Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Chuỗi ngọc lam

1. Chiều hôm ấy, có một em gái nhỏ đóng áp trấn vào tủ kinh của hàng của Pi-e như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngẩng đầu lên

– Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?

 Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:

– Đẹp quá! Xin chủ gói lại cho cháu!

2. Pi-e ngạc nhiên:

– Ai sai cháu đi mua

– Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.

– Cháu có bao nhiêu tiền?

Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:

– Cháu đã đập con lợn đất đấy!

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé:

– Cháu tên gì?

– Cháu là Gioan.

3. Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ. Cô bé mìm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người mà anh yêu quý.

Ngày lễ Nô-en tôi. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e cũng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay

4. Nhưng anh đã lầm. Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:

– Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không g?

– Phải. Một cô bé tên là Gioan đã mua tặng chị của mình.

– Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?

Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:

– Cô bé đó trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền mình có.

5. Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ. Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói

– Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!

Trong tiếng chuông đồ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau sánh bước qua một năm mới hi vọng tràn trề.

Theo PHUN-TƠN AO-XLƠ (Nguyễn Hiến Lê dịch)

Đọc hiểu

Câu chuyện trên gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn kể việc gì?

Câu 2:
Tự luận

Vì sao Pi-e nói rằng cô bé Gioan đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?

Câu 3:
Tự luận

Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong câu chuyện:

a) Cô bé Gioan.

b) Chị cô bé Gioan.

c) Pi-e.

Câu 4:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện mà em đã học trong sách Tiếng Việt 5.

b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một sự việc mà em được chứng kiến (hoặc tham gia) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em.

Câu 5:
Tự luận

Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay.

Câu 6:
Tự luận

Trong câu sau, từ mọc được dùng với nghĩa nào? Đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ?

Câu

Nghĩa của từ mọc

Mặt Trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Lưu Quang Vũ

a) (Thực vật) sinh ra, lớn lên.

b) Nhô lên khỏi bề mặt và cao lên.

c) Được tạo ra và phát triển.

Câu 7:
Tự luận

Tìm một từ đồng nghĩa với từ mọc ở câu trên.

Câu 8:
Tự luận

Đặt một câu với nghĩa c của từ mọc (được tạo ra và phát triển) để nói về sự xuất hiện của những công trình mới ở một vùng quên hoặc đô thị.

Câu 9:
Tự luận

Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp:

Vì sao Ngân Hà không phải là dòng nước?

Vào những buổi tối trời quang đãng. chúng ta có thể nhìn thấy một dải sáng trên trời, đó chính là dải Ngân Hà. Mặc dù gọi là 'hà' (sông) nhưng dải Ngân Hà hoàn toàn khác với các con sông trên Trái Đất. Trên đó không có nước, có hàng vạn vạn tỉ tỉ sao tập trung lại với nhau, đều có khả năng phát sáng. Khi chúng ta nhìn từ xa thì thấy chúng như là một dòng sông tuyệt đẹp.

Câu 10:
Tự luận

Dựa vào nội dung một đoạn văn trong bài đọc Vì sao có cầu vồng? (trang 99), viết 1 – 2 câu giải thích hiện tượng mà đoạn văn đó nêu ra. Chỉ ra các đại từ và kết từ trong những câu em viết.

Câu 11:
Tự luận

Ở lớp 4 và lớp 5, em đã tập viết bài văn tả những loại sự vật nào?

Câu 12:
Tự luận

Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh theo 1 trong 2 đề sau:

a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao.

b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa).

Gợi ý

a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao

- Em ngắm nhìn bầu trời sao ở đâu, vào lúc nào?

- Em nhìn thấy bầu trời sao đẹp như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì khi ngắm nhìn bầu trời sao?

b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa)

- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) mà em định tả ở đâu, vào mùa nào trong năm?

- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó diễn ra như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì về ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó?

Câu 13:
Tự luận

Tìm câu đơn, câu ghép trong các đoạn văn sau:

a) Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuân, rợp mát cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyển, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng.

Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỜNG

b) Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông lại càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào với mùi thum thủm, chiếc thuyền vẫn lao mình tới.

THEO BÙI HIỂN

Câu 14:
Tự luận

Xác định chủ ngữ, vị ngữ của một câu trong các đoạn văn trên.

Câu 15:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 để sau:

a) Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh nắng sớm. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.

b) Viết đoạn văn ngắn tả cảnh bắt đầu một trận mưa rào. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.

