Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Xếp các thành ngữ, tục ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Câu 2:
Tự luận

Em thích nhất thành ngữ hoặc tục ngữ nào? Hãy giải thích nội dung của thành ngữ hoặc tục ngữ đó.

Câu 3:
Tự luận

Bài đọc 1: Hội nghị Diên Hồng 

*Nội dung bài Hội nghị Diên Hồng: Câu chuyện kể về công cuộc chống quân Nguyên- Mông của triều đình ta, Vua Trần Thánh Tông đã triệu các bô lão từ khắp nơi về để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hoà. Qua bài đọc có thể thấy rõ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược của cha ông ta

Hội nghị Diên Hồng

Cuối năm Giáp Thân (1284), nhà Nguyên đưa quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Với 50 vạn quân từ phương bắc kéo xuống và gần 10 vạn quân từ phương nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng chiếm được Đại Việt.

Cuộc chiến đã gần kề. Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu các bộ lão từ khắp mọi miền về Thăng Long vấn ý.

Đầu tháng Chạp, từng đoàn bộ lão nườm nượp tới kinh thành. Cụ nào cụ này râu tóc bạc phơ. Các cụ chống gậy trúc, vai khoác tay nải nâu. Những cụ cao tuổi hơn được lăng cử trai trăng võng đi, miệng nhai trầu bỏm bẻm.

Sáng mồng Bảy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông uy nghi trong triều phục đúng đón các bô lão trước thềm điện Diên Hồng Hai vua nắm tay từng bô lão khiến các cụ xúc động không kìm được nước mắt.

Thượng hoàng bước lên đài cao. Cả sân điện im phăng phắc. Nhà vua dụ:                  

             - Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Lớn như nước Trung Hoa cũng đã mất về tay chúng. Sớm muộn, giặc cũng sẽ tràn sang cướp nước ta. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?

- Đánh! Đá... ảnh....! Xin Bệ hạ cho đánh! – Tiếng hô thống thiết nổi lên như sóng cồn. Điện Diên Hồng như có cơn bão tràn qua.

Sử quan Lê Văn Hưu nghiêng mình, chép vào quốc sử: 'Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thêm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói 'Đánh!', muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một của miệng'.

HOÀNG QUỐC HẢI

Câu hỏi

Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc gì?

Câu 4:
Tự luận

Vì sao nhà vua muốn hỏi ý kiến các bô lão từ khắp mọi miền đất nước?

Câu 5:
Tự luận

Hình ảnh các vị bô lão khắp mọi miền về dự họp nói lên điều gì?

Câu 6:
Tự luận

Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện ý chí chung của các vị bô lão trong hội nghị.

Câu 7:
Tự luận

Em có cảm nghĩ gì về hội nghị Diên Hồng?

Câu 8:
Tự luận

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tinh thần đoàn kết.

- 1 bài văn ( hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên

Câu 9:
Tự luận

Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)

Câu 10:
Tự luận

Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Câu 11:
Tự luận

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?

Theo em, nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì điều đó có nhiều lợi ích. Đầu tiên, việc này giúp cho chúng em nên tính tự lập, không phụ thuộc hoặc dựa dẫm vào cha mẹ. Việc này còn giúp tiết kiệm thời gian vì cha mẹ đều phải đi làm và rất bận rộn. Ngoài ra, đi xe đạp tới trường còn giúp chúng em rèn luyện sức khoẻ. Hiện nay, có nhiều loại xe đạp phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh nên chúng em có thể sử dụng khá dễ dàng. Việc học sinh lớp 5 được đi xe đạp tới trường chắc chắn sẽ giúp giảm bớt cảnh tắc nghẽn ở cổng trường. Vì vậy, nên cho chúng em đi xe đạp tới trường. Nhưng để cha mẹ và thầy cô yên tâm, học sinh cần chấp hành đúng luật giao thông.

THEO NGUYỄN LỆ HỒNG ĂN

a) Nhan đề đoạn văn và câu mở đoạn nêu lên điều gì?

b) Các câu tiếp theo nêu những lí do nào để giải thích ý kiến của người viết?

c) Theo em, những lí do nêu trong đoạn văn có thuyết phục không?

d) Các câu kết đoạn có tác dụng gì?

Câu 12:
Tự luận

Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội?

Câu 13:
Tự luận

Đoạn văn sau đây có những điểm nào giống và khác đoạn văn ở phần Nhận xét về nội dung và cấu tạo?

Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?

Theo em, không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì có rất nhiều rủi ro. Một số bạn chưa có ý thức tham gia giao thông tốt. Chẳng hạn, các bạn hay đi dàn hàng ngang trên đường, gây khó khăn cho các phương tiện khác. Có bạn còn 'thử tài bằng cách đánh võng, bốc đầu xe, rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi được tự đạp xe tới trường, một số bạn hay tranh thủ đi chơi, la cả khắp nơi, làm bố mẹ lo lắng do không biết con đi đâu, làm gì. Ngay cả những bạn đạp xe cẩn thận vẫn có thể gặp nguy hiểm (như bị bắt nạt, bị lừa gạt,..) nếu đi một mình trên những đoạn đường vắng. Vì vậy, chúng ta không nên tự đi xe đạp tới trường khi còn là học sinh tiểu học.

Theo HOÀNG THANH TRÚC

Câu 14:
Tự luận

Nêu ý kiến của em về vấn đề “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?”.

Câu 15:
Tự luận

Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc (hoặc được nghe kể)

Gợi ý về nội dung trao đổi

a) Giới thiệu tên câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện

 (M) – Tên câu chuyện: Câu chuyện bó đũa.

- Ý nghĩa: Nhắc nhở anh, chị, em sống đoàn kết, yêu thương nhau.

b) Cảm nghĩ của em sau khi đọc (hoặc nghe) câu chuyện

(M) – Bất ngờ, thú vị trước cách dạy các con của người cha.

- Thấm thía, xúc động trước bài học đạo lí sâu sắc.

Câu 16:
Tự luận

Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết.

Gợi ý về nội dung trao đổi

  1. Giới thiệu một câu chuyện có thật
  1. Giúp đỡ nhau trong học tập, lao động; thăm bạn Ốm đau; giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn...
  1. Cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
  1. Tán thành những việc làm tốt; khâm phục bạn, tự nhủ sẽ làm nhiều việc tốt hơn,...

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Câu 17:
Tự luận

Bài đọc 2: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam

*Nội dung bài Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam: Bức thư là lời hỏi thăm, động viên, cũng như lời khẳng định của Bác Hồ về lòng đoàn kết toàn dân tộc gửi đến đồng bảo miền Nam

Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam

(Trích)

Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số,

Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui về.

Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.

Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cũng nhau, no đói giúp nhau.

 Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chân để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.

Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.

Xin chúc Đại hội thành công.

                        Lời chào thân ái

                         Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946

 HỒ CHÍ MINH

Đọc hiểu

Đoạn mở đầu bức thư thể hiện tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số như thế nào?

Câu 18:
Tự luận

Tìm các đoạn văn thể hiện những ý sau:

a) Các dân tộc trên đất nước là anh em một nhà, gắn bó với nhau.

b) Các dân tộc anh em cần đoàn kết để giữ gìn độc lập, để được sống hạnh phúc.

c) Tình đoàn kết của các dân tộc anh em không bao giờ thay đổi.

Câu 19:
Tự luận

Hình ảnh nào trong đoạn cuối bức thư thể hiện niềm tin tuyệt đối của Bác Hồ vào tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em?

Câu 20:
Tự luận

Theo em điều mà Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư này là gì?

Câu 21:
Tự luận

Xếp các từ in đậm ở bên A vào nhóm phù hợp ở bên B   

Câu 22:
Tự luận

Các đại từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

HỒ CHÍ MINH

b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.

Theo sách Quốc văn giáo khoa thư

c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rồi. Thỉnh thoảng,

bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích

thú, đua nhau đuổi theo.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Câu 23:
Tự luận

Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì.

Câu 24:
Tự luận

Hãy tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ.

Gợi ý

– Ý kiến của em là gì (đồng ý hay không đồng ý với hiện tượng, vấn đề đã nêu)?

– Có những lí do nào khiến em đồng ý hoặc không đồng ý?

– Em sẽ khẳng định lại ý kiến của mình như thế nào ở phần kết đoạn để không lặp lại nguyên văn câu mở đoạn

– Hãy sắp xếp các ý đã tìm được cho phù hợp với cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến.

