Bài 4: Lược đồ trí nhớ

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để

A. xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.

B. hệ thống hóa kiến thức của bài học.

C. mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

D. giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 2:

Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đồ trí nhớ?

A. Lược đồ trí nhớ bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.

B. Lược đồ trí nhớ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.

C. Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.

D. Lược đồ trí nhớ có đầy đủ các yếu tố: kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.

Câu 3:

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích sử dụng lược đồ trí nhớ trong học tập Địa lí

A. Giúp cho quá trình học tập thú vị hơn.

B. Kiến thức địa lí vững chắc hơn.

C. Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

D. Sử dụng để luyện tập các dạng bài.

Câu 4:

Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học.

1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.

2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.

3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.

4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.

A. 1-2-3-4.

B. 1-4-3-2.

C. 1-3-2-4.

D. 1-4-2-3.

Câu 5:

Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh điều gì?

A. Sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian đó đối với cá nhân.

B. Sự phản ánh thái độ sống tích cực của người đó đối với cuộc sống.

C. Sự phản ánh thái độ sống tiêu cực của người đó đối với cuộc sống.

D. Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó

Câu 6:

Điều quan trọng khi vẽ lược đồ trí nhớ ra giấy là gì?

A. Chỉ vẽ ra những đối tượng người đó nhớ và cho là chính xác.

B. Sự phản ánh thái độ sống tích cực của người đó đối với cuộc sống.

C. Sự phản ánh thái độ sống tiêu cực của người đó đối với cuộc sống.

D. Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.

Câu 7:

Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

A. Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

B. Những lời nói của người đó đối với cuộc sống xung quanh.

C. Một bức tranh phác họa về khung cảnh địa phương.

D. Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.

Câu 8:

Lược đồ trí nhớ bắt đầu từ đâu?

A. Từ vị trí điểm đứng của người vẽ bản đồ.

B. Từ vị trí của đích đến trên bản đồ.

C. Điểm quan trọng nhất của người vẽ bản đồ

D. Điểm xe buýt.

Câu 9:

Lược đồ đơn giản gồm có:

A. Kí hiệu đường, kí hiệu điểm, những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.

B. Kí hiệu đường, kí hiệu điểm, cột đèn giao thông.

C. Kí hiệu đường, kí hiệu điểm, các siêu thị lớn.

D. Kí hiệu đường, kí hiệu điểm, những đoạn rẽ trái, phải.

Câu 10:

Điền từ thích hợp vào đoạn văn sau: “Trong học tập,… giúp ta học Địa lí thú vị hơn nhiều, kiến thức địa lí vững chắc hơn và khả năng vận dụng vào cuộc sống cũng đa dạng hơn”.

A. Lược đồ trí nhớ.

B. Sơ đồ tư duy.

C. Bản đồ hành chính.

D. Biểu đồ lượng mưa.