Bài 23: Về ngôi nhà đang xây Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Giới thiệu một công trình xây dựng mà em yêu thích.

Câu 2:
Tự luận

* Đọc văn bản

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra vẻ còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

 

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

 

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

 

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh...

(Đồng Xuân Lan)

A couple of girls looking at a building

Description automatically generated

* Trả lời câu hỏi

Theo cảm nhận của các bạn nhỏ, ngôi nhà đang xây hiện ra như thế nào?

Câu 3:
Tự luận

Tìm trong bài những hình ảnh so sánh, nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng trong việc miêu tả ngôi nhà đang xây.

Câu 4:
Tự luận

Những chi tiết nào cho thấy cảnh vật thiên nhiên mang đến sự sống động cho ngôi nhà đang xây?

Câu 5:
Tự luận

Nêu cảm nghĩ của em khi đọc hai dòng thơ “Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh…”.

Câu 6:
Tự luận

Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

Câu 7:
Tự luận

Nêu điểm giống nhau về cách viết những từ in đậm trong các đoạn thơ dưới đây. Các từ đó có phải danh từ riêng không?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Viễn Phương)

 

b. Giọt giọt mồ hôi rơi

    Trên má anh vàng nghệ

    Anh Vệ quốc quân ơi

    Sao mà yêu anh thế!

                                (Tố Hữu)

Câu 8:
Tự luận

Cách viết các từ in đậm ở bài tập 1 có tác dụng gì?

Câu 9:
Tự luận

Tìm danh từ chung được viết hoa trong những câu thơ, câu văn dưới đây và cho biết tác dụng của việc viết hoa đó.

a. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

                                                                                (Nguyễn Khoa Điềm)

 

b.

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người – Hồ Chí Minh

Như một niềm tin, như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh

                                           (Tố Hữu)

 

c. Sóng thần, động đất, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh,… là những lời cảnh báo nghiêm khắc của Mẹ Thiên Nhiên đối với loài người.

 (Báo Văn nghệ)

Câu 10:
Tự luận

Viết 2 – 3 câu trong đó có danh từ chung được viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

Câu 11:
Tự luận

Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.

Chuẩn bị.

– Lựa chọn cảnh đẹp thiên nhiên (cảnh đẹp gần nhà em hoặc cảnh đẹp ở địa phương em).

– Xác định trình tự miêu tả (theo không gian, thời gian hoặc kết hợp cả hai cách).

Lưu ý: Cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở là cảnh thiên nhiên mà em đã được ngắm nhìn mỗi ngày, qua mỗi mùa, mỗi tháng năm. Em có thể tả sự thay đổi của cảnh thiên nhiên đó theo trình tự thời gian, gắn với những kỉ niệm của bản thân.

– Quan sát trực tiếp cảnh đẹp thiên nhiên em muốn tả hoặc nhớ lại cảnh đẹp thiên nhiên đã quan sát, ghi chép kết quả quan sát.

Câu 12:
Tự luận

Lập dàn ý.

G:

Câu 13:
Tự luận

Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

G:

– Chọn cảnh đẹp thiên nhiên theo đúng yêu cầu của đề bài.

– Các chi tiết miêu tả thể hiện được vẻ đẹp riêng của cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.

– Nêu được suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đối với cảnh đẹp thiên nhiên được tả.

Câu 14:
Tự luận

Trao đổi với người thân để có thêm thông tin về đặc điểm của cảnh đẹp thiên nhiên nơi gia đình em sinh sống.