Câu 16:
Tự luận

Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay.

Câu 17:
Tự luận

Nêu một số hiện tượng (hoặc vấn đề) trong đời sống mà em thấy cần có ý kiến.

Gợi ý

Một số hiện tượng (hoặc vấn đề) có thể em quan tâm:

- Về thiếu nhi: nhiều bạn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường; một số bạn còn ham chơi, ít đọc sách, ít làm việc nhà,...

- Về xã hội: nhiều người tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, chăm sóc thiếu nhi,... một số người vứt rác không đúng chỗ, vi phạm quy tắc an toàn giao thông ....

Câu 18:
Tự luận

Nếu viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng (hoặc vấn đề) đó, em cần nêu được những ý gì?

Gợi ý

Cách viết:

- Đoạn văn cần có mở đoạn (nêu hiện tượng hoặc vấn đề mà em quan tâm). thân đoạn (bày tỏ ý kiến cụ thể của em), kết đoạn (củng cố ý kiến của em hoặc liên hệ với thực tế).

- Cần thể hiện được thái độ của em về các hiện tượng nói trên.

Câu 19:
Tự luận

Tìm dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong mẩu truyện dưới đây. Cho biết mỗi dấu ấy có tác dụng gì. Chúng được viết khác nhau như thế nào?

Cậu bé ấp trứng

Ngay từ khi còn nhỏ, Giêm Oát-xơn (nhà khoa học Mỹ) đã rất chịu khổ quan sát hoạt động của các con vật.

Một lần, cả nhà ngồi vào bàn ăn đã lâu mà không thấy Giêm đầu. Mọi người đi tìm. Cuối cùng, họ phát hiện ra cậu bé ở trong kho, đang nằm phủ phục trên mặt đất.

– Con đang ấp trứng. Gà con sắp nở rồi đấy! Cả nhà chờ con một lát nhé -  Cậu bé nói một cách tự hào, mắt lấp lãnh niềm vui.

Cả nhà cười ồ lên. Giêm giận dỗi:

– Cả nhà cười gì vậy? Chẳng phải gà mẹ cũng ấp như thế này sao? Sau này, lớn lên, Giêm Oát-xơn vẫn giữ được niềm say mê tìm hiểu thế giới xung quanh. Ông trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, được trao Giải Nô-ben năm 1962. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông bảo: 'Bí quyết thành công của tôi là sự say mê.”.

Câu 20:
Tự luận

Trong mẩu truyện trên còn có những dấu câu nào? Mỗi dấu câu ấy có tác dụng gì?

Câu 21:
Tự luận

Tìm trong các đoạn văn dưới đây những biện pháp liên kết cấu mà em đã học.

Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió sớm chạy vội và khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng. Nắng lốm đốm và làm tươi hỗn lên cái áo với vàng của ngôi trường.

Hình như không thể nào cưỡng nổi, cổng trường rung lên rồi mở tung ra. Trần ngập sân trường âm thanh lãnh lát của bầy trẻ. Bọn trẻ tung tăng khắp nơi khắp chốn...

Câu 22:
Tự luận

Các câu trong đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách phối hợp những biện pháp nào?

Đối với người nguyên thuỷ, dường như không có gì khó hơn việc đếm một đàn hươu đông đúc. Tuy nhiên, đếm thời gian còn là một công việc khó khăn hơn nhiều. Công cụ duy nhất thích hợp cho việc này mà những người nguyên thuỷ tìm ra là Mặt Trời. Dựa vào việc nó đang ở trên cao hay bắt đầu ngả về đường chân trời, họ có thể ước tính được rằng vẫn còn thời gian để đi săn tiếp hay đã đến lúc về nhà.

Theo sách Lược sử toán học -Từ ý tưởng đến thực hành

Câu 23:
Tự luận

Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh trưởng em vào buổi sáng sớm. Chi ra biện pháp liên kết câu mà em đã sử dụng trong đoạn văn ấy.

Câu 24:
Tự luận

Chọn 1 trong 3 đề sau:

a) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách của tổ em tặng thư viện một trường học ở vùng khó khăn.

b) Viết chương trình hoạt động của lớp em tham gia cuộc thi về tranh bảo vệ môi trường.

c) Viết bản hướng dẫn các em học sinh lớp Ba cách đeo khăn quàng đỏ.

Gợi ý

a) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách

- Báo cáo cần được viết đúng mẫu.

