Bài 6: Thư của bố Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Nói điều em biết về những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Câu 2:
Tự luận

* Đọc văn bản

Thư của bố

Con lớn lên, quen vắng bố trong nhà

Hai mẹ con, nhà một phòng cũng trống

Chỉ mong đợi những lá thư gió lộng

Và mặn mòi hương biển xa xôi...

Nghe êm đềm sóng lặng lững lờ trôi,

Thấy đàn cá heo giỡn đùa mặt nước.

 

Thư không kể về cơn bão chờ phía trước,

Dải đá ngầm, thăm thẳm nước đen.

Nhịp bước khẩn trương khi khẩu lệnh vang lên,

Mắt dõi theo vật ra-đa rà quét,

Áo đọng muối khô, da nhận mùi nắng khét,...

Thư chỉ nói về nỗi nhớ với thương yêu...

 

Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều

Chưa được viết trong thư người lính biển

Nơi đầu sóng, sẵn sàng nghênh chiến

Vẫn dịu dàng, êm ái lá thư xanh...

(Thuỵ Anh)

 

* Trả lời câu hỏi

Ở khổ thơ thứ nhất, bạn nhỏ đã chia sẻ điều gì?

Câu 3:
Tự luận

Những chi tiết nào cho thấy bố bạn nhỏ phải vượt qua nhiều khó khăn, vất vả để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc?

Câu 4:
Tự luận

Theo em, vì sao trong thư bố bạn nhỏ không kể về những khó khăn, vất vả của mình?

Câu 5:
Tự luận

Bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm của mình đối với bố qua những hành động, việc làm nào? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

A. Làm quen với cuộc sống vắng bố.

B. Mong đợi những lá thư của bố.

C. Hiểu được cả những điều bố chưa viết trong thư.

Câu 6:
Tự luận

Hai dòng thơ “Nơi đầu sóng, sẵn sàng nghênh chiến/Vẫn dịu dàng, êm ái lá thư xanh...” cho em hiểu điều gì về người lính biển?ng mình tình cảm đẹp, chan chứa và chỉ biết gửi gắm vào những lá thư tay.

Câu 7:
Tự luận

Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Con lớn lên, quen vắng bố trong nhà

Hai mẹ con, nhà một phòng cũng trống

Chỉ mong đợi những lá thư gió lộng

Và mặn mòi hương biển xa xôi...

Nghe êm đềm sóng lặng lững lờ trôi

Thấy đàn cá heo giỡn đùa mặt nước.

Câu 8:
Tự luận

Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm ở bài tập 1.

Câu 9:
Tự luận

Viết 1 – 2 câu ghép về bạn nhỏ trong bài thơ Thư của bố, trong đó có sử dụng kết từ để nối các vế câu.

Câu 10:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.

Đề 2: Viết bài văn tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp.

Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.

Lưu ý:

– Tập trung tả những nét nổi bật làm nên vẻ riêng của người được tả.

– Kết hợp tả với bộc lộ cảm nghĩ của em về người đó.

– Lựa chọn từ ngữ gợi tả hoặc sử dụng biện pháp so sánh để làm nổi bật đặc điểm của người được tả, đồng thời giúp bài văn thêm sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.

Câu 11:
Tự luận

Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

a. Tự nhận xét bài làm của em theo những yêu cầu dưới đây:

– Trình tự sắp xếp ý hợp lí.

– Các chi tiết miêu tả thể hiện được đặc điểm nổi bật của nhân vật.

– Bộc lộ ra suy nghĩ, tình cảm của mình với người được tả. Cách dùng từ, viết câu tạo được sự chú ý của người đọc.

b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).

Câu 12:
Tự luận

Đọc bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống.

G:

Trong đêm khuya vắng vẻ,

Chú đi tuần đêm nay,

Nép mình dưới bóng hàng cây,

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!

Rét thì mặc rét, cháu ơi!

Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

(Trần Ngọc, Chú đi tuần)

 

Kẽo cà kẽo kẹt

Xưa mẹ ru em

Cũng tiếng võng này

Cánh cò trắng muốt

Bay – bay – bay – bay...

(Trần Đăng Khoa, Tiếng võng kêu)

Câu 13:
Tự luận

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 14:
Tự luận

Chia sẻ với bạn về điều em yêu thích trong một bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống.

Câu 15:
Tự luận

Trao đổi với người thân về công việc của những người đang bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.