Bài 3: Có học mới hay Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Trò chơi ô chữ:

Tìm từ bí ẩn

Chọn chữ cái H hoặc C thay vào vị trí mỗi bông hoa trong bảng dưới đây để tìm một từ bí ẩn xuất hiện ở tất cả các hàng nganh, dọc, chéo theo chiều mũi tên

Câu 2:
Tự luận

Trao đổi: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “học” trong tên bài “Có học mới hay”?

Câu 3:
Tự luận

Trái cam

(Trích)

Con vừa ở lớp về

Sà ngay vào luống đất

Bố cười hỏi gieo gì

Con khum tay bí mật...

 

Bắt chước cô làm đất

Con cuốc, cão, xáo tơi

Tay nhỏ vun ủ hạt

Đất mịn vồng mâm xôi.

 

Bắt chước cô tưới nước

Con nhẹ nhàng đôi tay

 Nước rơi như mưa bay

Thấm xuống thành một ngọt.

 

Bố lên đường công tác

Mùng vẫn nhận thư con

Kể chuyện học, chuyện trường

Chữ con dần ngay ngắn...

 

Thấm thoắt năm năm trời

Bố về, cam đỏ ối.

 

Con bút một trái ngon

Đặt nặng lòng tay bố

Tươi như Mặt Trời đỏ

Điều bí mật của con...

                            Theo THẠCH VĂN THÂN

Đọc hiểu

Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “Sà ngay vào luống đất” thể hiện điều gì?

Câu 4:
Tự luận

Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy bạn nhỏ yêu thích công việc và đã làm rất khéo léo.

Câu 5:
Tự luận

Mỗi lần nhận được thư của bạn nhỏ, bố của bạn cảm thấy thế nào? Vì sao?

Câu 6:
Tự luận

Em hiểu “điều bí mật” của bạn nhỏ là gì? “Điều bí mật” đó có kết quả tốt đẹp như thế nào

Câu 7:
Tự luận

Bạn nhỏ trong bài thơ có những điểm gì đáng khen?

Câu 8:
Tự luận

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành ( học bài, làm bài, vận dụng bài học vào cuộc sống; gương thiếu nhi chăm học,…)

- 1 bài văn tả người ( hoặc 1 bài báo về việc học hành).

Câu 9:
Tự luận

Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc ( hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)

Câu 10:
Tự luận

Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Câu 11:
Tự luận

Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến

1. Sử dụng sơ đồ tư duy để tìm ý:

- Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).

- Lựa chọn, kết nối các ý:

+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.

+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.

+ Sắp xếp lại các từ khoá theo bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.

Câu 12:
Tự luận

Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả người đã học ở bài 2

Câu 13:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 chủ đề sau

Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây:

a) Có cày có thóc, có học có chữ.

b) Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

c) Chậm đến đâu, học lâu cũng biết

d) Học thầy không tày học bạn.

Câu 14:
Tự luận

Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam.

Câu 15:
Tự luận

Làm thủ công

Lý lấy giấy màu và kéo ra cắt chữ U. Cắt mãi, chữ vẫn méo. Diệp đứng cạnh, sốt ruột:

– Đưa tớ cắt hộ. Tay cậu lồng nga lồng ngóng thế nào ấy.

Sợ Lý không tin minh cắt đẹp, Diệp mở vỡ ra khoe:

– Đây, chữ U của tớ đây. Đẹp chưa?

Lý nhìn chữ U của bạn mà thêm. Bạn ấy cắt đẹp thế mà mình thì cắt xấu ơi là xấu. Thôi, mình nhờ Diệp cắt vậy. Cô giáo chẳng dặn bạn bè phải

giúp đỡ nhau là gi?

Lý đưa kéo cho Diệp. Đường kéo của Diệp lia ngọt xốt trên tờ giấy màu. Diệp đua chữ U mới cắt rất đẹp cho Lý:

– Này, cậu dán vào vở đi

Lý ngắn ngữ. Tưởng Lý chế, Diệp thanh minh:

– Đẹp như của tớ đấy!

Bỗng Lý thắc mắc:

– Nãy, làm thủ công để làm gì nhỉ?

Diệp tròn xoe mắt:

– Ơ, cô giáo chẳng bảo chúng minh tập cho khéo tay là gi?

Lý lưỡng lự một chút rồi trả chữ U cho Diệp:

– Thôi, trả cậu. Tớ tự cắt lấy.

Diệp ngạc nhiên:

– Cậu cắt có đẹp đâu!

