Bài 34: Mẫu nguyên tử Bo
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Mẫu nguyên tử của Bo khác mẫu nguyên tử của Rơ – dơ – fo ở điểm nào?
A. Vị trí của hạt nhân và các êlectron trong nguyên tử
B. Dạng quỹ đạo của các êlectron
C. Lực tương tác giữa hạt nhân và êlectron
D. Nguyên tử chỉ tồn tại những trạng thái có năng lượng xác định
Chọn phát biểu đúng theo các tiên đề Bo
A. Nguyên tử ở trạng thái có mức năng lượng càng cao thì càng bền vững
B. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì nó có năng lượng xác định
C. Năng lượng của nguyên tử có thể biến đổi một lượng nhỏ bất kì
D. Ở trạng thái dừng, nguyên tử không hấp thụ, không bức xạ năng lượng
Chỉ ra nhận xét sai khi nói về trạng thái dừng của nguyên tử
A. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng xác định
B. Nguyên từ chỉ tồn tại trong các trạng thái dừng
C. Ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ năng lượng
D. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác thì luôn phát ra một photon
Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích và chuyển lên trạng thái có bán kính quỹ đạo tăng lên 16 lần. Số bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là
A. 1
B. 3
C. 6
D. 18
Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Để chuyển lên trạng thái kích thích với mức năng lượng E2 nó có thể hấp thụ tối đa số photon là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Nếu êlectron trong một số nguyên tử hiđrô đều ở quỹ đạo dừng O thì số vạch quang phổ do các nguyên tử này có thể phát ra là
A. 5
B. 8
C. 10
D. 12
Tìm phát biểu sai về quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô
A. Khi được kích thích, nguyên tử chuyển lên trạng thái có năng lượng cao hơn
B. Nguyên tử chỉ tồn tại ở các trạng thái có năng lượng xác định
C. Nguyên tử ở trạng thái kích thích chỉ trong thời gian rất ngắn
D. Khi chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn thì nguyên tử phát ra bức xạ
Đối với nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Nguyên tử hiđrô có thể có bán kính nào sau đây?
A. 242.10-12 m
B. 477.10-12 m
C. 8,48.10-11 m
D. 15,9.10-11 m
Cho bán kính quỹ đạo K trong nguyên tử hiđrô là r0 = 0,53 Å. Tốc độ của êlectron trên quỹ đạo này là
A. 2,2.106 m/s
B. 1,1.106 m/s
C. 2,2.105 m/s
D. 1,1.105 m/s
Biết tốc độ của êlectron trên quỹ đạo dừng thứ hai của nguyên tử hiđrô là 1,09.106 m/s. Tốc độ của êlectron trên quỹ đạo dừng thứ ba là
A. 0,73.106 m/s
B. 1,64.106 m/s
C. 0,48.106 m/s
D. 2,18.106 m/s
Với r0 là bán kính Bo. Trong nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo O thì có bán kính quỹ đạo là
A. 4r0
B. 9r0
C. 16r0
D. 25r0
Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là 0,53 Å. Bán kính bằng 19,08 Å là bán kính quỹ đạo thứ
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô ở trạng thái En có bán kính
A. tỉ lệ thuận n
B. tỉ lệ nghịch với n
C. tỉ lệ thuận với n2
D. tỉ lệ nghịch với n2
Tìm phát biểu sai
Quỹ đạo dừng của êlectron trong nguyên tử hiđrô là quỹ đạo
A. có bán kính xác định
B. có bán kính tỉ lệ với các số nguyên liên tiếp
C. có bán kính tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp
D. ứng với năng lượng ở trạng thái dừng
Êlectron trong trạng thái cơ bản của nguyên tử hiđrô
A. ở quỹ đạo xa hạt nhân nhất
B. ở quỹ đạo gần hạt nhân nhất
C. có động năng nhỏ nhất
D. có động lượng nhỏ nhất
Trạng thái cơ bản của nguyên tử hiđrô là trạng thái dừng
A. có năng lượng lớn nhất
B. có năng lượng nhỏ nhất
C. mà êlectron chuyển động quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo lớn nhất
D. mà êlectron có tốc độ nhỏ nhất
Đối với nguyên tử hiđrô, mức năng lượng tương ứng với quỹ đạo K là EK = -13,6 eV, ứng với quỹ đạo N là EN = -0,85 eV. Khi êlectron chuyển từ N về K thì phát ra bức xạ có bước sóng
A. 0,6563 μm
B. 1,875 μm
