Bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Nêu nội dung mỗi bức tranh dưới đây. Theo em, những bức tranh đó thể hiện điều gì?

Câu 2:
Tự luận

* Đọc văn bản

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

(Trích)

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Me giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

 

– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân...

 

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

 

– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi...

(Nguyễn Khoa Điềm)

* Trả lời câu hỏi

Bài thơ như lời ru ngọt ngào của người mẹ dành cho con. Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

Câu 3:
Tự luận

Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4:
Tự luận

Những mong ước gì của người mẹ được gửi gắm trong lời ru ở khổ thơ thứ hai?

Câu 5:
Tự luận

Em hiểu thế nào về hai dòng thơ 'Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng'?

Câu 6:
Tự luận

Nêu chủ đề của bài thơ.

Câu 7:
Tự luận

Trong đoạn thơ dưới đây, những từ nào được dùng để xưng hô?

– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân...

Câu 8:
Tự luận

Viết 2 – 3 câu về người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, trong đó có sử dụng ít nhất một câu đơn và một câu ghép.

Câu 9:
Tự luận

Nêu những điểm khác nhau giữa các cách mở bài và kết bài dưới đây:

A screenshot of a text box

Description automatically generated

Câu 10:
Tự luận

Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Chú bé vùng biển theo cách của em.

Câu 11:
Tự luận

Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả người.

G:

– Khi viết mở bài gián tiếp, có thể giới thiệu người được tả bằng cách nào?

– Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?

A close up of a stamp

Description automatically generated

Câu 12:
Tự luận

Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.

G:

Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được

Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được là câu chuyện có thật, được đăng trên báo Tiền phong ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truyện kể về em Hà Trung Tuấn, học sinh lớp 7B Trường Trung học cơ sở Lâm Sơn, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em nhặt được một chiếc ví tiền. Ngay sau đó, em đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất.

 

Bộ sách Gương thiếu nhi làm theo lời Bác là bộ sách được phát hành nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bộ sách gồm nhiều truyện, mỗi truyện kể về một tấm gương thiếu nhi làm việc tốt như: Cõng bạn đi học, Cậu bé mồ côi ham học,...

A cartoon of a child carrying a child

Description automatically generated

Câu 13:
Tự luận

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

A close-up of a card

Description automatically generated

Câu 14:
Tự luận

Chia sẻ với người thân về một việc tốt em đã làm hoặc em mong muốn được làm cho cộng đồng.