Lý dứt khoát:

– Tớ phải tự cất thì mới khéo tay được.

Lý mim mồi, chăm chú cắt. Một chữ, hai chữ, ba chữ,... Đến chữ thứ mười hai thì Lý ung ý. Em dần vào vở.

Chữ U ấy của Lý được cô khen trước lớp.

Theo NGUYỄN BÙI VỢI

Đọc hiểu

Vì sao Diệp muốn giúp Lý cắt chữ U?

Câu 16:
Tự luận

Vì sao lúc đầu Lý nhờ Diệp cắt chữ U nhưng sau đó lạ không nhờ nữa?

Câu 17:
Tự luận

Lý đã cố gắng như thế nào để cắt được chữ U ưng ý?

Câu 18:
Tự luận

Từ câu chuyện của Diệp và Lý, em rút ra bài học gì cho bản thân:

a) Về tình bạn và cách giúp đỡ nhau trong học tập

b) Về quyết tâm rèn luyện trong học tập?

Câu 19:
Tự luận

Tìm nghĩa ở bên B phù hợp với mỗi tiếng học ở bên A

Câu 20:
Tự luận

Xếp các từ dưới đây thành 2 nhóm, dựa theo nghĩa của tiếng hành:

Câu 21:
Tự luận

Em hãy đóng vai Lý hoặc Diệp trong bài đọc Làm thủ công, viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện cắt chữ U, trong đoạn văn có sử dụng các từ nói về việc học hành.

Gợi ý:

a) Nếu em là Lý:

– Vì sao lúc đầu em định nhờ Diệp cắt giúp chữ U, sau đó lại đổi ý?

 – Em nghĩ gì khi cố gắng để cắt một chữ U thật đẹp?

– Em có cảm xúc như thế nào khi được cô giáo khen?

 b) Nếu em là Diệp:

– Vì sao em muốn giúp Lý?

– Em nghĩ gì khi Lý muốn tự mình cắt chữ U và rất cố gắng để cắt một

chữ U thật đẹp?

– Em có cảm xúc như thế nào khi chữ U của Lý được cô giáo khen?

Câu 22:
Tự luận

Cách mở bài dưới đây có gì khác với cách mở bài của các bài văn Hạng A Cháng (trang 22) và Chị Hà ( trang 23)?

Bác Tâm

Cái Thư bạn tôi lạ lắm! Hễ cứ ngồi với nhau là Thư lại kể về mẹ nó cho tôi nghe. Chẳng lần nào nó không mở đầu bằng câu: 'Mẹ tớ là công nhân sửa đường     đấy. Nếu được xem mẹ tớ làm việc, cậu phải thích mê

Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bắc y như tay một người khổng lồ. Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc và đường vất vả kia. Chỉ có mảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở lung bác là cứ loang ra mãi.

Mảnh đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái “ổ gà' quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng và hình chữ nhật thơm mùi nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mẹ:

– Đẹp quá! Mẹ và đường cũng khéo như và áo ấy!

Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn mặt đường. Vắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bắc.

Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường. Những miếng và kể cho ta nỗi vất vả và niềm vui của những người sửa đường, trong đồ cổ bắc Tâm – mẹ của bạn tôi.

Theo NGUYỄN THỊ XUYẾN

Câu 23:
Tự luận

Viết mở bài cho bài văn tả người mà em đã lập dàn ý:

a) Một đoạn mở bài trực tiếp

b) Một đoạn mở bài gián tiếp

Câu 24:
Tự luận

Hạt nảy mầm

Một hạt muỗng hoàng yến bé nhỏ đã ngủ quên từ lâu lắm trong vỏ cứng. Rồi một ngày, nó trương nở, vỏ mềm dần. Bum! Hạt đã nảy mầm. Nó cắm rễ xuống nền đất ẩm mềm, vươn dậy trong chiếc lọ thuỷ tinh. Quanh nó là ba lọ mầm đậu đen đã cao, lá xanh nôn.

– Nó chậm nảy mầm hơn hạt đậu đen hả ông? – Thuỵ thắc mắc.

Ông nội nói, giọng trầm trầm:

– Thế nên mới cần ngâm nó vào nước trước khi gieo. Những loài cây ngủ muộn thưởng khoẻ, có vòng đời dài và cao lớn hơn loài cây mọc nhanh. – Vừa nói, ông vừa cẩn thận xếp những lọ cây vào giỏ.