C. 0,0972 μm
D. 0,125 μm
Đối với nguyên tử hiđrô, cho biết năng lượng của nguyên tử ở trạng thái dừng dược tính theo công thức En = -13,6/n2 (tính bằng eV) với n = 1, 2, 3,.... Khi êlectron chuyển từ trạng thái dừng ứng với n = 4 về trạng thái dừng ứng với n = 1 thì sẽ phát ra bức xạ có tần số
A. 2,927.1014 Hz
B. 3,079.1015 Hz
C. 3,284.1016 Hz
D. 4,579.1014 Hz
Để ion hóa nguyên tử H, cần một năng lượng tối thiểu là E = 13,6 eV. Từ đó ta tính được bước sóng ngắn nhất có thể có được trong quang phổ vạch của hiđrô là
A. 91,34 nm
B. 65,36 nm
C. 12,15 nm
D. 90,51 nm
Biết năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng thứ n là En = -13,6/n2 (eV) với n = 1, 2, 3,... là số thứ tự các trạng thái dừng, tính từ trạng thái cơ bản. Bước sóng của phôn phát ra khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng với n = 5 về n’ = 4 là
A. λ = 4,059 μm
B. λ = 3,281 μm
C. λ = 1,879 μm
D. λ = 0,0913 μm
Trong nguyên tử Hiđrô khi êlectron nhảy từ quỹ đạo N về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra bức xạ có bước sóng λ1, khi êlectron nhảy từ quỹ đạo M về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra bức xạ có bước sóng là λ2. Chọn phương án đúng :
A. 3λ1 = 4λ2
B. 27λ1 = 4λ2
C. 25λ1 = 25λ2
D. 256λ1 = 675λ2
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N sang quỹ đạo L thì lực hút giữa êlectron và hạt nhân
A. giảm 16 lần
B. tăng 16 lần
C. giảm 4 lần
D. tăng 4 lần
Biết rằng trên các quỹ đạo dừng của nguyên tử hidrô, electron chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện giữ hạt nhân và electron. Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng K lên quỹ đạo dừng N thì tốc độ góc của nó đã
A. Tăng 64 lần
B. giảm 27 lần
C. giảm 64 lần
D. tăng 27 lần
Trong nguyên tử hidro, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hidro, electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r = 1,325.10-9 m. Quỹ đạo đó là
A. O
B. N
C. L
D. M
Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hidro được tính theo công thức En = -13,6/n2 eV (n = 1; 2; 3;...). Khi chiếu lần lượt hai photon có năng lượng 10,2eV và 12,75eV vào đám nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản thì đám nguyên tử
A. chỉ hấp thụ được 1 photon có năng lượng 10,2eV
B. hấp thụ được cả hai photon
C. không hấp thụ được photon nào
D. chỉ hấp thụ được 1 photon có năng lượng 12,75eV
Trong quang phổ vạch của Hidro: Khi ê lectron từ quỹ đạo N chuyển về L thì phát ra phô tôn có bước sóng λ1, khi electron từ quỹ đạo L chuyển về quỹ đạo K thì phát ra phô tôn có bước sóng λ2. Khi ê lectron từ quỹ đạo N chuyển về quỹ đạo K thì phát ra phô tôn có bước sóng là
A. λ = λ1 λ2 / (λ1+ λ2)
B. λ = λ1 λ2 / (λ1- λ2)
C. λ = λ1- λ2
D. λ = λ1+ λ2
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo tròn thì tương đương như một dòng điện tròn. Tỉ số cường độ dòng điện tròn của êlectron khi nguyên tử ở quỹ đạo dừng M và K là
A. 1/3
B. 1/9
C. 1/27
D. 1/81
Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức En = -E0/n2 (E0 là hằng số dương, n = 1,2,3,...). Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần sốf1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 = 0,8f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa là
A. 10 bức xạ
B. 6 bức xạ
C. 4 bức xạ
D. 15 bức xạ
Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính Bo là r0 =5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng của trạng thái kích thích thứ 3 là
A. 132,5.10-11m
B. 21,2.10-11 m
C. 84,8.10-11 m
D. 47,7.10-11 m
Khi êlectron ở quỹ đạo dừng K thì năng lượng của nguyên tử hiđrô là –13,6eV còn khi ở quỹ đạo dừng M thì năng lượng đó là –1,5eV. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M về quỹ đạo dừng K thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng
A. 102,7 pm
B. 102,7 mm
C. 102,7 μm
D. 102,7 nm