Bài 24: Việt Nam quê hương ta Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nếu gặp một người bạn nước ngoài, em sẽ giới thiệu những gì về đất nước mình?
* Đọc văn bản
Việt Nam quê hương ta
(Trích)
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Nguyễn Đình Thi)
* Trả lời câu hỏi
Khổ thơ đầu tiên giới thiệu cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam đẹp như thế nào?
Hình ảnh con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh hiện lên ra sao?
Tác giả muốn nói điều gì về đất nước, con người Việt Nam qua hai khổ thơ cuối?
Qua bài thơ, tác giả thể hiện những tình cảm gì đối với quê hương, đất nước?
Em thích những câu thơ nào trong bài? Vì sao?
Mỗi từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây có được dùng với nghĩa gốc không? Vì sao?
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ thân yêu, vất vả trong bài thơ.
Đặt câu với 1 – 2 từ tìm được ở bài tập 2.
Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 23, viết bài văn theo yêu cầu.
Lưu ý:
Khi miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, em cần sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để bài văn có sức cuốn hút với người đọc.
Ví dụ:
Hôm nay, gia đình tôi chuyển đến nơi ở mới dưới thung lũng, từ biệt dốc núi cheo leo sau bao năm gắn bó. Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng giống như một cái chảo khổng lồ, viền chảo là dãy núi ghé sát vai nhau cao ngất, lòng chảo có cánh đồng lúa xanh rì. Cuối con đường mòn có những mái nhà lô nhô quây quần bên nhau. (Theo Nguyên Bình) |
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
– Đổi bài cho bạn để đọc soát và góp ý cho nhau.
– Chỉnh sửa bài viết (nếu cần).
Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết.
Chuẩn bị.
– Lựa chọn một di tích lịch sử để giới thiệu. Ví dụ:
+ Thành Cổ Loa (Hà Nội)
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
+ Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh)
+
– Tìm đọc tư liệu về di tích lịch sử đã chọn để giới thiệu.
– Chuẩn bị nội dung cho bài giới thiệu.
G:
+ Di tích lịch sử em chọn giới thiệu tên là gì, ở đâu?
+ Di tích đó được xây dựng khi nào?
+ Cảnh quan của di tích đó có gì đặc biệt?
+ Các công trình ở đó gắn với sự kiện lịch sử, văn hoá nào?
+
– Chuẩn bị tranh ảnh hoặc các phương tiện khác để trình bày,
Trình bày.
Ví dụ: Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Trao đổi, góp ý.
Người nói |
Người nghe |
– Giới thiệu được đầy đủ và rõ ràng về di tích đã chọn không? – Trả lời câu hỏi của người nghe có thuyết phục không? – Giọng nói, điệu bộ, cử chỉ có phù hợp không? – |
– Có chăm chú lắng nghe người trình bày không? – Có tích cực đặt câu hỏi để hiểu rõ về di tích không? – Có thái độ lịch sự khi trao đổi không? – |
Sưu tầm tranh ảnh về những cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử của đất nước và chia sẻ với người thân, bạn bè.