Thuỵ mang giỏ cây đến lớp. Giờ thực hành, cô giáo bảo học sinh đặt lọ cây lên bàn, cô sẽ kiểm tra. Đến bàn của Loan, cô cầm lọ lên xem. Trong lọ chẳng có cái mầm nào.

– Ươm cây gì đây, em?

– Dạ, cây gấc ạ.

Cô giáo thận trọng gạt lớp đất phía trên. Cái hạt gấc rắn các màu đen sừng hiện ra. Nó còn chưa nứt nanh.

Loan giơ tay:

– Hạt gấc này em lấy trong chỗ xôi ạ.

Xung quanh rộ lên tiếng bàn tán: Một cái hạt nấu chín còn mọc mầm thì một con gà luộc vẫn có thể đẻ trứng!

– Nó chỉ chưa nảy mầm thôi. – Loan cãi.

Cô giáo ra hiệu cho cả lớp im lặng, từ tốn nói:

– Mỗi cái hạt là một cơ thể sống thực thụ, nó chỉ đang ngủ thôi. Để đánh thức và kích thích các hạt có vỏ cứng nảy mầm, người ta thường ngâm chúng vào nước nóng. Thay vì ngâm, hạt gấc này được đồ trong chỗ xôi. Với loại hạt ngủ lâu như hạt xoan, người ta còn đốt vài phút trước khi gieo cho chồng nảy mầm... Bây giờ, các em theo cô, mang những cây này ra vườn trồng.

Đám học trò hí hửng mang cây của mình đi theo cô giáo.

Theo TRUNG SỸ

Đọc hiểu

Thuỵ và các bạn ươm mầm để làm gì?

Câu 25:
Tự luận

Chi tiết nào cho thấy Thuỵ quan sát rất kỹ quá trình nảy mầm của hạt đậu đen và hạt muỗng hoàng yến?

Câu 26:
Tự luận

Em hãy giúp Loan giải thích cho các bạn về sự nảy mầm của hạt gấc

Câu 27:
Tự luận

Theo em, Thuỵ, Loan và các bạn đã học được những gì từ tiết thực hành?

Câu 28:
Tự luận

Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của thực hành trong học tập?

Câu 29:
Tự luận

Đọc lại các bài văn Hạng A Cháng (trang 22), Chị Hà ( trang 23) và Bác Tâm (trang 42-43); xếp các kết bài đó vào nhóm thích hợp dưới đây:

1) Kết bài mở rộng: Kết thúc bài viết bằng một số câu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,… của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.

2) Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết ( hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.

Câu 30:
Tự luận

Viết kết bài cho bài văn tả người mà em đã lập dàn ý:

a) Một kết bài mở rộng

b) Một kết bài không mở rộng

Câu 31:
Tự luận

Hãy giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch), mà em đã đọc về học và hành.

Câu 32:
Tự luận

Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.

a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

b) Tác phẩm đó nói lên điều gì?

Câu 33:
Tự luận

Bầu trời mùa thu

Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng Chín mát mà và dễ chịu. Tôi nối với các em:

–  Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giờ, bầu trời thế nào? Hay suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó

Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghi. Sau vài phút, một em nói:

– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

–  Vì sao một nước lại mệt mỏi . Tôi hỏi lại.

Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những lần sống. Mùa thu, nó một

và đúng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi Những em khóc tiếp tục nối:

– Bầu hỏi được rửa một sau cơn mưa.

– Bầu trời xanh biếc,

Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn đóng trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi:

– Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thấp

– Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.

– Em đã tìm được câu nào chưa?

– Bầu trời dịu dàng. – Va-li-a khô nói và mỉm cười.

Sau đó, mỗi em đều nói về bầu trời bằng từ ngữ của riêng mình

– Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tối.

– Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hát của bẫy chim sơn ca.

– Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay lượng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

Theo XU-KHÔM-LIN-XKI (Mạnh Hưởng dịch)

Đọc hiểu

Cuộc trò chuyện của thầy giáo và các bạn học sinh diễn ra ở đâu?

Câu 34:
Tự luận

Theo em, lời thầy giáo miêu tả bầu trời mùa hè có tác dụng như thế nào với học sinh?

Câu 35:
Tự luận

Việc các bạn học sinh miêu tả bầu trời mùa thu bằng các hình ảnh khác nhau nói lên điều gì? Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Câu 36:
Tự luận

Theo em giờ học được kể trong bài đọc có gì đặc biệt và thú vị?

Câu 37:
Tự luận

Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây và nhận xét về cách viết mỗi tên riêng đó:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kinh và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Câu 38:
Tự luận

Các tên người, tên địa lí nước ngoài dưới đây được viết khác các tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 1 như thế nào?

