Bài 9: Cấu tạo của vỏ Trái Đất. Động đất và núi lửa
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái
A.Rắn chắc.
B.Quánh dẻo.
C.Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.
D.Quánh dẻo đến lỏng.
Trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến lỏng là đặc điểm của lớp
A. vỏ Trái Đất
B.lớp trung gian.
C.lõi Trái Đất.
D.vỏ lục địa.
Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở
A.vỏ Trái Đất.
B.lớp trung gian.
C.thạch quyển.
D.lõi Trái Đất.
Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành
A.các dãy núi ngầm.
B.các dãy núi trẻ cao.
C.đồng bằng.
D.cao nguyên.
Các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi
A.hai địa mảng xô vào nhau.
B.hai địa mảng được nâng lên cao.
C.hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
D.hai địa mảng tách xa nhau.
Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?
A.bão, dông lốc.
B.lũ lụt, hạn hán.
C.núi lửa, động đất.
D.lũ quét, sạt lở đất.
Đâu là mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất?
A.Mảng Bắc Mĩ.
B.Mảng Phi.
C.Mảng Á – Âu.
D.Mảng Thái Bình Dương.
Lục địa là
A.phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất và các đảo, quần đảo.
B.phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất, có các đại dương bao bọc, không bao gồm các đảo và quần đảo.
C.phần đất liền rộng lớn, gồm các đảo, quần đảo và bộ phận thềm lục địa bị chìm dưới nước biển.
D.gồm các quần đảo và hòn đảo lớn nhỏ trên bề mặt Trái Đất.
Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?
A.Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
B.Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
C.Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
D.Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.
Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất
A.Là lớp trong cùng của Trái Đất.
B.Có độ dày lớn nhất.
C.Nhiệt độ cao nhất.
D.Vật chất ở trạng thái rắn.
Cho bản đồ:
Cho biết hai địa mảng nào xô vào nhau?
A.Mảng Nam Mĩ và mảng Phi.
B.Mảng Phi và mảng Nam Cực.
C.Mảng Phi và mảng Á – Âu.
D.Mảng Nam Cực và mảng Ấn Độ.
Địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?
A.Mảng Bắc Mĩ.
B.Mảng Thái Bình Dương
C.Mảng Nam Mĩ.
D.Mảng Phi.
Tên một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới
A.Đại Tây Dương
B.Thái Bình Dương
C.Ấn Độ Dương
D.Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
Năm 1815, núi lửa nào ở In-đô-nê-xi-a đã làm 70 nghìn người chết?
A.Tam-bô-ra.
B.Gia-va.
C.Phan-xi-păng
D.E-vơ-rét.
Đâu không phải hệ quả do núi lửa gây ra?
A.Vùi lấp các vùng dân cư.
B.Thiệt hai về con người.
C.Thiệt hại về tài sản.
D.Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là
A.Thái Bình Dương.
B.Địa Trung Hải.
C.Ấn Độ Dương.
D.Đại Tây Dương.
Sản phẩm của phun trào núi lửa là gì?
A.Dung nham.
B.Măcma.
C.Đất đá.
D.Tro bụi.
Động đất xảy ra do
A.các mảng kiến tạo dịch chuyển.
B.các trận bão lớn gây ra.
C.sóng thần.
D.trục Trái Đất nghiêng.
Khi đang xảy ra động đất, hành động nào sau đây không phù hợp?
A.Không đi cầu thang máy.
B.Chui xuống gầm bàn.
C.Trú ẩn ở góc nhà.
D.Tìm cách chạy ra khỏi nhà.
Hiện tượng nào sau đây không phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất?
A.Sự va chạm của các núi băng trôi trên đại dương.
B.Sự hoạt động của núi lửa.
C.Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
D.Sự di chuyển của các mảng kiến tạo.
Đất đỏ ba dan màu mỡ được hình thành do quá trình phong hóa các sản phẩm phun trào của núi lửa, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su,...) tập trung ở những khu vực nào nước ta?
A.Miền núi Tây Bắc.
B.Đồng bằng sông Cửu Long.
C.Đồng bằng sông Hồng.
D.Tây Nguyên.
Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vực gần núi lửa cần
A.gia cố nhà cửa thật vững chắc.
B.nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực.
C.chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa.
D.đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài.
Núi lửa và động đất là hệ quả của
A.sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B.lực Cô-ri-ô-lít.
C.sự di chuyển của các địa mảng.
D.sự chuyển động của Trái Đất quanh trục.