Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ, hãy đoán nội dung câu chuyện.

Câu 2:
Tự luận

Bộ sưu tập độc đáo

Vào một buổi học dịp gần Tết, thầy Dương nói:

– Sắp nghỉ Tết, thấy muốn lớp có một hoạt động vui và ý nghĩa. Mỗi bạn sẽ sưu tầm một món đồ. Ra Tết, chúng ta tổ chức triển lãm.

Cả lớp ồ lên. Long cười rất “oách” vì cậu ấy là “vua” tem trong lớp. Khánh cùng đắc ý vì cậu ấy chuyên sưu tầm kẹp sách. Còn Loan hơi lo vì chưa biết sưu tầm gì. Thầy bảo:

– Quan trọng là ý nghĩa chứ đừng chú trọng giá trị vật chất của món đồ.

Về nhà, Loan cứ nghĩ mãi: “Sưu tầm cái gì thật ý nghĩa được nhỉ?' Thấy bố, vốn là một giáo viên, nghe lại băng ghi âm các bài giảng, Loan chợt nảy ra ý tưởng sưu tầm giọng nói của cả lớp. Loan mượn bổ chiếc máy ghi âm. Gặp bạn nào, Loan cũng bảo:

– Cậu nói một câu chúc lớp mình đi!

– Chúc gì được chứ?

– Gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi.

Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, Loan đã ghi âm xong.

Ngày triển lãm, lớp học như một cửa hiệu tạp hoá vui nhộn. Đến lượt mình, Loan trịnh trọng cắm máy ghi âm vào loa rồi hồi hộp bật lên. Cả lớp tò mò nhìn chiếc loa.

– Chúc tình bạn của chúng mình thật lâu bền!

Phượng giật mình. Chính là giọng của bạn ấy. Giọng Phượng mềm mại như phát thanh viên. Cả lớp vỗ tay như pháo ran. Vài bạn chồm hẳn người lên. Ai cũng háo hức chờ đến mình.

– Chúc ai có tật thì sửa, không có thì bỏ qua.

Cả lớp cười lăn. Long – chủ nhân của giọng nói liến thoắng vừa vang lên – cũng ôm bụng cười. Cứ thế, mỗi giọng nói cất lên đều thật thân thương và quen thuộc. Ai đi qua lớp Loan cũng ngạc nhiên vì những tiếng vỗ tay liên tiếp vọng ra. Thỉnh thoảng, lại có tràng cười lớn, xen lẫn tiếng thầy Dương:

– Độc đáo quá, ý nghĩa quả!

(Theo Trường Chi Lộ, Ngọc Khánh dịch)

Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động gì? Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với hoạt động ấy?

Câu 3:
Tự luận

Đóng vai Loan, kể lại quá trình nảy ra ý tưởng và thực hiện ý tưởng cho bộ sưu tập.

Câu 4:
Tự luận

Các bạn cảm thấy thế nào về bộ sưu tập của Loan?

Câu 5:
Tự luận

Theo em, vì sao thầy Dương cho rằng bộ sưu tập đó rất độc đáo?

Câu 6:
Tự luận

Nếu lớp em cũng tổ chức một buổi triển lãm giống lớp của Loan, em sẽ sưu tầm món đồ gì? Vì sao?

Câu 7:
Tự luận

Thực hiện các yêu cầu:

a. Chọn các từ dùng để xưng hô (tôi, anh, chúng ta) thích hợp với mỗi bông hoa để hoàn chỉnh câu chuyện vui dưới dây:

Suy luận của Sơ-lốc Hôm

(1) Sơ-lốc Hôm và bác sĩ Oát-xơn đi cắm trại.

(2) Hai người nằm ngủ trong một chiếc lều.

(3) Gần sáng, Sơ-lốc Hôm lay bạn dậy và hỏi:

(4) Oát-xơn, nhìn xem,  thấy cái gì?

(5)  thấy rất nhiều sao.

(6) Theo anh, thế có nghĩa là gì?

(7) Nghĩa là  sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn  ,  nghĩ sao?

(9) Theo , điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của

 (Theo Truyện cười đó đây)

A person sitting on a blanket and looking at another person

Description automatically generated

b. Tìm đại từ thay thế trong câu 6. Những đại từ nào có thể thay thế cho đại từ đó?

c. Thay đại từ nghi vấn trong câu 8 bằng một đại từ nghi vấn khác.

Câu 8:
Tự luận

Dùng đại từ để thay thế cho những từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn dưới đây và cho biết việc dùng đại từ thay thế như vậy có tác dụng gì.

a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc Thành tặng tôi một quyền truyện tranh làm tôi rất xúc động.

b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài cái khung cửa mở rộng là một khu vườn xanh mát.

c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem phim hoạt hình.

Câu 9:
Tự luận

Đóng vai bác sĩ Oát-xơn trong câu chuyện Suy luận của Sơ-lốc Hôm, viết câu đáp lại lời của Sơ-lốc Hôm, trong đó có chứa một đại từ.

Câu 10:
Tự luận

Viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Trong vai tổ trưởng hoặc lớp trưởng, báo cáo thầy có về các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng qua.

Đề 2: Trong vai chi đội trưởng, báo cáo thấy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua.

Chuẩn bị.

– Đọc lại bản báo cáo trong hoạt động Viết ở Bài 6 để xác định các nội dung cần viết.

– Để chuẩn bị nội dung cho bản báo cáo, em cần tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua và lập bảng biểu thích hợp.

A screenshot of a chat

Description automatically generated

 

Câu 11:
Tự luận

Viết.

G:

– Nếu viết báo cáo về hoạt động của tổ hoặc của lớp gửi thầy cô, em viết theo mẫu dưới đây:

A white card with black text

Description automatically generated

– Nếu viết báo cáo về hoạt động của chi đội gửi thầy cô Tổng phụ trách Đội, em viết theo mẫu dưới đây:

A white card with black text

Description automatically generated

Lưu ý:

– Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi ý trình bày.

– Trước khi viết báo cáo, nên lập bảng thống kê và tổng hợp số liệu về các công việc đã làm.

Câu 12:
Tự luận

Đọc soát và chỉnh sửa.

G:

– Bản báo cáo có đầy đủ các phần theo quy định hay không?

– Các thông tin trong bản báo cáo có đảm bảo tính chính xác và được trình bày rõ ràng theo các mục hay không?

– Bảng biểu, số liệu có được trình bày rõ ràng, sạch dẹp hay không?

Câu 13:
Tự luận

Trao đổi với người thân:

a. Những hoạt động em đã tham gia trong tháng vừa qua.

b. Những mong muốn, dự định của em trong tháng tiếp theo.

A blue cloud with black text

Description automatically generated