– Tên người: Ngô Thừa Ân, Đỗ Phủ, Lý Bạch.

– Tên địa lí: Luân Đôn, Nhật Bản, Biển Đen, (châu) Đại Dương.

Câu 39:
Tự luận

Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:

– Tên người: Mari Quy-ri, Yécxanh, lu-ri ga-ga-rin, An-phrét Nôben, Alếchxây tônxtôi.

– Tên địa lí: Ba lan, PhiLípPin, Kyôtô, Xanh pêtécbua.

Câu 40:
Tự luận

Trò chơi “Du lịch”

Đố vui giữa các cá nhân (hoặc các nhóm). Lần lượt hai học sinh (hoặc hai nhóm) hỏi đáp: Bên hỏi viết và nói tên nước, bên đáp viết và nói tên thủ đô của nước ấy. Sau đó, hai bên đổi nhiệm vụ cho nhau

Câu 41:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh (trong một tác phẩm đã học ở bài 3) chăm chỉ thực hành. Trang trí hoặc vẽ minh hoạ cho bài viết.

b) Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế. Trang trí hoặc vẽ minh hoạ cho bài viết

Gợi ý

- Em đã thực hành vận dụng bài học nào vào thực tế?

- Em đã chuẩn bị và thực hành vận dụng bài học đó như thế nào? Kết quả ra sao?

- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi thực hành vận dụng bài học đó vào thực thế?

- Theo em, việc vận dụng bài học vào thực tế có tác dụng gì?

Câu 42:
Tự luận

Giới thiệu bài viết với các bạn

Câu 43:
Tự luận

Bình chọn bài viết hay, trình bày đẹp.

Câu 44:
Tự luận

Buổi sớm ở Mường Động

Đầu tiên là tiếng gà

Cất bài kèn lanh lảnh

Rồi tiếng trâu bì bõm

Lội vũng nước đêm mưa.

 

Rồi tiếng chày gọi thưa

Xóm trên truyền xóm dưới

Bầy vịt ào xuống suối

Chân bơi và mỏ khua.

 

Tiếng chim rừng chao chát

Vén màn sương đục mờ

Vạn vật đều náo động

Sau giấc ngủ say sưa.

 

Em dậy tự bao giờ

Đang xăm xăm vác nước

Con chim rừng vừa mách

Em dậy từ tinh mơ.

 

Em đã đi tập kiếm

Chuẩn bị hội đồng diễn

 Em đã ôn lại bài

Thi học kì nay mai.

 

Gà trống chẳng biết gì

 Cứ gân cổ mà gáy

“Mình-dậy-sớm-nhất-mường”

Gà cũng thua em đấy!

VÂN LONG

Câu hỏi và bài tập:

Âm thanh nào vào buổi sáng cho biết người trong mường đã dậy làm việc? Tìm ý đúng:

a) Tiếng gà cất bài kèn lanh lảnh.

b) Tiếng trâu lội vũng nước mưa đêm bì bõm.

c) Tiếng chày giã gạo khắp xóm trên xóm dưới.

d) Tiếng chim rừng vén màn sương đục mờ.

Câu 45:
Tự luận

Vì sao bạn nhỏ chứng kiến được tất cả quang cảnh buổi sớm ở Mường Động? Tìm ý đúng:

a) Vì bạn nhỏ dậy từ rất sớm.

b) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng gà gáy.

c) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng chim rừng hót.

d) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng mọi người gọi nhau.

Câu 46:
Tự luận

Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất chăm chỉ? Tìm các ý đúng:

a) Bạn nhỏ giúp gia đình vác nước.

b) Bạn nhỏ giúp gia đình giã gạo nấu cơm.

c) Bạn nhỏ ôn lại bài chuẩn bị cho kì thi.

d) Bạn nhỏ tập kiếm chuẩn bị cho hội đồng diễn.

Câu 47:
Tự luận

Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu dưới đây:

Bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sớm ở Mường Động là một học sinh ………. (chăm chỉ, chăm học). Mỗi buổi sáng, bạn đều dậy sớm giúp cha mẹ …………. (thực hành, làm) một số công việc vừa sức và ôn lại những …………… (bài, bài tập) đã học trước khi tới trường.

Câu 48:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn về một buổi học thú vị của em.

b) Viết một đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3.

Câu 49:
Tự luận

Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Câu 50:
Tự luận

Em cần cố gắng thêm về mặt nào?