- Trong báo cáo, cần có bảng thống kê các loại sách: sách giáo khoa, truyện, thơ, ...

b) Viết chương trình hoạt động

- Chương trình hoạt động cần được viết đúng mẫu.

- Trong chương trình, cần có bảng nêu các hoạt động cụ thể và phân công công việc.

c) Viết hướng dẫn cách đeo khăn quàng đỏ

- Nhớ lại cách đeo khăn quàng đỏ.

- Hướng dẫn các bước đeo khăn; mỗi bước chỉ cần viết 1 - 2 câu ngắn gọn.

Câu 25:
Tự luận

Trao đổi với bạn về bài viết của em.

Câu 26:
Tự luận

Tìm điệp từ trong bài thơ dưới đây. Việc sử dụng điệp từ ấy có tác dụng gì?

Thì thầm

Gió thì thầm với lá

Lá thì thầm cùng cây

Và hoa và ong bướm

Thì thầm điều chi đây?

 

Trời mênh mông đến vậy

Đang thì thầm với sao

Sao trời tưởng yên lặng

Lại thì thầm cùng nhau.

PHÙNG NGỌC HÙNG

Câu 27:
Tự luận

Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ sau. Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Sáng nay

Có ngàn tia nắng nhỏ

Đi học sáng hôm nay

Có trăm trang sách mở

Xoè như cánh chim bay.

 

Tránh nắng, từng dòng chữ

Xếp thành hàng nhấp nhô

'I gầy nên đội mũ

'O' đội nón là 'ô'.

 

Giờ chơi vừa mới điểm

Gió nấp đâu, ùa ra

Làm nụ hồng chúm chím

Bật cười quá, nở hoa.

THY NGỌC

Câu 28:
Tự luận

Tạm biệt lớp Năm

Cũng là nắng của tháng Năm

Cũng là hoa phượng đỏ sân nắng vàng

Rộn ràng trong tiếng ve ran

Làm xao động đến muốn vẫn là xanh.

Mới ngày nào, mắt long lanh

Theo chân mẹ, bước dọc hành lang vui

Em vào lớp Một, chao ôi!

Bao nhiêu bỡ ngỡ... thế rồi thành quen.

Cô, thầy dìu dắt cho em

Nâng niu bài học, luyện rèn bản thân

Năm năm, xa đã hoá gần

Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.

Lớp Năm ơi! Lớp Năm

Bảng đen còn đó, nụ cười còn đây

Bầu trời vẫn biếc màu mây

Bạn bè ơi! Những vòng tay ấm nồng.

Mai vào lớp Sáu, nhớ không?

Môi trường tiểu học ở trong tim mình.

NGUYỄN LÃM THẮNG

Câu hỏi và bài tập

Bài thơ là lời của ai? Tìm ý đúng.

a) Lời của một học sinh mới được lên lớp Năm.

b) Lời của một học sinh đang học lớp Năm.

c) Lời của một học sinh vừa học hết lớp Năm.

d) Lời của một học sinh lớp Sáu nói về lớp Năm.

Câu 29:
Tự luận

Ở khổ thơ 1, những hình ảnh quen thuộc của mùa hè gợi cho bạn nhỏ cảm nghĩ gì? Tìm ý đúng.

a) Nhớ lại kỉ niệm về những năm học trước.

b) Biết ơn môi trường và thầy cô thân yêu.

c) Bâng khuâng tạm biệt mái trường và bạn bè.

d) Tự nhủ sẽ nhớ mãi môi trường tiểu học thân yêu.

Câu 30:
Tự luận

Em hiểu dòng thơ “Đã thành chị, đã thành anh hết rồi” như thế nào? Tìm các ý đúng.

a) Chúng em được các em nhỏ gọi là chị, là anh.

b) Chúng em thấy 5 năm trôi nhanh quá.

c) Chúng em đã cao lớn hơn trước.

d) Chúng em đã trưởng thành.

Câu 31:
Tự luận

Tìm và nêu tác dụng của điệp ngữ ở khổ thơ 4.

Câu 32:
Tự luận

Em hiểu hai dòng thơ cuối của bài thơ như thế nào?

Câu 33:
Tự luận

Hãy viết một đoạn văn ngắn tạm biệt mái trường tiểu học của em.

Câu 34:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau

Viết bài văn tả một ngày nắng đẹp.

Câu 35:
Tự luận

Viết bài văn kể lại câu chuyện Chuỗi ngọc lam bằng lời của người chị cô bé Gioan.