Bài 3: Tuổi ngựa Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Trao đổi về những tên gọi của năm (theo âm lịch) mà em biết.

G: năm Mão (năm Mèo)

Câu 2:
Tự luận

Tuổi ngựa
(Trích)

– Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi...

 

Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá...

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền.

 

Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Loá màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngọt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại.

 

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi, đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

(Xuân Quỳnh)

A horse running on a grassy hill

Description automatically generated

* Trả lời câu hỏi

Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây?

Câu 3:
Tự luận

Kể lại hành trình của chú ngựa con theo trí tưởng tượng của bạn nhỏ.

A close up of a sign

Description automatically generated

Câu 4:
Tự luận

Qua đoạn thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói với mẹ điều gì?

Câu 5:
Tự luận

Nêu nhận xét về bạn nhỏ trong bài thơ.

Câu 6:
Tự luận

Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?

a. Nắng vàng ông. Lúa cũng vậy.

b. Cây tre này cao và thẳng, Các cây kia cũng thế.

c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương” của các cô bác nông dân.

A field of yellow flowers

Description automatically generated

Câu 7:
Tự luận

Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?

Câu 8:
Tự luận

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hạt thóc

Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:

Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.

Ngô liền nói:

Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.

Hạt thóc nghe xong, im lặng.

(Phan Tự Gia Bách)

Rice and rice in a bowl

Description automatically generated

a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?

b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?

Câu 9:
Tự luận

Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.

Câu 10:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa.

Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

Chuẩn bị.

A diagram of different languages

Description automatically generated

Câu 11:
Tự luận

Lập dàn ý.

A diagram of text with colorful circles

Description automatically generated with medium confidence

Câu 12:
Tự luận

Góp ý và chỉnh sửa.

– Nội dung câu chuyện

– Cách sáng tạo các chi tiết trong câu chuyện

Câu 13:
Tự luận

Chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.