Câu 25:
Tự luận

Bài đọc 3: Cây phượng xóm Đông

* Nội dung bài Cây phượng xóm Đông: Câu chuyện kể về cây Phượng già cổ thụ ở đầu làng xóm Đông nơi mà bọn trẻ con thường tụ tập vui chơi, nhưng lại có nguy cơ bị chặt để mở rộng đường làng, và sự hy sinh cao cả của ông Tạo để giữ lại cây Phượng già cho xóm

Cây phượng xóm Đông

Tối thứ Bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lũ trẻ xóm Đông tụ tập ở gốc phượng đầu xóm để nô đùa. Bỗng, Hùng xuất hiện, giọng hớt hải: “Nguy rồi, các cậu ơi! Cây phượng này sẽ bị chặt để xã mở rộng đường. Chú Tâm nói với bố tớ như vậy!”

Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê, rợp mất cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyển, nhảy dãy, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng. Tuổi thơ của chúng tôi thật êm đềm vì có cây phượng chở che, ấp ủ,....

Đối diện với cây phượng là ngôi nhà nhỏ – quản hàng của cụ Tạo. Đoạn

đường liên xóm đến đây bị thắt lại như cổ chai: một bên là cây phượng, một bên là quán hàng. Để mặt đường đạt chuẩn, chỉ có cách chặt cây phượng già hoặc dời quán của cụ Tạo. Cụ Tạo tuổi cao, không người thân thích, dồi quán thì cụ ở đâu? Thế nên chỉ còn cách hạ cây phượng.

Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì. Cụ chậm rãi ra sau cây phượng và nghe hết cả. Cụ lặng lẽ về nhà, trằn trọc suy nghĩ. Mệt mỏi, cụ thiếp đi. Trong giấc mơ, cụ

thấy cây phượng đã bị chặt, chỉ còn một khoảng trời nắng chõi loá, nhức nhối. Cụ giật mình choàng dậy, bật đèn, tìm cây bút và tờ giấy trắng viết đơn xin hiến nhà để mở rộng mặt đường.

Hè năm ấy, cây phượng ra hoa nhiều lắm, màu hoa đỏ rực. Lũ trẻ rủ nhau hải một cảnh hoa phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão. Cụ Tạo run run nhận món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa từ tay bọn trẻ. Lòng cụ thanh thản vì đã làm được một việc có ích.

Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỞNG

Đọc hiểu

Các bạn nhỏ xóm Đông lo lắng điều gì?

Câu 26:
Tự luận

Vì sao khi nghe chuyện, cụ Tạo lại “Lặng lẽ về nhà” trằn trọc suy nghĩ?

Câu 27:
Tự luận

Cụ Tạo đã quyết định ra sao? Em có suy nghĩ gì về quyết định của cụ?

Câu 28:
Tự luận

Hình ảnh các bạn nhỏ rủ nhau hái một cành hoa phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão có ý nghĩa như thế nào? Hãy dự đoán cuộc trò chuyện của các bạn với cụ.

Câu 29:
Tự luận

Chủ đề của câu chuyện Cây phượng xóm Đông là gì?

Câu 30:
Tự luận

Giới thiệu trước lớp một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc nói về tình đoàn kết.

Gợi ý

- Câu chuyện bó đũa

- Nhưng mẩu chuyện tinh thần đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Yên Ngọc Trung, Trần Văn Kim)

- Tớ tôn trọng sự khác biệt (Hi-rô-nô-ri Na-ka-ga-oa)

Câu 31:
Tự luận

Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu:

a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ,..) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

b) Tác phẩm đó có ý nghĩa gì?

Câu 32:
Tự luận

Bài đọc 4: Tiếng ru

* Nội dung của bài Tiếng ru: Bài thơ là những lời ru của mẹ ru giấc ngủ cho bé, trong những lời ru ấy có lồng ghép những sự vật, hiện tượng sinh động. Quan trọng hơn cả, lời ru ấy cũng là lời nhắn nhủ, gửi gắm vào người con phải biết yêu thương trân trộng quê hương đất nước

Tiếng ru

Con ong làm một, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chi, yêu người anh em.

Một ngôi sao, chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

Một người – đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tần mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chẽ đất thấp, núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chẽ sông nhỏ, biển đầu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con thăng ngày.

Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

TỐ HỮU

Đọc hiểu

Bài thơ là lời của ai, nói với ai, khi nào?

Câu 33:
Tự luận

Tìm những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự gắn bó của các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

Câu 34:
Tự luận

Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ “Một người – đâu phải nhân gian? / Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi”?

Câu 35:
Tự luận

Tình thương yêu và niềm hy vọng cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Câu 36:
Tự luận

Xếp các đại từ xưng hô trong đoạn van sau vào nhóm phù hợp:

          Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?

