đất nước mà mình đại diện, trả lời câu hỏi của các bạn.

Câu 37:
Tự luận

Chơi một số trò chơi phù hợp với điều kiện của lớp (thi hát, thi kể chuyện hoặc đọc thơ, kéo co,...).

Câu 38:
Tự luận

Tự đánh giá

Đua tài sáng tạo

Tại cuộc thi rô bốt quốc tế 2013 tổ chức ở Phi-lip-pin, đội học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành nhà vô địch mới. Các đội của hai trường tiểu học Vietkids và Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). đoạt giải Xuất sắc.

Cuộc thi rô bốt quốc tế năm 2014 cũng đánh dấu thành công của Việt Nam với 7 giải cao, trong đó học sinh Hà Nội đoạt 5 giải. Tại cuộc thi năm 2016, các đội tuyển của Trường Tiểu học Trần Cao Văn và Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã giành 2 giải Nhất.

Việt Nam cũng đôi 7 lần đoạt chức Vô địch trong các cuộc thi rô bốt quốc tế ABU dành cho sinh viên đại học từ năm 2002:

Các cuộc thi không chỉ giúp các bạn trẻ phát huy sáng tạo về công nghệ, phát triển kĩ năng tự học, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề mà còn là dịp để giao lưu, tăng cường tình hữu nghị giữa tuổi trẻ các dân tộc.

 LÊ HOÀNG tổng hợp

Câu hỏi và bài tập

Tại cuộc thi rô bốt quốc tế năm 2013, đội tuyển nào vô địch? Tìm ý đúng:

a) Đội tuyển học sinh tiểu học Phi-lip-pin.

b) Đội tuyển Trường Tiểu học Vietkids.

c) Đội tuyển Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.

d) Đội tuyển Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 39:
Tự luận

Theo bài đọc, tại các cuộc thi rõ bốt quốc tế năm 2014 và 2016, học sinh Việt Nam đoạt tổng cộng mấy giải cao? Tìm ý đúng:

a) 9 giȧi

bị 7 giải

d) 5 giȧi

d) 2 giải

Câu 40:
Tự luận

Nước nào 7 lần đoạt chức vô địch trong các cuộc thi rô bốt quốc tế ABU dành cho sinh viên đại học từ năm 2002 đến 2020? Tìm ý đúng.

a) Nhật Bản

b) Thái Lan

c) Trung Quốc

d) Việt Nam

Câu 41:
Tự luận

Các cuộc thi rô bốt quốc tế có ý nghĩa gì?à còn là dịp để giao lưu, tăng cường tình hữu nghị giữa tuổi trẻ các dân tộc.

Câu 42:
Tự luận

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về kết quả của các đội tuyển Việt Nam trong một số kì thi rô bốt quốc tế

Câu 43:
Tự luận

Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Câu 44:
Tự luận

Em cần cố gắng thêm về mặt nào?