Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Giới thiệu về một người có tấm lòng yêu nước, thương dân mà em biết.

Câu 2:
Tự luận

* Đọc văn bản

Cụ Đồ Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 1833, do cuộc binh biến trong triều đình, cha bị mất chức, gia đình li tán, cậu bé Chiểu mới mười hai tuổi đã phải xa cha mẹ, ra Huế ở nhờ nhà một người bạn của cha để ăn học.

Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê mẹ, đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Hai năm sau, ông lại trở ra Huế học tập, chờ kì thi năm Kỷ Dậu, 1849. Nhưng cuối năm 1848, mẹ mất, Nguyễn Đình Chiểu phải bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, ông bị ốm nặng, mù cả hai mắt, chạy chữa mãi không khỏi. Cuối năm 1849, Nguyễn Đình Chiểu mới về đến Gia Định “lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”.

Không gục ngã trước những thử thách nặng nề liên tiếp của số phận, sau thời gian chịu tang mẹ, ông mở trường dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho dân. Học trò gần xa nghe danh, mến đức xin học rất đông. Tiếng thơ chan chứa tinh thần nghĩa hiệp của Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh.

Năm 1858, giặc Pháp xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người đã hi sinh vì đất nước; khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Trái tim nhân hậu của ông luôn gắn bó sắt son với vận mệnh của đất nước. Ông được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên trìu mến “cụ Đỗ Chiểu” như một cách tri ân với người thầy đáng kính của “lòng dân”.

(Theo Trần Thị Hoa Lê)

A person sitting at a table

Description automatically generated

* Trả lời câu hỏi

Dựa vào đoạn mở đầu và những hiểu biết của em, hãy nói 2 – 3 câu giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3:
Tự luận

Tóm tắt những sự kiện chính trong cuộc đời của thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4:
Tự luận

Vì sao Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên thân mật “cụ Đồ Chiểu”? gọi này như tỏ lòng tri ân với người thầy đáng kính của “lòng dân”.

Câu 5:
Tự luận

Nêu chủ đề của bài đọc.

Câu 6:
Tự luận

Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Năm 1858, giặc Pháp xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người đã hi sinh vì đất nước; khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

a. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn văn trên.

b. Đặt câu với 1 – 2 từ đồng nghĩa em tìm được.

Câu 7:
Tự luận

Các câu trong đoạn văn ở bài tập 1 liên kết với nhau bằng những cách nào?

Câu 8:
Tự luận

Nghe thầy cô nhận xét về bài làm.

Câu 9:
Tự luận

Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để phát hiện lỗi.

A screenshot of a text message

Description automatically generated

Câu 10:
Tự luận

Chỉnh sửa bài viết.

Viết lại một số câu trong đoạn văn của em cho đúng hoặc hay hơn theo gợi ý dưới đây:

– Bổ sung thêm dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến tán thành. Ví dụ:

+ Lập Câu lạc bộ Đọc sách.

     Câu lạc bộ Đọc sách không chỉ là nơi chúng ta tìm kiếm tri thức mà còn là địa điểm để kết nối bạn bè. Mỗi cuốn sách sẽ trở nên thú vị hơn, ý nghĩa hơn khi có bạn cùng đọc. Từ hoạt động đọc sách, giới thiệu sách, thiết kế lại bìa sách hoặc viết bài cảm nhận về tác phẩm văn học,... chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều từ bạn bè. Tôi nghĩ rằng điều tuyệt vời ở Câu lạc bộ Đọc sách không chỉ là số lượng sách bạn đọc được mà còn là sự gắn kết của bạn với các thành viên.

(Lâm Phong)

 

+ Phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.

      Kéo co cũng là môn thể thao giúp bạn có kĩ năng hợp tác. Để giành được chiến thắng, mỗi cá nhân ngoài việc gắng hết sức kéo sợi dây về phía mình còn cần phải biết đồng lòng, đồng sức. Khi cùng nhau hô “1 – 2 – 3” chính là chúng ta đang khích lệ mình, khích lệ đồng đội tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất từ mỗi thành viên.

(Minh Khôi)

– Viết lại phần kết thúc.

     Thành lập Câu lạc bộ Đọc sách trong trường học là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Tôi tin rằng một hoạt động bổ ích như vậy sẽ được nhân rộng ở nhiều trường học trên cả nước.

(Quỳnh Anh)

 

      Những trải nghiệm của tôi về lợi ích của thể thao càng khiến tôi tin tưởng vì sao cần phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. Vậy thì, bạn ơi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập, hay cầm trái bóng và bước ra sân cỏ nào!

(Hữu Tùng)

Câu 11:
Tự luận

Yêu cầu: Giới thiệu về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước.

 Chuẩn bị.

a. Nhớ lại trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc tìm kiếm thông tin trong sách báo in, mạng in-tơ-nét,... về những hoạt động đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước.

Ví dụ:

– Dâng hương tại đài tưởng niệm các liệt sĩ ở địa phương.

– Thăm hỏi gia đình người có công với đất nước.

Thiếu nhi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ

b. Dự kiến nội dung trình bày.

– Em muốn giới thiệu hoạt động nào? Hoạt động đó em đã tham gia hay được biết qua sách báo in, mạng in-tơ-nét,...?

– Kể tóm tắt về hoạt động đó (thời gian, địa điểm, người tham gia,…).

– Nêu cảm nghĩ của em về hoạt động đó.

c. Lựa chọn tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác (nếu cần).

Câu 12:
Tự luận

Trình bày.

– Giới thiệu về hoạt động đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước theo những nội dung đã chuẩn bị.

– Lắng nghe lời giới thiệu của bạn và ghi chép thông tin về những hoạt động có ý nghĩa. Có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà các bạn giới thiệu.

Câu 13:
Tự luận

Trao đổi, góp ý.

A blue rectangle with black text

Description automatically generated

Câu 14:
Tự luận

Trao đổi với người thân về ý nghĩa của ngày Thương binh, liệt sĩ (27 tháng 7).