HOÀNG QUỐC HẢI

- Từ chỉ người nói

- Từ chỉ người nghe

- Từ chỉ cả người nói, người nghe

- Từ chỉ người, vật được nhắc tới

Câu 37:
Tự luận

Các danh từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a) Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.

– Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.

Cháu đi học à?

– Thưa bác, vâng ạ.

Vừa lúc ấy, thang máy mở cửa. Cậu bé nhoẻn cười chào tôi rồi nhanh nhẹn rảo bước.

Theo NHẬT AN

b) – Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?

  – Để cho bà nghỉ thêm một lát, cậu bé ạ! Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được.

Theo HẢI NGÂN

c)    – Chủ nhật này, ai muốn đi chợ phiên với bố mẹ nào?

       – Con ạ! – Páo nhanh nhảu đáp – Còn bao nhiều ngày nữa thì đến chợ phiên, bố nhỉ?

– Còn năm ngày nữa.

HÀ AN VIÊN

Câu 38:
Tự luận

Trao đổi về cách xưng hô:

a) Hãy nêu một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp mà em biết.

b) Nếu bạn xưng hô với em chưa phù hợp, em nên làm gì?

Câu 39:
Tự luận

Viết ý kiến của em về 1 trong 2 hiện tượng (vấn đề) sau:

a) Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp.

b) Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới.

Câu 40:
Tự luận

Chia sẻ ý kiến và thảo luận về các hiện tượng (vấn đề) được nêu trên.

Gợi ý

Ý kiến của em về một hiện tượng hoặc vấn đề:

- Nếu hiện tượng (hoặc vấn đề) em muốn trao đổi ý kiến.

- Trình bày ý kiến của em (hiện tượng đó đúng hay sai, nên có thái độ như thế nào,...

- Em có những lí do gì để khẳng định ý kiến của mình?

- Ý kiến và lí do của em có gì giống hay khác với bạn?

- Em có nghĩ là mình đúng, còn bạn sai không? Vì sao?

Câu 41:
Tự luận

Tự đánh giá

A. Đọc và làm bài tập 

Bài ca loài kiến

Một, hai, ba

Não minh ghé vai

Bước đều bước,

Chúng ta về tổ

Khuân vác nặng

Chẳng ai than khổ

Vì việc chung

Có bạn có tôi.

Dù đường xa

 Lưng ướt mồ hôi

Dù gặp nước

Bước chân bì bõm

 Dù leo trèo

Sẩy chân rơi tõm

 Dù gió mưa

Một mỗi thế nào.

Bài ca loài kiến

 Mỗi đứa mình

                                                    Là một ngôi sao

Ai cũng mạnh

Như là lực sĩ

Ở bên nhau

Chúng ta chăm chỉ

Việc khó mấy

Chung sức là xong.

Thử thách lớn

Xin chớ sờn lòng

Hò dô ta

Nắm tay chặt nhé

          Bắc thang cao

                                                 Chúng ta mạnh mẽ

          Xây cầu dài

                                                  Bằng suối vượt sông.

HUỲNH MAI LIÊN

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 1: Bài thơ nói lên những đặc điểm nào của loài kiến? Tìm các ý đúng:

a) Chịu thương, chịu khó

b) Tự tin, nghị lực

c) Đoàn kết một lòng

d) Tốt bụng, thương người

Câu 42:
Tự luận

Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ? Tìm các ý đúng:

a) Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của loài kiến.

b) Ngạc nhiên trước khả năng đặc biệt của loài kiến.

c) Thú vị trước những phát hiện của mình về loài kiến.

d) Khuyên người ta đoàn kết, chăm chỉ, nghị lực như loài kiến.

Câu 43:
Tự luận

Nhịp điệu vui tươi của bài thơ được tạo ra bằng cách nào? Tìm ý đúng:

a) Tạo ra nhiều hình ảnh so sánh.

b) Tạo ra nhiều hình ảnh nhân hoá.

c) Xen kẽ đều đặn các dòng thơ 3 tiếng và 4 tiếng.

d) Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa và đa nghĩa.

Câu 44:
Tự luận

Tìm trong khổ thơ thứ nhất 2 từ dùng để xưng hô (đại từ hoặc danh từ)

Câu 45:
Tự luận

Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và sao em thích?

Câu 46:
Tự luận

Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Câu 47:
Tự luận

Em cần cố gắng thêm về mặt nào